EU rối bời chuyện vaccine Covid-19

Phan Quân
Không phải ngẫu nhiên mà chuyện xuất khẩu, phân bố và hộ chiếu vaccine Covid-19 lại là tâm điểm thảo luận của Liên minh châu Âu (EU) thời gian gần đây. Báo Thế giới & Việt Nam bình luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Quyết liệt là chưa đủ

Đầu tiên, phát biểu tại ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất đã đến lúc khối cần nhanh chóng hành động, kiểm soát xuất khẩu vaccine Covid-19 trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 thứ ba tại châu Âu đang bùng phát.

EU rối bời chuyện vaccine Covid-19
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng EU cần phải phong tỏa toàn bộ việc xuất khẩu. (Nguồn: thestandard.com)

Theo ông, từ khi chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 được triển khai toàn cầu, EU đã đảm bảo dây chuyền sản xuất và phân phối vaccine của các hãng dược phẩm trong khối hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, trong khi các hoạt động xuất khẩu vaccine từ châu Âu không gặp trở ngại thì ngay từ đầu, Mỹ đã có biện pháp hạn chế chia sẻ vaccine và tiếp đó, Anh cũng áp dụng chế tài tương tự.

Trong bối cảnh đó, người đứng đầu chính phủ Pháp cho rằng đã đến lúc châu Âu cần rút ra bài học, hành động quyết liệt nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ ba đang đe dọa Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác tại EU.

Đề xuất này đã được nhiều người hưởng ứng, khi lãnh đạo thành viên EU cũng cho rằng cần kiểm soát chặt việc xuất khẩu vaccine Covid-19 sản xuất tại EU, đặc biệt là vaccine Astra Zeneca.

Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, EU đã xuất khẩu 2/3 số vaccine Astra Zeneca tương đương 21 triệu liều, sang Anh, song chưa nhận được bất cứ lô hàng vaccine nào từ London.

Trong bối cảnh đó, khối này mong muốn thiết lập một chuỗi giá trị toàn cầu, tăng nguồn cung vaccine được sản xuất tại các quốc gia khác ngoài châu Âu, đồng thời gây sức ép pháp lý nhằm vào Astra Zeneca khi hãng này chỉ mới cung cấp 70/180 triệu liều vaccine đã cam kết với EU.

Đây rõ ràng là một sự quyết liệt hiếm thấy của EU trong công tác kiểm soát nguồn cung cấp vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, có lẽ, điều lãnh đạo các quốc gia tại châu Âu cần ưu tiên thực hiện hơn cả là tiến hành các biện pháp giãn cách xã hội gắt gao hơn.

Dường như lãnh đạo nhiều nước EU không mong muốn thực hiện biện pháp cách ly xã hội mạnh tay do lo ngại hệ quả về kinh tế.

Đơn cử như Pháp. Sau Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến EU, ông Macron vẫn quả quyết không áp lệnh phong tỏa toàn quốc như cuối tháng 1 và mở cửa trường học là điều đúng đắn, dù hứa hẹn sẽ áp đặt thêm biện pháp hạn chế.

Song có lẽ ông Macron cần khẩn trương hơn khi ngày 28/3, Bộ Y tế Pháp cho biết số bệnh nhân Covid-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đang tăng mạnh.

Giới khoa học nhận định các biện pháp phong tỏa nhắm vào từng khu vực có khả năng lây nhiễm cao như Paris là chưa đủ, nhất là khi nước Pháp phải đối mặt với các biến thể virus mới lây lan nhanh.

Trong bài viết đồng tác giả trên tờ Le Journal du Dimanche, 41 bác sĩ ở Paris cảnh báo bệnh viện có thể sớm quá tải và sẽ buộc phải chọn bệnh nhân để chữa trị do đợt bùng phát thứ ba.

Ai tiêm ai đừng

Tuy nhiên, ngay cả khi đã nhất trí về việc hạn chế xuất khẩu vaccine Covid-19 ra ngoài khối, EU vẫn chưa thể đạt được đồng thuận về tỷ lệ phân bổ lượng vaccine sản xuất trong khối.

Ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến vừa qua, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã lên tiếng cảnh báo việc phân phối vaccine Covid-19 không công bằng giữa các nước thành viên sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho EU.

