Đức 'đau đầu' trước sức ép phải 'xóa sổ' Dòng chảy phương Bắc 2

Văn Đỉnh
Tại cuộc gặp mới đây tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như không thể thuyết phục Thủ tướng Đức Olaf Scholz khép lại dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 2 với Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đức chịu nhiều sức ép vì đường ống dẫn khí đốt của Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden họp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Nhà Trắng ngày 7/2. (Nguồn: AP)

Trong những tháng gần đây, Đức gánh chịu áp lực rất lớn vì dự án Dòng chảy phương Bắc 2 và sức ép này ngày càng gia tăng theo căng thẳng Nga-Ukraine.

Thậm chí, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từ chối gặp Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, vì Berlin không chịu chấm dứt dự án đường ống dẫn khí đốt này với Nga.

Áp lực lớn từ Mỹ

Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức, Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi sẽ xóa sổ Dòng chảy phương Bắc 2, nếu quân đội Nga vượt qua biên giới Ukraine. Tôi hứa đây không phải là lời nói suông”.

Đồng thời, ông Biden cũng trấn an việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu không có gì đáng ngại và khẳng định Mỹ sẽ sát cánh với đồng minh nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu về khí đốt của các nước châu Âu.

Trong khi giới báo chí chờ đợi xem phản ứng của Thủ tướng Đức có quyết liệt như vậy không, thì ông Scholz chỉ thống nhất với Mỹ về các lệnh trừng phạt, mà không nói gì về việc Dòng chảy phương Bắc 2 có bị đe dọa hay không.

Thủ tướng Đức có đưa ra tuyên bố: “Berlin sẵn sàng chấp nhận cái giá cho những bước đi tiếp theo, nước Nga có thể sẽ phải hứng chịu những lệnh trừng phạt rất mạnh mẽ”.

Thượng nghị sĩ Mỹ Mitch McConell tiết lộ rằng trong cuộc trao đổi với các nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Thủ tướng Đức có cam kết rằng nếu tình hình Ukraine leo thang, thì sẽ không khởi động dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Đức Annalena Berbock mới đây cũng có chuyến thăm tới Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky đã hủy cuộc gặp đã được lên kế hoạch trước đó với Ngoại trưởng Đức.

Lý giải về sự việc này, hãng tin CNN đưa ra hai nguyên nhân lớn. Một là, Đức không đưa ra cam kết đóng băng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 nếu xảy ra xung đột Nga-Ukraine. Hai là, Đức từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Một nguồn tin của CNN cho biết nhiều nước Đông Âu và cả Kiev đang bàn tán rằng Đức thể hiện mình là đồng minh của Nga nhiều hơn là đồng minh của phương Tây. Đáp lại, dư luận Đức khẳng định những thông tin như vậy không đáng tin cậy.

Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN, ông Scholz tuyên bố: “Đức và Mỹ là hai nhà tài trợ lớn nhất của Ukraine. Từ năm 2014, Đức đã chi viện cho Ukraine hơn 2 tỷ USD”.

Đức chịu nhiều sức ép vì đường ống dẫn khí đốt của Nga
Mỹ đang cố thuyết phục Đức khép lại dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 với Nga. (Nguồn: AIF)

Điều không tưởng

Hiện Ủy ban châu Âu (EC) đang đàm phán với Mỹ để tìm nguồn cung khí đốt thay thế cho Nga. Trong các phương án đưa ra có khí đốt của Mỹ, Ai Cập, Algeria và Qatar.

Đại diện Phái đoàn thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov cho rằng riêng mình Mỹ sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu khí đốt của châu Âu. Bởi tại Mỹ, khí đốt là lĩnh vực được tư nhân hóa, khi giá khí đốt ở châu Á cao hơn, thì nguồn khí đốt của Mỹ sẽ đổ về châu Á và lượng khí đốt sang châu Âu sẽ giảm đi. Điều này từng xảy ra vào năm ngoái.

