Đụng độ Nga - Ukraine: Hạm đội Biển Đen thể hiện sức mạnh

Ukraine đang rất ngóng chờ Mỹ chuyển giao hai chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry đã qua sử dụng. Tuy nhiên, nếu Kiev có nhận được hai chiến hạm này và sử dụng đối đầu với Hạm đội Biển Đen của Nga, thì đó cũng chẳng phải là hành động để có được sự ngang sức ngang tài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh Căng thẳng Nga - Ukraine: Phép thử mạo hiểm
dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh ​Nga sẽ triển khai tên lửa S-400 tại Crimea

Nga đã triển khai tàu và máy bay chiến đấu để kiểm soát an ninh ở eo biển Kerch sau khi phải nổ súng ngăn chặn và bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine bị cáo buộc vi phạm lãnh hải Nga hôm 25/11. Nơi xảy ra đụng độ chính là “địa bàn” hoạt động của Hạm đội Biển Đen, huyền thoại của Hải quân Nga.

Lực lượng chiến lược

Là hạm đội mạnh nhất của hải quân Nga và là lực lượng chủ chốt bảo vệ lợi ích Nga ở Địa Trung Hải, Hạm đội Biển Đen đóng tại nhiều bến cảng khác nhau ở Biển Đen và duyên hải Biển Azov kể từ năm 1783. Căn cứ chính của nó từ thế kỷ thứ 18 đến nay là thành phố cảng Sevastopol (Crimea), nay thuộc Liên bang Nga.

dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh
Riêng Hạm đội Biển Đen đã được biên chế tới 6 tàu ngầm hạt nhân chiến lược (Nguồn: Mil.ru)

Trải qua nhiều thăng trầm sau khi Liên Xô tan rã, Hạm đội này trở thành một trong những đơn vị chiến lược của hải quân Nga. Đây là hạm đội có những vũ khí tối tân của Nga, từ những tuần dương hạm hạt nhân, tên lửa hành trình Kalibr, tàu ngầm hạt nhân chiến lược cho tới các máy bay chiến đấu hiện đại.

Với sự tan rã của Liên bang Xô-viết, Hạm đội Biển Đen trở thành mục tiêu tranh chấp giữa Nga và Ukraine, khi nhiều cơ sở vật chất của Hạm đội này nằm trên lãnh thổ thuộc Kiev quản lý. Theo thống kê của trang web globalsecurity.org, vào thời điểm Liên Xô tan rã, Hạm đội Biển Đen có khoảng từ 300 đến 635 chiến hạm và tàu ngầm và khoảng 70 nghìn binh sĩ. Ước tính tổng giá trị của Hạm đội Biển Đen, bao gồm tàu chiến và cơ sở vật chất, vào đầu năm 1992 là hơn 80 tỷ USD.

Sau nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến việc phân chia Hạm đội, tháng 5/1997, Nga và Ukraine mới giải quyết dứt điểm được việc phân chia Hạm đội Biển Đen khi Thủ tướng Nga Chernomyrdin và người đồng cấp Lazarenko ký 3 hiệp định liên chính phủ. Hai bên nhất trí phương thức phân chia Hạm đội và Ukraine chấp thuận cho Hải quân Nga thuê căn cứ ở Sevastopol. Theo thỏa thuận, số tàu chiến của hạm đội được chia đều cho hai nước, nhưng Nga đã đồng ý bỏ tiền mặt mua lại một số tàu hiện đại. Vì vậy trên thực tế, Nga có được ba phần tư số tàu của hạm đội trong khi Ukraine có một nửa cơ sở vật chất. Hai bên cũng thống nhất việc Nga thuê 3 quân cảng, 2 sân bay quân sự trên lãnh thổ Ukraine trong 20 năm với giá 100 triệu USD mỗi năm. Theo thỏa thuận, Nga không được đồn trú quá 25.000 binh sĩ và đưa vũ khí hạt nhân vào các cơ sở thuê của Ukraine.

Tuy nhiên những diễn biến phức tạp tại Ukraine với sự can thiệp ngấm ngầm từ phương Tây đã khiến quan hệ giữa Moscow và Kiev đổ vỡ. Đỉnh điểm cuộc “đảo chính” xảy ra ngày 22/4/2014 mà Nga cáo buộc có bàn tay của phương Tây vào nội tình của Ukraine khi Quốc hội nước này truất phế Tổng thống Yanukovych. Lúc đó ông Yanukovych đang ở Crimea.

