Được và mất từ cuộc gặp Mỹ-Trung tại Thiên Tân

Phan Quân
Cuộc gặp giữa quan chức ngoại giao Mỹ-Trung không thể hóa giải bất đồng, song vẫn tạo dư địa để hai nước tìm hiểu, tiếp tục đối thoại thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.27) Quan hệ Mỹ-Trung không có tiến triển tích cực sau cuộc gặp tại Thiên Tân, Trung Quốc - Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Quan hệ Mỹ-Trung không có tiến triển tích cực sau cuộc gặp tại Thiên Tân, Trung Quốc - Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Ngày 25-26/7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã thăm Thiên Tân (Trung Quốc), nơi bà gặp gỡ các quan chức ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh gồm Thứ trưởng Tạ Phong và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Đây là lần đầu tiên hai bên ngồi lại với nhau sau cuộc gặp tại Alaska, trong bối cảnh quan hệ song phương không có dấu hiệu cải thiện. Nó cũng là chuyến công du mở màn của một quan chức ngoại giao Mỹ tới Trung Quốc từ khi ông Joe Biden lên nắm quyền.

Trước cuộc gặp, quan chức hai bên cùng tỏ rõ thái độ cứng rắn. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman khẳng định sẽ cho Bắc Kinh biết thế nào là “cạnh tranh lành mạnh”. Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước này có trách nhiệm “dạy dỗ” Mỹ cư xử bình đẳng với các nước khác. Cuộc gặp tại Thiên Tân ngày 25-26/7 đã diễn ra với tinh thần căng thẳng này.

Khác biệt lớn

Đầu tiên, cuộc họp giữa các nhà ngoại giao không mang lại kết quả cụ thể nào đáng chú ý. Điều đọng lại chỉ là những cáo buộc liên miên mà quan chức, truyền thông hai bên dành cho nhau.

Theo báo chí Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong khẳng định quan hệ Mỹ-Trung bế tắc nghiêm trọng là do một số nhân vật ở Washington coi Bắc Kinh là “kẻ thù tưởng tượng”. Ông cũng chỉ trích “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” chỉ có lợi cho Mỹ, theo đó Trung Quốc sẽ chỉ tuân thủ theo luật nếu có lợi cho nước này. Ông Tạ cũng cáo buộc Washington một mặt kêu gọi thúc đẩy hợp tác song phương, nhưng mặt khác lại đang tập hợp lực lượng để “hạ gục” Bắc Kinh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu, “yêu cầu Mỹ ngừng ngay việc can thiệp vào công việc nội bộ, tác động tới lợi ích quốc gia của Trung Quốc”.

Trả lời phỏng vấn AP, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman kêu gọi Bắc Kinh, thay vì chỉ nhìn vào khác biệt, có thể phối hợp với Washington trong những vấn đề chung mang tính toàn cầu như Covid-19 và biến đổi khí hậu, thực hiện “trách nhiệm toàn cầu của một cường quốc”.

(07.27) Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 26/7. (Nguồn: Reuters)
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 26/7. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price mô tả Trung Quốc đang cố gắng đứng ngoài luật pháp quốc tế, có hành động đi ngược giá trị chung như chính sách Tân Cương (Trung Quốc) hay từ chối hợp tác điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây nên dịch Covid-19.

Quan trọng hơn, trước thềm cuộc gặp, quan chức hai bên được cho là sẽ thảo luận về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tuy nhiên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, chủ đề này đã không được thảo luận tới.

CNN nhận định rằng tuyên bố sau cuộc họp cho thấy bất đồng Mỹ-Trung từ cuộc gặp tại Alaska hồi tháng 3 chẳng những không được giải quyết, mà thậm chí còn trở nên ngày một lớn. Khác biệt trong nhiều vấn đề giữ Mỹ và Trung Quốc đang cản trở nỗ lực tìm tiếng nói chung, nhất là về nhân quyền, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra nguồn gốc dịch Covid-19, còn Bắc Kinh đang hướng tới tổ chức Thế vận hội mùa Đông 2022.

Thêm vào đó, trong bối cảnh quan hệ song phương duy trì sự căng thẳng như hiện nay, triển vọng về một cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ-Trung ở tương lai gần đang ít nhiều mông lung hơn.

Dư địa cho tương lai

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng cuộc họp giữa quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ và Trung Quốc tại Thiên Tân không đạt được kết quả, dựa vào một số điểm sau.

Đầu tiên, cuộc gặp có thể diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng như hiện nay đã là thành công với cả hai bên. Trước khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman lên đường tới Thiên Tân (Trung Quốc), quan chức Washington và Bắc Kinh đã tranh cãi về chuyến thăm này.

Phía Mỹ mong muốn gặp quan chức thân tín nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, tuy nhiên Trung Quốc lại từ chối và chỉ đến những ngày cuối, hai bên mới nhất trí chi tiết và nội dung cuộc gặp.

Dù không có tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, song cuộc gặp giữa bà Sherman và hai quan chức ngoại giao Trung Quốc là dịp để hai bên hiểu rõ hơn về “giới hạn đỏ” của nhau.

Theo CCTV, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra ba yêu cầu: Washington không được thách thức mô hình quản trị Bắc Kinh; Mỹ không được can thiệp vào quá trình phát triển của Trung Quốc. Đồng thời, Washington cần tránh có hành động xâm phạm chủ quyền Bắc Kinh.

Cụ thể hơn, ông Tạ Phong đề nghị Mỹ dỡ hạn chế thị thực với đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình, bỏ hạn chế thị thực với sinh viên và lưu học sinh; dừng trừng phạt nhắm vào quan chức Bắc Kinh; gỡ rào cản với các viện Không tử, công ty và truyền thông Trung Quốc.

Đồng thời, quan chức này yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden rút lại yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei từ Canada về Mỹ. Ông cũng đề nghị Washington có hành động quyết liệt hơn chống làn sóng bài người Á và người Hoa trên đất Mỹ.

Đáp lại, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết Washington cam kết cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền con người, giá trị dân chủ, tăng cường trật tự quốc tế dựa trên luật pháp có lợi cho tất cả. Bà nhấn mạnh rằng ông Joe Biden không muốn xung đột với Bắc Kinh.

Theo ông Ngô Tâm Bá, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán, cuộc họp Mỹ-Trung tại Thiên Tân là cần thiết để hai bên hiểu ý đồ của nhau trước khi hoạch định chính sách cho giai đoạn tiếp theo của quan hệ.

Ông cho rằng cuộc họp giữa hai Thứ trưởng Mỹ-Trung là cách Trung Quốc thể hiện quan điểm và đề nghị Mỹ điều chỉnh cách nhìn về mình. Trong khi đó, buổi gặp gỡ giữa bà Wendy Sherman và ông Vương Nghị là dịp để hai bên thảo luận về quan hệ song phương giai đoạn tiếp theo.

Được và mất từ cuộc gặp Mỹ-Trung tại Thiên Tân
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong và người đồng cấp Mỹ Wendy Sherman. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Cuối cùng, dù còn nhiều bất đồng, song trong cuộc họp, các bên đều cố gắng giữ hòa khí để tiếp tục hội đàm. Cả hai cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đường dây liên lạc mở và thông suốt.

Bởi lẽ, nó cho phép quan chức Mỹ và Trung Quốc tiếp tục trao đổi về những vấn đề còn tồn tại, cùng tìm kiếm giải pháp. Đặc biệt hơn, các kênh liên lạc này có thể tạo tiền đề cho các cuộc gặp gỡ tới của Ngoại trưởng, hay thậm chí lãnh đạo cấp cao song phương tại thời điểm thích hợp.

Xét cho cùng, cuộc gặp quan chức ngoại giao Mỹ-Trung tại Thiên Tân (Trung Quốc) đã cho thấy rõ khác biệt lớn giữa hai bên. Tuy nhiên, nó cũng hé mở cánh cửa để Washington và Bắc Kinh hiểu rõ giới hạn của nhau, duy trì đối thoại, kiểm soát bất đồng trong khuôn khổ vì lợi ích chung.

Tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ lên đường tới Washington

Tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ lên đường tới Washington

Các nguồn thạo tin cho biết, Đại sứ mới của Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương đã lên đường tới Washington trong ngày 27/7, trong ...

Dù là tháng 3 hay tháng 7, các cuộc gặp Mỹ-Trung Quốc đều đi vào bế tắc, vì sao?

Dù là tháng 3 hay tháng 7, các cuộc gặp Mỹ-Trung Quốc đều đi vào bế tắc, vì sao?

Trong năm nay, Washington và Bắc Kinh đã có 2 cuộc gặp mặt trực tiếp nhằm tìm hướng gỡ nút thắt trong quan hệ Mỹ-Trung ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động