EU - IRAN: Cơ hội nối lại đàm phán

Dường như cả Iran và EU đều đang mở cánh cửa đàm phán rộng hơn vì lợi ích thực tiễn của chính họ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad (trái) và Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Saeed Jalili (thứ 3 từ trái) tại lễ kỷ niệm Ngày hạt nhân quốc gi

Gần đây, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Catherine Ashton và Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Saeed Jalili đã đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao nhằm nối lại các vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran. Nếu các vòng đàm phán gặt hái được kết quả, Ashton sẽ có thể khôi phục vai trò trung gian đàm phán của người tiền nhiệm Javier Solana.

Cơ hội nối lại đàm phán hiện nay xuất hiện sau một thời gian gia tăng căng thẳng giữa Iran với Mỹ và các nước phương Tây. Ngày 9/6, HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết 1929, theo đó sẽ áp đặt một lệnh trừng phạt mới đối với Iran vì nước này đã không tuân thủ những quy định quốc tế về cấm phổ biến hạt nhân. Chỉ một vài ngày sau, Ashton đã gửi một lá thư cho Iran kêu gọi nối lại đàm phán giữa Nhóm P5+1 (gồm 5 ủy viên thường trực HĐBA LHQ và Đức) với Iran, đồng thời mời Jalili hội đàm để "thảo luận vấn đề vũ khí hạt nhân và thúc đẩy giải pháp nước đôi". Mặc dù trong phản ứng ngày 7/7 vừa qua, Jalili đã lên án lệnh trừng phạt mới nhưng các quan chức khác của Iran vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với phương Tây.

Nỗ lực đàm phán với Iran của Solana trong khuôn khổ nhóm E3/EU (gồm Anh, Pháp, Đức và EU) kết thúc năm 2006 mà không đem lại kết quả thực chất nào do thiếu sự đóng góp của Mỹ. Avis Bohlen, cựu Trợ lý Ngoại trưởng về vấn đề kiểm soát vũ khí, đồng thời là Đại sứ Mỹ tại Bungary khẳng định "rõ ràng các cuộc đàm phán giữa E3/EU sẽ khó có thể thành công nếu không có sự can dự của Mỹ".

Quan trọng là, nếu không có sự can dự của Mỹ, Solana sẽ không thể trao cho Iran điều mà họ mong mỏi, đó là sự đảm bảo về an ninh quốc gia. Một nhà ngoại giao tham gia đàm phán cho biết Nhóm E3/EU đã không thể đưa cụm từ "đảm bảo an ninh" vào các đề xuất với Iran bởi "Mỹ không tham gia đàm phán, hoặc nếu tham gia thì Washington cũng không đồng ý đưa điều khoản đảm bảo an ninh vào thỏa thuận". Hassan Rohani, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran trong thời gian diễn ra các vòng đàm phán giữa Nhóm E3/EU với Iran thừa nhận Tehran hầu như không được lợi ích gì từ các vòng đàm phán này ngoài việc trì hoãn các lệnh trừng phạt.

Hiện tại, mặc dù căng thẳng giữa Iran và phương Tây vẫn leo thang nhưng nếu tiến hành đàm phán thì sẽ rất có triển vọng bởi hai lý do. Thứ nhất, trái với người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Obama xem đàm phán với Iran là một nhân tố quan trọng trong chiến lược ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây tái khẳng định rằng Chính quyền Obama sẵn sàng gặp các nhà đàm phán Iran, cho biết tất cả các phương án vẫn đang để ngỏ, trong đó có việc đảm bảo an ninh cho Iran nếu điều này ngăn chặn được tham vọng hạt nhân của Tehran, đồng thời cũng không loại trừ lựa chọn giải pháp quân sự nếu Iran vẫn "cứng đầu cứng cổ".

Thứ hai, cùng ngày Jalili đưa ra phản ứng với Mỹ và phương Tây (7/7), Ali Akbar Salehi, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của Iran đã trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Iran thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt đơn phương và đa phương có thể làm chậm lại những nỗ lực hạt nhân của nước này. Salehi cho biết mặc dù các lệnh trừng phạt không thể chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này nhưng không thể nói là chúng hoàn toàn không có tác dụng gì. Tuyên bố trên trái ngược với các tuyên bố trước đây của Iran rằng các áp lực từ bên ngoài không ảnh hưởng đến tiến trình hạt nhân của nước này.

Nếu Ashton tận dụng được lợi thế trên, bà sẽ đạt được bước tiến quan trọng trong đàm phán với Iran. Kể từ khi nhậm chức (12/2009), Ashton đã xác định vấn đề hạt nhân Iran là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tại Hội nghị An ninh Munich tháng 2/2010, trong chuyến công du Trung Đông tháng 3/2010 và tại Hội nghị đánh giá Hiệp ước chống phổ biến hạt nhân tháng 5/2010, Ashton đều kêu gọi Tehran tỏ ra minh bạch hơn và có hành động cụ thể đáp lại thiện chí của cộng đồng quốc tế. Ashton phát đi thông điệp rõ ràng rằng Nhóm P5+1 và cá nhân bà sẽ không chấp nhận một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và sẵn sàng gia tăng áp lực với nước này; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán, cho biết Iran và EU có thể bắt đầu đàm phán vào mùa thu này.

Đương nhiên, các cuộc đàm phán mới có thể không đem lại kết quả, thậm chí lâm vào bế tắc. Nhưng, nếu Iran trở lại đàm phán, các nhà đàm phán nước này không chỉ giáp mặt với một Đại diện cấp cao mới về chính sách đối ngoại của EU mà sẽ phải đối mặt với một quyết tâm và động lực mới mạnh mẽ hơn nhiều so với yêu cầu suông về ngoại giao của Solana. Đây là cơ hội mà Ashton và nhóm P5+1 không thể bỏ qua.

Khai Tâm

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Gia hạn hợp đồng, HLV Pep Guardiola có giúp Man City vượt Tottenham đêm nay 23/11?

Gia hạn hợp đồng, HLV Pep Guardiola có giúp Man City vượt Tottenham đêm nay 23/11?

Người hâm mộ Man xanh kỳ vọng, việc HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng mang đến động lực lớn để Man City chấm dứt chuỗi 4 trận thua liên ...
Tin vui nối tiếp, Jude Bellingham đoạt thêm một danh hiệu

Tin vui nối tiếp, Jude Bellingham đoạt thêm một danh hiệu

Vào thời điểm đang lấy lại phong độ tốt nhất, Jude Bellingham mới giành thêm một danh hiệu cá nhân nhờ thi đấu thăng hoa ở mùa giải 2023/24.
Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng ...
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động