Đủ sức hạ nhiệt “những cái đầu nóng”

Theo thông tin từ trang web mil.ru của Bộ Quốc phòng Nga, trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945), Hạm đội Biển Đen đã lập nhiều chiến công, thực hiện 24 chiến dịch đổ bộ, đánh đắm 835 tàu chiến các loại của lực lượng phát-xít. 228 cá nhân thuộc Hạm đội đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô-viết, hơn 50 nghìn cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương. Sau chiến tranh, Hạm đội được đầu tư mạnh mẽ nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực phía Nam của Liên bang Xô-viết. Các chiến hạm và tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen cũng thực hiện nhiều cuộc tuần tiễu trên các đại dương.

Ngay sau khi tiếp quản toàn bộ Hạm đội Biển Đen, Nga đã ra sức tăng cường sức mạnh cho lực lượng này. Bằng việc thay thế một loạt chiến hạm cũ đã hết hạn sử dụng, nâng cấp những chiến hạm hiện đóng vai trò xương sống trong hạm đội, Nga cũng không ngừng bổ sung chất lượng huấn luyện chiến đấu của những binh sĩ tại đây. Hạm đội này cũng đang duy trì hoạt động của các phi đội tiêm kích đa năng Su-30SM, ngoài ra còn có hàng loạt máy bay trinh sát và săn ngầm với sức mạnh vượt trội.

Tính đến tháng 5/2017, Hạm đội Biển Đen đã biên chế khoảng 300 tàu các loại, trong đó có khoảng hơn 50 chiến hạm, 6 tàu ngầm, khoảng 50 máy bay chiến đấu các loại và 25.000 binh sĩ.

Đóng vai trò soái hạm trong Hạm đội Biển Đen chính là tuần dương hạm Moskva với sức mạnh kinh hoàng. Tuần dương hạm Moskva có thể được xem như một tổ hợp phòng không khổng lồ trên biển, với tổ hợp phòng không tầm xa trên hạm S-300F với 64 tên lửa hải đối không, cùng với tổ hợp phòng không tầm gần OSA-MA. Con tàu còn được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” khi sở hữu tới 16 tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt hoặc Vulkan P-1000 có tầm bắn lên tới 500km. Ngoài ra, tàu còn mang theo các trực thăng chống ngầm Ka-25 hoặc Ka-27.

Hiện nay, Nga đang dốc sức nâng cao khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình cho Hạm đội Biển Đen. Điển hình là 6 khu trục hạm lớp thuộc đề án 11356 P/M tăng cường khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr, có nhiệm vụ đối phó với các tàu nổi và tàu ngầm, độc lập hoặc phối hợp phản công các vụ không kích. 3 chiếc đầu tiên là Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Essen và Đô đốc Makarov đã gia nhập biên chế của Hạm đội Biển Đen. 3 chiếc còn lại là Đô đốc Butakov, Đô đốc Istomin và Đô đốc Kornilov sẽ tiếp tục được bàn giao hết trong năm 2018.

Các chiến hạm thuộc Project 11356P/M có chiều dài 125m, lượng giãn nước khoảng 4.000 tấn, tốc độ di chuyển đạt 30 hải lý/h. Tàu được trang bị pháo, tên lửa, trong đó có tên lửa hành trình Kalibr-NK và các phương tiện radar hiện đại chống tàu ngầm và máy bay. Hiện hạm đội Biển Đen chỉ duy nhất có tuần dương hạm Moskva thuộc lớp Slava là có khả năng phòng không hạm đội, do được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-300F (biến thể của hệ thống S-300 trên mặt đất), có tầm phóng xa tới 150km. Do đó, các chiến hạm lớp Đô đốc Grigorovich trang bị riêng cho Hạm đội Biển Đen buộc phải hy sinh bớt khả năng tấn công mặt đất để nâng cao khả năng phòng không. Tuy nhiên, với việc được trang bị hệ thống Kalibr-NK với 8 tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 (tầm phóng 660km) hoặc tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14 (tầm phóng 2.500-3.500 km), các tàu thuộc lớp này cũng đã sở hữu sức mạnh vô cùng ghê gớm.

Cùng với 6 khu trục hạm lớp Đô đốc Grigorovich, Hạm đội này cũng được trang bị 6 tàu ngầm Kilo trang bị Kalibr-PL và 6 tàu hộ tống lớp Buyan-M trang bị Kalibr-NK… Đội tàu hùng hậu, trang bị đa dạng các loại vũ khí hiện đại, Hạm đội Biển Đen đủ sức hạ nhiệt những cái “đầu nóng” của bất cứ đối thủ nào.

