Đức tăng cường vai trò an ninh trên thế giới

Sách Trắng Quốc phòng mới của Đức nhấn mạnh, nước này sẵn sàng “hỗ trợ giải quyết các thách thức an ninh và nhân đạo hiện hành và trong tương lai”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
duc tang cuong vai tro an ninh tren the gioi Đức cảnh báo nguy cơ các vụ tấn công khủng bố
duc tang cuong vai tro an ninh tren the gioi Nhật - Mỹ nhất trí hợp tác về Brexit, an ninh hàng hải

Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thế giới luôn nhìn nhận Đức như là “một gã khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là một chú lùn về chính trị”, nhất là bởi quốc gia này thường khá do dự với việc thể hiện sức mạnh quân sự trong các cuộc xung đột trên toàn cầu. Đây là hình ảnh mà quốc gia đông dân nhất châu Âu này đang muốn thoát khỏi, khi Đức ngày càng có vai trò lớn hơn về mặt quốc phòng trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Bên cạnh đó, thế giới và những mối đe dọa ngày nay khác hoàn toàn so với 10 năm trước, thời điểm Chính phủ Đức đặt ra những nền tảng cơ sở cho chính sách an ninh trong Sách Trắng 2006. Thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin được xem là "đối tác gần gũi" của phương Tây và cũng chưa có IS hay nội chiến ở Syria và Libya. Ngày nay, bóng ma của một cuộc Chiến tranh Lạnh đã tràn tới châu Âu, IS nổ súng và đánh bom tại nhiều thủ đô phương Tây, trong khi hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đến châu Âu để thoát khỏi chiến tranh và bạo loạn.

Quá trình thay đổi

Mong muốn này, kết quả của cuộc tranh luận bắt đầu từ 20 năm trước, đã được thể hiện trong Sách Trắng Quốc phòng Đức sửa đổi, nội dung được đưa ra thảo luận trong cuộc họp Nội các ngày 13/7 vừa qua. Đây có thể coi là một bước ngoặt đáng kể của Đức, quốc gia bị gánh nặng tội lỗi thời phát xít và các vụ thảm sát người Do Thái ám ảnh, trong suốt nhiều năm qua đã phải rất hạn chế đưa quân đội ra nước ngoài.

Theo chuyên gia kinh tế Pháp Alain Minc, dự thảo Sách Trắng phản ánh một sự thay đổi quan trọng trong quan điểm của quốc gia thường xuyên bị chỉ trích là “một Thụy Sỹ lớn hơn”- phát triển thịnh vượng và đứng trung lập. Yếu tố quá khứ của Đức đã nuôi dưỡng một chủ nghĩa hòa bình mạnh mẽ ở đất nước này, song giới lãnh đạo Đức vẫn thường xuyên chịu nhiều chỉ trích của các nước đồng minh về việc không nỗ lực trong giải quyết các điểm nóng khủng hoảng, thiếu những cam kết quân sự toàn diện và ưa chuộng chính sách ngoại giao “thông qua những tấm séc”.

duc tang cuong vai tro an ninh tren the gioi
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen phát biểu trong cuộc họp báo về Sách Trắng quốc phòng tại thủ đô Berlin. (Nguồn: FT)

Đến năm 1994, Tòa án Tối cao mới cho phép Đức tham gia thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài. Đức đã bắt đầu điều động quân đến các vùng có xung đột, từ các nước Balkan cho tới Afghanistan và Mali, song nước này cùng nhận nhiều sự chỉ trích vì đứng ngoài nhiều cuộc xung đột khác, đặc biệt là khi NATO can thiệp vào Libya hồi năm 2011.

Trong hai năm qua, Tổng thống Đức Joachim Gauck và Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen đã liên tục nói rằng Đức cần phải tham gia mạnh mẽ hơn trong các chiến dịch ở nước ngoài. Đức đã gia nhập liên minh quốc tế chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Mặc dù không tham gia với vai trò chiến đấu, song Đức đã đóng góp nhiều máy bay do thám Tornando, máy bay tiếp nhiên liệu trên không và các trang thiết bị. Đức, nhà xuất khẩu vũ khí lớn, cũng cung cấp vũ khí cho lực lượng Peshmerga của người Kurd để chiến đấu chống lại IS ở Iraq. Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Warsaw vừa qua, Đức là một trong số các nước cam kết sẽ đóng góp quân cho tiểu đoàn NATO đồn trú luân chuyển tại Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, bắt đầu năm 2017, một hoạt động nhằm thể hiện sự cứng rắn trước Nga.

Những điểm nổi bật của Sách Trắng

Sách Trắng 2016 nêu rõ, trên cơ sở ý nghĩa về kinh tế, chính trị và quân sự, Đức có trách nhiệm “tích cực tham gia tạo lập trật tự toàn cầu”, và “tầm nhìn trong chính sách an ninh của Đức là toàn cầu”. Điều này cũng đã được Tổng thống Đức Joachim Gauck, Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen và Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier nêu rõ tại Hội nghị An ninh Munich năm 2014 với sự khẳng định rằng "Đức phải đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trên thế giới, kể cả về mặt quân sự".

Điểm thứ hai nổi lên trong chính sách an ninh của Đức và được đề cập trong Sách Trắng 2016 là Berlin thực thi vai trò đầu tàu trong việc tìm kiếm giải pháp cho các cuộc khủng hoảng quốc tế mà không cần Mỹ. Trong vài năm qua, Đức đã nhiều lần thể hiện rõ chính sách này. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Đức cùng với Pháp lần đầu tiên đi đầu trong việc tìm kiếm giải pháp cho một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn mà hoàn toàn không có sự tham gia của Mỹ.

Sách Trắng 2016 cũng nhấn mạnh việc quân đội liên bang Đức sẽ can dự mạnh mẽ hơn cũng như đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các sứ mệnh giữ giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Để có thể đáp ứng được các nhiệm vụ ngày càng lớn, quân đội Đức sẽ được tăng cường cả về nhân lực và vật lực. Trong số các nhiệm vụ mới của quân đội liên bang có cả nhiệm vụ triển khai ở nội địa, trong đó quân đội cần sẵn sàng để có thể triển khai trong trường hợp xảy ra những vụ tấn công khủng bố quy mô lớn. Theo đó, lần đầu tiên quân đội sẽ phối hợp tổ chức diễn tập chống khủng bố cùng lực lượng cảnh sát Đức và hai bang Baden-Württemberg, Saarland.

duc tang cuong vai tro an ninh tren the gioi
Quân đội Đức sẽ được tăng cường cả về nhân lực và vật lực. (Nguồn:DW)

Sách Trắng 2016 cũng đặt “mục tiêu dài hạn” là thúc đẩy cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vốn vẫn bị coi là "hoạt động không hiệu quả", trong đó Chính phủ Đức sẽ nỗ lực giành một ghế ủy viên thường trực.

Những cam kết mới được đưa ra trong bối cảnh quân đội Đức hiện đang ở trong tình trạng nguồn ngân sách hạn hẹp và trang thiết bị kém hiệu quả. Lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh, ngân sách quốc phòng Đức được nâng lên và quân số cũng được bổ sung với kế hoạch tuyển thêm gần 20.000 người trong vòng 7 năm.

Để trấn an các đối tác quốc tế, Đức nhấn mạnh trong Sách Trắng Quốc phòng rằng họ sẽ tôn trọng các khuôn khổ của khu vực xuyên Đại Tây Dương và châu Âu. Sách Trắng có đoạn: “Đức hướng đến mục tiêu lâu dài là xây dựng một liên minh an ninh và quốc phòng châu Âu chung”. Hiện nay, điều này có nghĩa Đức sẽ sử dụng mọi biện pháp hợp tác quân sự phù hợp với các hiệp ước của EU và “củng cố ngành quốc phòng của châu Âu” thông qua các thỏa thuận, đặc biệt là với Pháp.

duc tang cuong vai tro an ninh tren the gioi EU sắp có chiến lược an ninh mới sau hơn 10 năm

Dự kiến hôm nay 28/6, EU sẽ công bố chiến lược an ninh đối ngoại mới cho liên minh nhằm thay thế Chiến lược An ...

duc tang cuong vai tro an ninh tren the gioi Châu Âu vẫn phải tiếp tục đối phó với nguy cơ khủng bố cao

Đây là lời cảnh báo mà Điều phối viên quốc gia Hà Lan về An ninh và Chống khủng bố (NCTV) Dick Schoof đưa ra ...

 

Hà An (tổng hợp)

Đọc thêm

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh ...
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Khoảng 50 chuyến bay nội địa và quốc tế ở Indonesia đã phải hoãn lại đến ngày hôm sau vì lý do an toàn bay do núi lửa phun trào.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động