Đức lo lắng cho mùa Đông sắp tới

Thảo Đình
Bất chấp mùa Hè nóng bức, nhiều người ở Đức đang bận tâm về mùa Đông sắp tới...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đức lo lắng cho mùa Đông sắp tới
Các phương tiện truyền thông đang nói nhiều về một mùa Đông lạnh giá sắp tới. (Nguồn: DW)

Với lượng dự trữ khí đốt thấp, trời có thể khá lạnh, và trời sẽ lạnh hơn, nếu cuộc chiến đang hoành hành ở biên giới phía Đông của châu Âu kéo dài.

Những ngày này, nước Đức đang toát mồ hôi khi nhiệt độ thường xuyên vượt ngưỡng 30oC vào ban ngày. Thường những lúc như vậy, chẳng ai nghĩ đến mùa Đông, vì nó vẫn còn rất xa. Nhưng, theo biên tập viên kinh tế cao cấp Henrik Böhme của DW thì mùa Hè năm nay ở Đức không bình thường.

Trong khi châu Âu liên tục ủng hộ tài lực, vật lực Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga, "lục địa già" cũng chật vật đối phó với nguồn cung khí đốt từ Moscow sụt giảm, khi bị xem là các quốc gia "không thân thiện". Từ tháng 3 năm nay, khí đốt tự nhiên từ Nga chảy sang cho Áo đột ngột giảm, sau đó tới Italy nhận được ít khí đốt hơn. Tổng thể, lượng khí đốt Nga vận chuyển đến Tây Âu thông qua Ukraine giảm đáng kể.

Đức cũng chịu chung gánh nặng. Gần đây, tuyến vận chuyển quan trọng – Dòng chảy phương Bắc 1 trên Biển Baltic - hoạt động chưa được một nửa công suất. Nga tuyên bố điều này là do một tuabin đã được bảo dưỡng ở Canada và chưa được gửi trở lại vì các lệnh trừng phạt kinh tế.

Vâng, bây giờ nó sẽ được chuyển trở lại sau khi các quy tắc trừng phạt bị bẻ cong. Điều đó có nghĩa là Nga không còn lý do bị giảm nguồn cung cho Đức. Nhưng câu trả lời thực sự sẽ đến sớm.

Vài ngày qua, Dòng chảy phương Bắc 1 đã ngừng hoạt động hoàn toàn để bảo trì thường xuyên theo lịch trình. Nhưng liệu khí đốt có một lần nữa đến đầu phía Tây của đường ống?

Nếu không có gì chảy qua thì đó sẽ là một mùa Đông đầy khó khăn cho phần lớn châu Âu. Tại Đức, các cơ sở lưu trữ khí đốt hiện chỉ đầy 65%. Điều này có thể dẫn đến một biến động kinh tế to lớn, vì lục địa này không thể thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga bằng các nhà cung cấp khác, đặc biệt là ở mức giá như Nga.

Tin liên quan
'Nhắc nhẹ' vụ tuabin khí, Tổng thống Nga Putin phát cảnh báo không vui với châu Âu

Mô hình kinh doanh thành công của Đức trong những thập kỷ trước dựa vào việc nhập khẩu năng lượng giá rẻ, cụ thể là dầu và khí đốt từ Nga. Bất kỳ ai đặt câu hỏi về hệ thống này thường bị bỏ qua.

Vào tháng 9/2018 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã nói với Đức rằng "hãy nhìn vào gương". Ông cho biết Đức sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng của Nga, nếu không thay đổi hướng đi ngay lập tức. Đổi lại, ông chỉ nhận được cái lắc đầu từ phái đoàn Đức, dẫn đầu là Ngoại trưởng lúc bấy giờ là Heiko Maas.

Sau đó, khi người Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, nhiều người Đức nghi ngờ một thủ đoạn kinh tế. Nhiều người nghĩ người Mỹ muốn bán dầu đá phiến của họ.

Giờ đây, Bộ trưởng Kinh tế Đức phải cầu cạnh mua hàng của Washington; trong khi người dân Đức từ chối sản xuất dầu đá phiến trong nước vì không muốn làm hại môi trường. Mặc dù thực tế là lượng khí đốt tự nhiên được sản xuất theo cách này sẽ đủ để họ tự cung tự cấp trong hai năm.

Đức cũng đang nhập khẩu than trở lại, phần lớn là từ Colombia; và cũng đang thảo luận kéo dài thời gian hoạt động của ba nhà máy điện hạt nhân còn lại trong nước.

Với tất cả những gì đang diễn ra, chính phủ liên bang, các bang và chính quyền địa phương đang cần mẫn lên kế hoạch khẩn cấp cho mùa Thu và mùa Đông. Thật không may, những sai lầm chính sách không thể được sửa chữa nhanh được.

Các phương tiện truyền thông đang nói nhiều về một mùa Đông lạnh giá sắp tới. Tất nhiên, điều kiện thời tiết rất quan trọng. Một mùa Đông lạnh thực sự sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng, trong khi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cũng có thể gây ra gián đoạn nguồn cung.

Gazprom 'đòi' công ty của Đức hoàn lại tuabin khí bảo dưỡng tại Canada

Gazprom 'đòi' công ty của Đức hoàn lại tuabin khí bảo dưỡng tại Canada

Gazprom cho biết đã gửi yêu cầu chính thức đến tập đoàn Siemens để nhận các giấy tờ cần thiết cho việc xuất khẩu tuabin ...

Đức: Không ai ở châu Âu có thể ra lệnh cho Ukraine; trận chiến ở Donbass sắp tới bước ngoặt?

Đức: Không ai ở châu Âu có thể ra lệnh cho Ukraine; trận chiến ở Donbass sắp tới bước ngoặt?

Trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Donbass, các binh sĩ của Donetsk đã giành được lợi thế quân sự và có thể tiến tới ...

Đọc thêm

Tìm thấy hóa thạch hé lộ 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

Tìm thấy hóa thạch hé lộ 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

Hóa thạch gần hoàn chỉnh của loài cá mập Ptychodus vừa được tìm thấy tại Mexico đã cung cấp những thông tin chưa từng được biết đến.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con ...
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động