Nhỏ Bình thường Lớn

EU chưa thống nhất về kế hoạch chi tiêu chung chống Covid-19

TGVN. Trong khi các nền kinh tế lớn khác đã tung các kế hoạch tài chính ứng phó khủng hoảng kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, EU vẫn “đứng ngoài cuộc” do bất đồng nội bộ.
TIN LIÊN QUAN
eu chua thong nhat ve ke hoach chi tieu chung chong covid 19 Cập nhật Covid-19 ở Việt Nam sáng 5/4: Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19 mới
eu chua thong nhat ve ke hoach chi tieu chung chong covid 19 Cập nhật 7h ngày 5/4: Tổng thống Trump cảnh báo 'tuần cam go nhất' của nước Mỹ sắp đến, Italy ghi nhận số ca Covid-19 điều trị tích cực giảm
eu chua thong nhat ve ke hoach chi tieu chung chong covid 19
EU dưới thời Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đang gặp nhiều khó khăn và chưa thể thống nhất về kế hoạch chi tiêu chung nhằm đối phó đại dịch Covid-19. (Nguồn: spiegel.de)

Hiện tại, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang ứng phó dịch Covid-19 với các kế hoạch chi tiêu riêng, trong đó các nước giàu như Đức và Hà Lan có thể thực hiện các gói chi tiêu lớn, song những nước nợ lớn như Tây Ban Nha và Italy lại đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 và không có đủ nguồn lực tài chính.

Để chia sẻ “gánh nặng” trên tốt hơn, các nước EU đang đưa ra một số đề xuất, song bất đồng xảy ra khi một vài quốc gia Bắc Âu không ủng hộ lời kêu gọi xây dựng ngân sách chung và đi vay để giúp tái thiết nền kinh tế.

Trong các đề xuất được đưa ra trước thềm cuộc họp ứng phó khủng hoảng của các bộ trưởng tài chính EU, dự kiến diễn ra vào ngày 7/4 tới, Italy và Tây Ban Nha, với sự ủng hộ của Pháp và một vài nước khác, đang kêu gọi kiến tạo một công cụ tài chính thông qua một khoản vay chung của tất cả 19 quốc gia thành viên Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Những công cụ này, hay còn gọi là “trái phiếu Corona”, sẽ gom lại các khoản vay của các nước thành viên Eurozone để khắc phục các khó khăn kinh tế do dịch Covid-19 và trong một khoảng thời gian được giới hạn.

Sự tương hỗ về nợ của các nước châu Âu từ lâu đã là mục tiêu của các quốc gia “nặng nợ” ở khu vực Nam Âu như Italy, song không nhận được sự tán thành của các nước ở phía Bắc châu Âu.

Các quốc gia thành viên EU có mức nợ được coi là an toàn nhất, dẫn đầu là Đức, luôn từ chối hỗ trợ các quốc gia “thiếu kỷ luật” về vấn đề tài chính. Bất chấp đề xuất của Italy và Tây Ban Nha, quan điểm này của Đức là khó đổi.

Trong khi đó, như một sự nhân nhượng, Đức sẵn sàng chuyển sang sử dụng Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), được tạo ra vào năm 2012 trong cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone để giúp các quốc gia thành viên gặp khó khăn về tài chính.

Ngày 3/4, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 3/4 cho hay đề xuất của ông là “sử dụng các công cụ hiện có một cách nhanh chóng và hiệu quả” với một kế hoạch gồm ba giai đoạn dựa trên ESM, Ngân hàng Đầu tư châu Âu và tái bảo hiểm thất nghiệp ở quy mô EU.

Với nguồn vốn khoảng 420 tỷ Euro, ESM cung cấp tín dụng cho các quốc gia gặp khó khăn tài chính song đổi lại họ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu và cải cách - như trường hợp của Hy Lạp.

Tại một hội nghị thượng đỉnh cách đây khoảng 2 tuần trước, Italy và Tây Ban Nha đã từ chối đề xuất này vì không đồng tình với điều kiện kèm theo là phải chấp nhận sự giám sát chính sách đối ngoại, nhất là trong một cuộc khủng hoảng y tế không phải do hai quốc gia này gây ra.

eu chua thong nhat ve ke hoach chi tieu chung chong covid 19 Liên minh châu Âu hoàn thành tiến trình phê chuẩn EVFTA

TGVN. Ngày 30/3 (giờ Việt Nam), Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn y quyết định của Nghị viện Châu Âu phê chuẩn ...

eu chua thong nhat ve ke hoach chi tieu chung chong covid 19 Nhiễm Covid-19, Thủ tướng Johnson không có ý định thay đổi lịch trình đàm phán thương mại Anh-EU

TGVN. Ngày 27/3, Anh thông báo các cuộc đàm phán về thương mại giữa nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẽ vẫn diễn ...

eu chua thong nhat ve ke hoach chi tieu chung chong covid 19 Covid-19: Iran chưa nhận sự giúp đỡ của tổ chức Bác sỹ không biên giới, EU viện trợ nhân đạo 20 triệu euro

TGVN. Bộ Y tế Iran xác nhận con số kỷ lục 1.762 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch bệnh viêm đường hô ...

Quân Lưu (theo The Guardian/BBC)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi