TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam đăng cai Hội nghị Bất động sản quốc tế | |
Khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Tĩnh |
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp Ngân hàng tiết kiệm nhà ở Bausparkasse Schwabisch Hall AG (BSH), Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm nhà ở”.
Hội thảo tập trung phân tích, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp các cơ quan Bộ, ngành, các Hiệp hội bất động sản và công chúng hiểu thêm về các quy định pháp lý về tiết kiệm nhà ở theo Luật Nhà ở 65/2014/QH13 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ; qua đó giúp Ngân hàng Chính sách xã hội đưa ra các giải pháp hữu hiệu về tiết kiệm cho vay nhà ở tại Việt Nam.
Theo ông Dương Quyết Thắng – Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, hiện nhu cầu nhà ở xã hội tại Việt Nam là rất lớn. Theo tính toán của Bộ Xây Dựng, từ nay đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5m2/người) và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700 nghìn căn hộ.
Vì vậy, phát triển nhà ở được coi là nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế mà còn là nhiệm vụ chính trị trong việc đảm bảo nhu cầu cơ bản cho người dân về chỗ ở và thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam.
Ông Jorg Ruger – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cho biết, không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh hay Berlin, giá cả nhà ở đang tăng rất nhanh trong những năm qua. Không tìm được nhà ở thật sự là vấn đề của nhiều gia đình.
Toàn cảnh Hội thảo ngày 21/11. (Ảnh: H.M) |
Có rất nhiều công cụ để Chính phủ có thể khắc phục tình trạng này. Một trong những công cụ có thể giúp người dân trong tình hình này là hệ thống tiết kiệm và cho vay nhà ở, gọi tắt là tiết kiệm nhà ở. Tại Đức, hệ thống này đã rất thành công đối với các hộ gia đình có thu nhập trung bình và giúp họ mua được nhà ở ổn định.
Ông Michael Dorner, Giám đốc các dự án Hợp tác quốc tế của BSH đã chia sẻ kinh nghiệm của BSH về cho vay tiết kiệm nhà ở và những khuyến nghị cho Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Theo đó, nguồn vốn huy động của BSH là từ đóng góp của người lao động thông qua hợp đồng tiết kiệm. Khách hàng có nhu cầu nhà ở trong tương lai thỏa thuận với BSH về mức tiền tiết kiệm và thực hiện tiết kiệm hàng tháng với lãi suất cố định. Khi đã tiết kiệm được tối thiểu 50% giá trị nhà ở cần mua, khách hàng được vay 50% còn lại với lãi suất thấp, cố định đã thỏa thuận khi ký hợp đồng tiết kiệm.
Theo các chuyên gia của Đức, quyết định thành công của mô hình BSH là tạo và duy trì được niềm tin của nhân dân đối với hệ thống Quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở. Và để đạt được yếu tố then chốt này Chính phủ xây dựng khung pháp lý đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ thống. Theo đó, quy định các hoạt động tiết kiệm được làm và các hoạt động đầu tư rủi ro tuyệt đối không được làm. Đồng thời, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ khuyến khích người gửi tiết kiệm nhà ở.
Lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội 4,8%/năm Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 630/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính ... |
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 5% Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo ... |
Lạc quan về thị trường bất động sản nhà ở tại Việt Nam Theo bà Regina Lim, Giám đốc Bộ phận Thị trường vốn, Công ty nghiên cứu bất động sản toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL), 9 ... |