TIN LIÊN QUAN | |
Iran và các cường quốc ngoài Mỹ nhất trí duy trì thương mại | |
EU - IRAN: Cơ hội nối lại đàm phán |
EU mong muốn rằng cơ chế mang tên "Phương tiện vì mục đích đặc biệt" (SPV) sẽ giúp bảo vệ các lợi ích kinh tế mà Iran nhận được để đổi lại việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của mình theo thỏa thuận được ký với các cường quốc vào năm 2015, cũng chính là thỏa thuận mà nước Mỹ đã tuyên bố rút lui vào tháng 5 vừa qua.
Các nhà ngoại giao EU đã hy vọng áp dụng SPV ngay từ bây giờ, nhưng đã bị chậm trễ khi các quốc gia thành viên còn e ngại do lo sợ trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt mà Mỹ đưa ra nhằm chống lại Iran.
Trả lời báo chí sau cuộc họp với các Ngoại trưởng của EU tại Brussels, bà Federica Mogherini bày tỏ hy vọng công cụ này sẽ được triển khai trong những tuần tới, tức là trước khi kết thúc năm 2018, nhằm bảo vệ và thúc đẩy quan hệ kinh doanh hợp pháp với Iran. Bà không đưa ra thêm bất kỳ chi tiết nào nhưng cho biết việc chuẩn bị cho cơ chế này đang "tiến triển tốt".
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini. (Nguồn: Reuters) |
Pháp và Đức hiện đang chịu trách nhiệm chung cho SPV. Các nhà ngoại giao EU đã nói rằng, tham vọng của họ có thể được thu hẹp hơn để chỉ bao gồm các mặt hàng ít nhạy cảm như các sản phẩm phục vụ cho mục đích nhân đạo và thực phẩm - thay vì cả hoạt động mua bán dầu lửa.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố với các Bộ trưởng của khối trong cuộc họp kín tại Brussels vào ngày 19/11 vừa qua rằng, Paris và Berlin đang hợp tác chặt chẽ để đạt được một kết quả cụ thể vào cuối năm.
Cuộc thảo luận diễn ra khi các quốc gia EU cũng đang bàn về những biện pháp trừng phạt mới có khả năng được áp đặt với Iran sau khi Tehran bị cáo buộc có âm mưu tấn công ở Pháp và Đan Mạch.
Bà Federica Mogherini nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của EU đối với việc thực thi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), gọi là thỏa thuận hạt nhân, không có nghĩa là khối nhắm mắt làm ngơ cho những vấn đề khác.
Cho đến nay, EU vẫn tiếp tục các nỗ lực nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới, đồng thời phản đối các biện pháp trừng phạt và sẵn sàng tìm kiếm đàm phán với Iran.
Về phần mình, Iran gần đây đã cảnh báo họ có thể từ bỏ thỏa thuận hạt nhân nếu các cường quốc EU không thể bảo vệ được các lợi ích thương mại và tài chính cho Tehran.
Mỹ công bố 7 nước được miễn áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu Iran Ngày 5/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố Mỹ quyết định miễn áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Iran đối với 7 nước. |
Hàn Quốc được miễn lệnh trừng phạt dầu của Mỹ đối với Iran Truyền thông nước ngoài ngày 5/11 đưa tin, Hàn Quốc đã được miễn các lệnh trừng phạt mà Mỹ tái áp đặt đối với hoạt ... |
Mỹ trừng phạt Iran, thị trường dầu mỏ lâm nguy Biện pháp trừng phạt của Washington với các nước nhập khẩu dầu Iran có thể đe dọa sự cân bằng của thị trường dầu thô ... |