PGS.TS Đặng Văn Bài: Cần giúp công chúng hiểu về những thông điệp văn hoá mà người xưa muốn truyền lại qua lễ hội

TRỌNG VŨ
Trò chuyện với TG&VN nhân mùa lễ hội, PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia cho rằng, thay vì chỉ du Xuân hay lễ cầu, cần giúp cho công chúng hiểu được những thông điệp văn hóa mà người xưa muốn truyền lại...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia.
PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia.

Sau hai năm hoạt động lễ hội Xuân phải dừng lại vì Covid-19, ông nhận xét gì về không khí mùa lễ hội năm nay?

Qua các phương tiện thông tin đại chúng và cá nhân trải nghiệm, tôi nhận thấy mùa lễ hội Xuân Quý Mão có sự sôi nổi đặc biệt, sau một thời gian dài phải cách ly và hạn chế đi lại vì dịch bệnh.

Hơn nữa, mùa Xuân luôn là mùa đẹp nhất trong năm. Lúc này nhịp điệu sinh học của muôn vật và con người đều phơi phới niềm tin, suy nghĩ về những cái đã qua và khát vọng về năm mới với nhiều điều tốt lành. Một điều thuận lợi cho công tác tổ chức lễ hội năm nay là thời tiết Xuân rất đẹp, lòng người thì được “cởi trói”.

Các lễ hội Xuân ở ta, dù đã có từ lâu đời, nhưng không bao giờ nhàm chán, vẫn say đắm lòng người và cuốn hút như vậy.

Ông cho rằng sức sống mãnh mẽ ấy là do đâu?

Lễ hội Xuân đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nước ta, bởi vì nó biểu hiện sinh động nhất, cụ thể nhất tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó, có việc tri ân tổ tiên và tưởng nhớ người có công với đất nước cũng như ôn lại những bài học lịch sử, từ đó có những hành xử đúng trong đời sống xã hội.

Lễ hội cũng là hình thức sinh hoạt văn hoá tổng hợp mang tính tập thể cao, cho nên nó được đón nhận của đông đảo công chúng, thoả mãn được nhu cầu sinh hoạt văn hoá trong toàn xã hội.

Tôi cho rằng, sức sống mạnh mẽ của lễ hội biểu hiện ở tính linh thiêng ở trong các nghi thức nghi lễ kết hợp cùng phần hội, đua tài của người tham gia lễ hội.

Đặc biệt, để tín ngưỡng dân gian có thể duy trì lâu bền thì cha ông ta đã sáng tạo những thiết chế tín ngưỡng gồm đền, chùa, miếu theo nguyên tắc nguyên thủy bao giờ cũng là không gian rộng, kiến trúc đẹp và phản ánh nét văn hoá đặc trưng của nước ta với nhiều nét khác biệt với các quốc gia dân tộc khác.

Những năm trước đây, cứ đến mùa lễ hội, câu chuyện ứng xử văn hoá lại nóng trên các diễn đàn truyền thông. Vậy những hình ảnh tiêu cực ấy đã được cải thiện như thế nào gần đây, theo ông?

Chúng ta phải khẳng định về bản chất, lễ hội không có tội gì cả, tất cả hành vi tiêu cực đều là do con người thôi. Về phía cộng đồng chưa hiểu biết thấu đáo, chưa nhận thức rõ bản chất văn hoá của lễ hội và phía quản lý cũng chưa có những giải pháp để vừa duy trì được nét đẹp văn hoá ấy vừa thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá lành mạnh của người dân.

Có thể thấy, các hiện tượng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, thu tiền vụ lợi… gần đây đã giảm bớt đi nhiều.

Theo tôi, thời gian qua, hai cơ quan là Cục Di sản văn hoá và Cục Văn hoá cơ sở của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thể hiện sự “dấn thân” nhiều hơn và liên tục có những điều chỉnh trong quy tắc ứng xử trong lễ hội.

Đặc biệt, Cục Di sản văn hoá đã đưa một số lễ hội tiêu biểu ở địa phương vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trong đó có tiêu chí lễ hội ấy phải có giá trị văn hoá sâu sắc và được tổ chức, bảo tồn phát huy tốt.

Tôi cũng biết Cục Di sản văn hoá đang chuẩn bị dự thảo Nghị định về bảo vệ và phát huy văn hoá phi vật thể. Các nỗ lực này đang giúp cho công tác tổ chức lễ hội ngày càng tích cực hơn.

Theo xu hướng điều chỉnh hoạt động của lễ hội, không ít phong tục truyền thống đã bị hạn chế và không tổ chức. Mới đây, nhiều người dân đã tỏ ra tiếc nuối không được cướp phết tại Hội cướp phết Hiền Quang (xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, Phú Thọ) năm nay, thậm chí còn nói “lễ hội không còn vui”. Ông suy nghĩ gì điều này?

Tôi nghĩ, đối với những phong tục đã lưu truyền lâu đời thì trước hết chúng ta phải trân trọng nó, muốn đổi mới thì cẩn trọng, suy xét. Các phong tục chỉ nên thay đổi dựa trên các căn cứ: nhu cầu cộng đồng, nghiên cứu bản chất của tập tục và tạo được đồng thuận cao trong cộng đồng.

Nếu các tập tục chưa hay thì chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ, chắt lọc, “gạn đục khơi trong” để có thể duy trì và từng bước làm cho nó tốt lên. Theo tôi, làm gì cũng phải “ý Đảng hợp lòng dân” mới tạo thành sức mạnh.

Vậy cần làm gì để cộng đồng hiểu sâu sắc hơn về giá trị văn hoá của truyền thống lễ hội, thưa ông?

Chúng ta phải tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ, nhưng cũng cần hiểu rằng dù hạn chế bớt những tiêu cực, đời sống thực tế sẽ còn nảy sinh những tiêu cực khác và các biện pháp quản lý cần phải điều chỉnh theo sự biến đổi của thực tiễn.

Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng về lễ hội rất quan trọng. Chúng ta phải có một chương trình tuyên truyền thường xuyên, hiệu quả hơn nữa, dàn trải trong cả năm chứ không chỉ rầm rộ vào dịp đầu Xuân, với sự phối hợp của nhiều cơ quan và các bộ ngành.

Thay vì chỉ du Xuân hay lễ cầu, thì cần giúp cho công chúng hiểu được thông điệp văn hoá mà người xưa muốn truyền lại cho thế hệ sau qua các lễ hội. Tuy nhiên, để giá trị văn hoá ấy được sống thì thông điệp cũng phải gắn với thời đại ngày nay.

Chẳng hạn như, Lễ hội Đền Và là thông điệp về sự chung tay góp sức khắc phục thiên tai, chống hạn hán và lụt lội. Lễ hội Gióng biểu dương sức mạnh liên kết cộng đồng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung ca ngợi tình yêu, tinh thần hiếu lễ và thương nghiệp, giúp đất nước phồn vinh cũng gắn với bài học ngày hôm nay, hay mẫu Liễu Hạnh thì giáo dục tình mẫu tử và thông điệp bảo vệ thiên nhiên.

Lễ hội Đền Đồng Cổ lại mang thông điệp về việc làm quan thanh liêm, “trung với nước hiếu với dân” rất phù hợp với chủ trương chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Một chuyên gia Thụy Sỹ nói với tôi rằng họ chưa gặp ở đâu có hình thức báo hiếu cha ông độc đáo như Lễ hội Tiên Công và sẽ đưa gia đình đến Việt Nam để trải nghiệm.

Bởi vậy, chúng ta cần tận dụng những bài học quý ấy để giáo dục cho thế hệ sau, cũng như không ngừng nâng tầm giá trị văn hoá của lễ hội Việt Nam.

Trải nghiệm không gian văn hóa sáng tạo tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022

Trải nghiệm không gian văn hóa sáng tạo tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022

Tối 11/11, tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022 đã chính thức ...

Hội thảo Văn hóa 2022: ‘Khơi thông’ nguồn lực phát triển văn hóa

Hội thảo Văn hóa 2022: ‘Khơi thông’ nguồn lực phát triển văn hóa

Hội thảo Văn hóa 2022 được kỳ vọng sẽ có những kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn, từ đó ...

Hội thảo Văn hóa 2022: Kiến nghị 9 nhóm chính sách, thể chế và 7 giải pháp cần thực hiện ngay để chấn hưng nền văn hóa

Hội thảo Văn hóa 2022: Kiến nghị 9 nhóm chính sách, thể chế và 7 giải pháp cần thực hiện ngay để chấn hưng nền văn hóa

Phát biểu kết luận Hội thảo Văn hóa 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, hoàn thiện thể chế chính sách, khơi ...

Bắc Giang tổ chức họp báo Lễ khai hội xuân và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023

Bắc Giang tổ chức họp báo Lễ khai hội xuân và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023

Sáng ngày 10/01/2023, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức họp báo Lễ khai hội xuân và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch ...

Mùa lễ hội năm 2023: Cục Văn hóa cơ sở đưa ra nhiều cảnh báo và các biện pháp quản lý nhà nước

Mùa lễ hội năm 2023: Cục Văn hóa cơ sở đưa ra nhiều cảnh báo và các biện pháp quản lý nhà nước

Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đề nghị các Sở tập trung tăng cường thực hiện các biện ...

(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động