Trong khi đó, Qatar và các nước khác đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho các đối tác khác nhiều năm tiếp theo. Vì vậy, châu Âu sẽ không có nhiều lựa chọn để tăng lượng khí đốt nhập khẩu.

Chính vì vậy, ông Vladimir Chizhov cảnh báo việc thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga ở châu Âu là điều không tưởng.

"Một khi, châu Âu không dùng khí đốt của Nga, chỉ có một cách là chuyển sang dùng củi khô, như vậy, thì còn nói gì đến những nguyên tắc 'xanh, sạch vì môi trường' nữa”, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Với phương án dự trữ khí hóa lỏng, giới phân tích cũng nhận định thứ này không giống như dầu mỏ mà có thể cất giữ trong bể chứa để chờ sử dụng được.

Giám đốc Quỹ phát triển năng lượng Nga Sergei Pikin chia sẻ: “Khí hóa lỏng phải được tiêu thụ ngay sau khi sản xuất. Nếu cơ cấu thương mại khí đốt trên thế giới bị thay đổi một cách đột ngột, thì sẽ dẫn tới sụp đổ giá cả trên sàn giao dịch nguyên liệu. Kỷ lục gần 2.000 USD/1000m3 khí của tháng 12/2021 sẽ lại nở rộ như hoa”.

Bàn về vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định: “Muốn hay không, Dòng chảy phương Bắc 2 đã từ lâu trở thành phương tiện để gây sức ép đối với Nga".

Ví các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga màn ảo thuật lôi ra từ trong mũ một con thỏ, rồi lại biến chúng thành cái khăn, Thứ trưởng Ngoại giao Nga mỉa mai: “Có ai biết được rằng cả con thỏ và cái khăn đều đã có ở đó, thế nhưng tất cả đều lấy làm mãn nguyện. Tất cả lại cùng nhau ăn kem và bỏng ngô. Thật hết sức là nực cười, nếu như không nói là đáng buồn”.

Gác lại Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ cùng Bộ tứ khẳng định ưu tiên an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Gác lại Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ cùng Bộ tứ khẳng định ưu tiên an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngày 9/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Australia gặp các đồng minh nhóm Bộ tứ (Quad) để tập trung giải quyết các thách ...

Năng lượng châu Âu: Đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga!

Năng lượng châu Âu: Đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga!

Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu hiện tại cho thấy cả Mỹ và các đồng minh xuyên Đại Tây Dương cần tăng cường hợp ...

(theo AIF)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Báo TG&VN giới thiệu phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ ...
XSMB 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 9/5/2024. dự đoán XSMB 9/5/2024

XSMB 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 9/5/2024. dự đoán XSMB 9/5/2024

XSMB 9/5 - SXMB 9/5. Trực tiếp xổ số miền Bắc 9/5/2024. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 5. xổ số ...
XSMT 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 9/5/2024. SXMT 9/5/2024

XSMT 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 9/5/2024. SXMT 9/5/2024

XSMT 9/5 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 9/5/2024. xổ số hôm nay 9/5/2024. xổ số miền Trung thứ 5. SXMT 9/5. KQXSMT thứ 5
XSMN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 9/5/2024. xổ số hôm nay 9/5

XSMN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 9/5/2024. xổ số hôm nay 9/5

XSMN 9/5 - Kết quả xổ số ngày 9 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 9/5/2024. XSMN thứ 5. xổ số hôm nay 9/5. xo so ...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy ...
Kiều bào chung sức đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn

Kiều bào chung sức đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn

Nhận thức sâu sắc được vai trò đối với sự phát triển TP. Hồ Chí Minh, cộng đồng doanh nhân và trí thức kiều bào đã chia sẻ nhiều ý ...
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Australia thắt chặt việc bảo vệ bí mật quân sự, trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang mở rộng do AUKUS.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Phiên bản di động