Đối thủ không cân sức

Trong khi đó, về phía Ukraine, sau khủng hoảng Crimea 2014, chính quyền thân phương Tây của Tổng thống Petro Poroshenko bắt tay vào việc nâng cao sức mạnh quân sự sau một thời gian dài bị bỏ ngỏ. Ngoài lục quân, không quân, Ukraine đặc biệt đề ra tham vọng lớn nâng cấp hải quân – lực lượng mà từ nay phải thường xuyên đối địch với Hạm đội Biển Đen nằm ngay bên cạnh.

Tháng 4/2015, Tổng thống Ukraine công bố mong muốn của Ukraine là xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại, công nghệ cao có thể dễ dàng làm việc với các tàu NATO để phối hợp tuần tra Biển Đen. Nhưng từ đó tới nay Ukraine chỉ mới trang bị được loạt tàu chiến cỡ nhỏ 54 tấn Gruza-M, mà cuộc đụng độ trên biển ngày 25/11 vừa qua với Nga đã cho thấy rằng đó như là “trò trẻ con”.

Mặt khác, Kiev cũng đang hy vọng vào việc đã đàm phán mua thành công 2 chiến hạm cỡ lớn Oliver Hazard Perry (OHP) đã qua sử dụng của Mỹ. Hãng thông tấn Interfax Ukraine ngày 20/11/2018, dẫn lời tư lệnh Hải quân Ukraine Ihor Voronchenko cho biết, Mỹ sẽ cung cấp hai chiến hạm lớp OHP đã qua sử dụng, từng là “con cưng” của Hải quân Mỹ suốt giai đoạn 1970-1990, nhưng hiện đã ngừng hoạt động từ năm 2015.

Chắc hẳn lúc này đây, trong bối cảnh vừa xảy ra cuộc xung đột trên eo biển Kerch với Hải quân Nga, Ukraine đang rất mong ngóng cặp chiến hạm khổng lồ và hiện đại này. OHP vốn được thiết kế cho nhiệm vụ hộ tống lực lượng tàu đổ bộ, tàu vận tải tổng hợp trước các mối đe dọa từ máy bay và tàu ngầm đối phương. Hải quân Mỹ đã trang bị cho OHP nhiều hệ thống vũ khí và radar hiện đại. Giá trị nhất là hệ thống tên lửa phòng không SM-1MR có tầm bắn lên tới 40km và tên lửa chống hạm Harpoon. Nhưng đó là trước 2003. Sau năm này, cùng với việc loại biên chế tên lửa SM-1MR, lần lượt các tàu OHP đều bị loại bỏ bệ phóng tên lửa Mk13 dùng cho SM-1MR và Harpoon trên chiến hạm. Việc này đồng nghĩa với việc OHP sẽ không còn khả năng phòng không tầm trung và nặng nề nhất là mất cả tên lửa chống hạm Harpoon. Thay vào đó, các tàu OHP được lắp thêm bệ pháo tự động Mk 38 Mod 2 25mm, hệ thống vũ khí chỉ đủ dùng để tuần tra bảo vệ bờ biển. Với hệ thống vũ khí chỉ còn các loại pháo tầm thấp, tầm gần, một phát bắn tên lửa cũng đủ làm cho nó “xuống đáy Biển Đen”.

Vì vậy, sự có mặt của cặp chiến hạm Oliver Hazard Perry bây giờ cũng chỉ cải thiện đáng kể năng lực tác chiến của Hải quân Ukraine, nhưng không đủ để họ “khiêu chiến” với Nga.

dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh Tổng thống Ukraine mong các nước NATO bố trí tàu hải quân tới Biển Azov hỗ trợ

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đề nghị các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có Đức, ...

dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh Thổ Nhĩ Kỳ muốn là trung gian hòa giải Nga – Ukraine

Ngày 29/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, ông đã thảo luận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về khả năng ...

dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh Tổng thống Nga sẽ đưa ra lập trường chính thức về vụ đụng độ trên eo biển Kerch

Người Phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov ngày 27/11 cho biết việc Ukraine áp đặt tình trạng thiết quân luật là "công việc nội ...

Hoàng Minh

Đọc thêm

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
VCK U23 châu Á 2024: Hành trình đến tứ kết của đội tuyển U23 Việt Nam

VCK U23 châu Á 2024: Hành trình đến tứ kết của đội tuyển U23 Việt Nam

Thất bại 0-3 trước U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối bảng D vòng chung kết U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại vòng ...
XSMN 24/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số ngày 24 tháng 4

XSMN 24/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số ngày 24 tháng 4

XSMN 24/4 - xổ số ngày 24 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. SXMN 24/4. xổ số ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 25/4/2024: Kim Ngưu túi tiền rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 25/4/2024: Kim Ngưu túi tiền rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 25/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động