'Đường lưỡi bò' lọt vào sách, giáo trình giảng dạy trong trường học: Con voi chui qua lỗ kim

TGVN. Việc trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho sử dụng giáo trình có in hình “đường lưỡi bò” cho thấy đã không có sự nhạy cảm về chính trị và đã vi phạm quy định của đất nước Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 18/3, dư luận xôn xao khi biết tin trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã cho giảng viên và các sinh viên ngành Ngôn ngữ sử dụng giáo trình Nói 6 (Developing Chinese) có in bản đồ “đường lưỡi bò”.

Không chỉ thế, phần khung chú thích còn in phóng to “đường lưỡi bò” ghi các từ tiếng Trung “Tây Sa”, “Nam Sa” (tên Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam).

Theo giải thích của Phó Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Công nghiệp Hà Nội Bùi Thị Ngân, cuốn giáo trình này chỉ được dùng trong nhà trường, hiện có 101 sinh viên đang theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

Ngay khi phát hiện giáo trình tiếng Trung có in hình “đường lưỡi bò”, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã thu hồi toàn bộ để tiêu hủy; họp với các khoa ngôn ngữ, các chủ nhiệm khoa để rà soát toàn bộ giáo trình.

Dù lãnh đạo nhà trường đã lên tiếng nhận trách nhiệm, song nhiều người rất bức xúc và không đồng tình với cách giải thích của đại diện trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Bởi cuốn giáo trình Nói 6 (Developing Chinese) do một giảng viên đi học ở nước ngoài mang về và đưa ra bộ môn lựa chọn để dạy.

Đáng nói, đây là năm thứ 2 giáo trình này được đưa vào giảng dạy nhưng không có cán bộ, giảng viên nào của trường phát hiện ra. Chỉ đến khi, trong quá trình học, một sinh viên nhận ra điều bất thường và báo cáo với nhà trường.

Từ đây, mọi người đặt ra vấn đề cần phải xem xét, đánh giá lại trình độ nhận thức về chính trị, xã hội, lịch sử, tình yêu và trách nhiệm với Tổ quốc Việt Nam của cán bộ quảy lý, giảng viên có liên quan đến việc này.

Một giáo sư Sử học đau buồn cho rằng, nhiều người cứ nghĩ đơn giản học tiếng Trung Quốc thì mang giáo trình tiếng Trung về dạy cho học sinh, sinh viên là chuẩn. Nhưng việc trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho sử dụng giáo trình có in hình “đường lưỡi bò” cho thấy đã không có sự nhạy cảm về chính trị và đã vi phạm quy định của đất nước Việt Nam.

Mặc dù, nhà trường nói đã thu hồi, tiêu hủy cuốn giáo trình Nói 6 (Developing Chinese), nhưng sự việc không chỉ như vậy là xong. Nhà trường phải có trách nhiệm và phải giải trình rõ, khi cuốn giáo trình được giáo viên mang về có được hội đồng thẩm định, phê duyệt chưa mà đã mang vào giảng dạy cho sinh viên?

Về nguyên tắc, giáo trình được mang từ nước ngoài về Việt Nam phải được xem xét kỹ lưỡng nội dung có nhạy cảm, đi ngược lại đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nếu cuốn giáo trình không có vấn đề thì được điều chỉnh cho phù hợp thực tế, sau khi Hội đồng thẩm định và phê duyệt mới được thông qua đưa vào giảng dạy.

Về phía trường ĐH Công nghiệp Hà Nội nói rằng, nhà trường đã có một quy trình thẩm định giáo trình trước khi đưa vào giảng dạy. Vậy, quy trình này như thế nào mà để một sự việc lớn như thế mà không ai phát hiện ra? Đúng là “con voi chui lọt qua lỗ kim”.

Trong sự việc này, trách nhiệm không chỉ thuộc về giảng viên mang cuốn giáo trình về, mà còn có bộ môn, Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Hội đồng thẩm định, hiệu trưởng nhà trường.

Đây không phải lần đầu tiên "đường lưỡi bò" lọt vào sách, giáo trình giảng dạy trong trường học. Trước đó, cuối năm 2019 giáo trình giảng dạy của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cũng để lọt thông tin tương tự. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần chấn chỉnh, nhắc nhở. Vậy mà trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vẫn tiếp tục mắc lỗi nghiêm trọng này.

Dư luận cho rằng, Bộ GD&ĐT - cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét cụ thể để xử lý nghiêm, tránh để phát sinh những sự việc tương tự.

TIN LIÊN QUAN
Học giả kêu gọi Trung Quốc bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông
Khuyến cáo doanh nghiệp cảnh giác với hàng hóa có nội dung 'đường lưỡi bò'
Bộ Ngoại giao Mỹ: 'Đường 9 đoạn' là phi lý, bất hợp pháp
(theo Kinh tế & Đô thị)

Đọc thêm

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động