TIN LIÊN QUAN | |
Bỉ đạt được thỏa thuận về CETA | |
EU và Canada nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận CETA |
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cùng các nhà lãnh đạo EU ký kết hiệp định này tại Brussels (Bỉ). Sau 20 cuộc đàm phán, CETA đã có một kết thúc tốt đẹp.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Thủ tướng Slovakia Robert Fico (từ trái sang phải) tham dự lễ ký kết CETA, tại Brussels (Bỉ), hôm 30/10. (Ảnh: Reuters) |
Những người ủng hộ cho rằng, CETA sẽ tăng khối lượng giao thương giữa hai bên thêm 20% và bổ sung cho nền kinh tế EU thêm tương đương 13 tỉ USD mỗi năm, Canada là 9 tỉ.
Đối với Canada, thỏa thuận này quan trọng vì nó giảm sự lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu của người láng giềng Mỹ. Đây cũng là hiệp định thương mại đầu tiên của EU với một nước G7 diễn ra sau khi uy tín của Liên minh bị tổn thất bởi quyết định ra đi của Anh.
Một khi có hiệu lực, CETA sẽ kết nối giữa EU - một trong những thị trường lớn nhất thế giới với khoảng 508 triệu dân và Canada - nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu. Hàng hóa thông thương giữa hai bên sẽ được giảm tới 99% thuế xuất.
Bên cạnh việc cải thiện điều kiện liên quan đến bảo hộ đầu tư, CETA cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Canada, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa 2 bên. Thỏa thuận cũng bãi bỏ hạn chế tham gia vào thị trường mua sắm công giúp các doanh nghiệp châu Âu được đấu thầu công ở mức độ liên bang, tỉnh, vùng hay thành phố ở Canada.
Ngoài ra, Canada có thể xuất khẩu một lượng lớn thịt bò, thịt lợn và lúa mì vào thị trường EU, còn các nhà sản xuất các sản phẩm từ sữa của EU cũng có thể xuất gấp đôi sản lượng pho-mát chất lượng cao sang Canada.
Tuy nhiên, chặng đường để CETA có hiệu lực hoàn toàn được dự đoán sẽ không suôn sẻ. Nếu được Nghị viện châu Âu thông qua, CETA sẽ chỉ có hiệu lực một phần trong năm 2017 cho phép dỡ bỏ thuế nhập khẩu hàng hóa. Và, để CETA có hiệu lực toàn phần cần sự phê chuẩn của khoảng 40 nghị viện quốc gia và khu vực. Kinh nghiệm với Bỉ cho thấy điều này không hẳn dễ dàng.
Những người phản đối CETA trước trụ sở Hội đồng châu Âu tại Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters) |
Trong khi đó, khoảng 100 người biểu tình chống toàn cầu hóa đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài địa điểm diễn ra lễ ký kết tại Brussels. Trước đó, Hiệp định này đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau khi vấp phải sự phản đối của khu vực miền Nam nói tiếng Pháp của Bỉ, một cộng đồng nhỏ chỉ vỏn vẹn 3 triệu dân. Những người phản đối CETA cho rằng, Hiệp định này sẽ gia cố các doanh nghiệp đa quốc gia và hủy hoại các tiêu chuẩn về thực phẩm, môi trường và lao động.
Thỏa thuận với Canada được xem là bước đệm cho EU để đi đến một thỏa thuận lớn hơn với Mỹ - Hiệp định Thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Văn bản này cũng bị một số chính khách EU và các nhóm hoạt động xã hội chỉ trích. EU và Mỹ ban đầu dự định hoàn thành TTIP trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama kết thúc vào tháng 1/2017 nhưng điều này không còn khả thi nữa. Ngày 29/10, cao ủy EU về thương mại Cecilia Malmstrom tuyên bố TTIP “chưa chết” và các cuộc thương lượng với Mỹ sẽ tiếp tục khi tổng thống tiếp theo của nước này nhậm chức.
Hàng nghìn người châu Âu biểu tình phản đối CETA Ngày 15/10, hàng nghìn người đã tham gia biểu tình tại Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan nhằm phản đối Thỏa thuận Thương mại ... |
Biểu tình rầm rộ tại Đức phản đối Hiệp định TTIP Cuộc biểu tình rầm rộ này giáng một đòn mới đối với hiệp định đang gây nhiều tranh cãi tại châu Âu. |
TTIP - đường xa gập ghềnh Vì nhiều lý do, TTIP khó có thể cán đích vào cuối năm 2016. |