Theo nhà lãnh đạo Áo, sự thiên vị của một số quốc gia đối với vaccine AstraZeneca vì giá thành rẻ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các loại vaccine khác.

Ý kiến này là có cơ sở, khi theo Ủy ban châu Âu (EC), Bulgaria, Latvia, Croatia và Czech được phân phối ít, trong khi Bỉ, Italy, Bồ Đào Nha nhận số lượng dưới mức trung bình số lượng vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã nhất trí về việc hạn chế xuất khẩu vaccine Covid-19 ra ngoài khối, EU vẫn chưa thể đạt được đồng thuận về tỷ lệ phân bổ lượng vaccine sản xuất trong khối.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề nghị phân phối lại 3/10 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech, nhưng không ưu tiên cho Vienna.

Còn Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo khẳng định: “Chúng tôi là một trong những nhà sản xuất vaccine hàng đầu thế giới, vì vậy chúng tôi muốn đảm bảo rằng chuỗi giá trị toàn cầu được bảo toàn càng nhiều càng tốt”.

Bỉ, Hà Lan và Thuỵ Điển là các quốc gia có ngành công nghiệp dược phẩm phát triển. Các quốc gia này cảnh báo rằng bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng đều có thể gây phản tác dụng với EU.

Kỳ vọng và nghi ngờ

Cuối cùng, hộ chiếu vaccine cũng là vấn đề nóng được các bên thảo luận sôi nổi trước và sau Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến vừa qua.

Trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 29/3, Chủ tịch Ủy ban Tự do dân sự, tư pháp và nội vụ, nghị sĩ Juan Fernando Lopez Aguilar xác nhận, Nghị viện châu Âu (EP) dự kiến sẽ phê chuẩn hộ chiếu vaccine trong phiên họp toàn thể từ ngày 7-10/6 tới.

Quy định có thể có hiệu lực khi được Hội đồng châu Âu thông qua. Đây rõ ràng là một tín hiệu tốt với nhiều người, khi hộ chiếu vaccine Covid-19 là cách làm hay để nhanh chóng khôi phục các hoạt động chinh trị-kinh tế, đời sống xã hội như trước đại dịch.

AstraZeneca đã không đáp ứng các thỏa thuận của mình với EU
Câu chuyện phân bổ vaccine đang trở thành vấn đề gây tranh cãi trong nội bộ EU.

Tuy nhiên, với số khác, ý tưởng này không thuyết phục. Hiện chưa có bằng chứng khoa học cho thấy hộ chiếu vaccine có thể hoàn toàn chứng minh một người đã miễn dịch với SARS-CoV-2.

Theo Tiến sĩ Deepti Gurdasani, nhà dịch tễ học lâm sàng tại Đại học Queen Mary ở London, chưa có vaccine Covid-19 nào cho thấy có thể tạo miễn dịch với tất cả biến thể SARS-CoV-2 hiện nay.

Đó là chưa kể tới câu chuyện hộ chiếu vaccine có thể gây ra hệ lụy về mặt chính trị-xã hội khi vaccine được ưu tiên cho những nước phát triển và giới giàu có, qua đó tạo ra tình trạng bất bình đẳng giữa người đã tiêm và chưa được tiêm, đồng thời làm sâu sắc chia rẽ giữa các tầng lớp xã hội.

Trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ ba đang gõ cửa, EU sẽ đứng trước áp lực không nhỏ để sớm thống nhất về giải pháp cho những vấn đề này, nhằm đưa châu Âu vượt cơn sóng dữ.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 30/3: Mỹ Latinh báo động; Châu Âu sẵn sàng phê chuẩn hộ chiếu vaccine; EU chia rẽ vì Sputnik V của Nga
Covid-19: Nghị viện châu Âu đã sẵn sàng, chuẩn bị phê chuẩn hộ chiếu vaccine
WHO và UNICEF tiếp tục kêu gọi các nước giàu đảm bảo phân phối vaccine ngừa Covid-19 công bằng
Thủ tướng Slovakia tuyên bố từ chức sau bê bối bí mật mua vaccine Nga
Trung Quốc: Bùng nổ tranh cãi về việc ưu ái người tiêm vaccine Covid-19 'Made in China'

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động