Eurasia Review: Việt Nam muốn 'hồi sinh' AIPA

N.Kim
TGVN. Ngày 8/9, tờ Eurasia Review đã đăng bài bình luận với nhan đề “Việt Nam muốn hồi sinh AIPA” của nhà báo người Indonesia Veeramalla Anjaiah. TG&VN xin giới thiệu nội dung bài báo này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Hình ảnh phiên Bế mạc Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 41
AIPA 41: Nhiều kết quả nổi bật; Sáng kiến của Việt Nam là dấu ấn lịch sử
2234-eurasia-review
Bờ biển Việt Nam. (Nguồn: Eurasia Review)

Học giả nổi tiếng của Đại học Oxford, Tiến sĩ P.S. Jagadeesh Kumar từng mô tả sức mạnh và tiềm năng của những người trẻ bằng những từ sau: “Những bộ óc già cỗi có sức mạnh tạo ra lịch sử. Những tâm hồn trẻ có sức mạnh để thay đổi nó”.

Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện Đông Nam Á (AIPA) nhiệm kỳ 2019-2020 và Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 (AIPA 41) - cũng tin tưởng vào tiềm năng của giới trẻ, đặc biệt là các nghị sĩ trẻ. Hà Nội muốn thuyết phục tất cả các quốc gia thành viên ASEAN khác tạo nền tảng lớn hơn cho các nghị sĩ trẻ trong AIPA và sẽ đề xuất thiết lập một cơ chế nhằm tổ chức một hội nghị các nghị sĩ trẻ tại Đại hội đồng AIPA lần thứ 41.

Sáng kiến mang lại vai trò lớn hơn cho thanh niên này là một trong những nội dung chính trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng AIPA lần thứ 41, được tổ chức từ 8-10/9 tại Hà Nội.

Việt Nam - quốc gia có nhiều kinh nghiệm tổ chức nhiều cuộc họp và hội nghị quốc tế cấp cao - đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Tổ chức Đại hội đồng AIPA 41 nhằm chuẩn bị cho sự kiện này.

Do đại dịch Covid-19, Đại hội đồng AIPA lần đầu tiên họp theo hình thức trực tuyến. Việt Nam muốn đảm bảo rằng trọng tâm chính của Đại hội đồng là thúc đẩy sự gắn kết, chủ động thích ứng và phục hồi kinh tế của ASEAN sau khi đại dịch Covid-19 chấm dứt.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, nội dung chương trình nghị sự chính phải phù hợp với các ưu tiên của ASEAN liên quan đến phục hồi kinh tế, ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch Covid-19.

Phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19 là rất quan trọng. Do vậy, ASEAN muốn tập trung thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư và thương mại kỹ thuật số; phục hồi và tái khởi động chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là các cảng biển của ASEAN; chính sách đảm bảo an sinh xã hội và hệ thống y tế; và các chính sách hỗ trợ người nghèo và người thất nghiệp vốn gia tăng trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Một vấn đề ưu tiên khác của ASEAN là tìm kiếm các cam kết từ các quốc gia thành viên ASEAN nhằm tạo ra môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.

Với tư cách là Chủ tịch của cả ASEAN và AIPA, Việt Nam đã và đang cố gắng tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa ASEAN và AIPA, cũng như cách tiếp cận và mục tiêu chung trong việc giải quyết các vấn đề hiện nay của ASEAN.

Việt Nam đưa ra đề xuất tại Đại hội đồng nhằm kết nối tất cả các hoạt động của AIPA với các hoạt động của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Nước chủ nhà cũng đề xuất liên quan đến việc thực hiện chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Trao đổi với các nhà báo mới đây tại Hà Nội, bà Vũ Hải Hà, Trưởng Ban Thư ký Quốc gia AIPA 41 và Trưởng Tiểu ban nội dung AIPA 41, tuyên bố: “Quốc hội Việt Nam - Chủ tịch đương nhiệm AIPA - sẽ nỗ lực hết mình nhằm đảm bảo thành công của AIPA 41”.

Như chúng ta đã biết, tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á, cũng như các nước khác trên thế giới hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế nghiêm trọng do sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Các lệnh phong tỏa và đóng cửa tất cả các biên giới quốc tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế.

Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 diễn ra vào thời điểm quan trọng khi Đông Nam Á đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kép trầm trọng và tình hình an ninh nghiêm trọng ở Biển Đông. Người dân Đông Nam Á đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc họp quan trọng này vì tất cả các quyết định mà AIPA 41 đưa ra sẽ được chuyển tới các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Hà Nội.

Trong ba ngày diễn ra Đại hội đồng, Việt Nam muốn tập trung hơn nữa vào việc đạt được sự đồng thuận cao giữa các Nghị viện thành viên về các vấn đề và thách thức gay gắt. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam muốn hợp tác chặt chẽ với Indonesia, quốc gia đứng đầu ASEAN trên thực tế. Cả Việt Nam và Indonesia đều là đối tác chiến lược và là bạn bè thân thiết trong 65 năm qua. Hiện cả hai nước đều là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân mới đây đã có lời kêu gọi tất cả các Nghị viện thành viên AIPA nêu cao tinh thần đoàn kết, chung tay cùng các chính phủ kiềm chế đại dịch Covid-19 cũng như sự đoàn kết và gắn kết mọi mặt giữa các Nghị viện thành viên AIPA tại Đại hội đồng AIPA lần thứ 41.

Việt Nam - một trong những nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và là quốc gia yêu chuộng hòa bình - luôn mong muốn biến AIPA thành một tổ chức năng động và hiệu quả có thể hợp tác chặt chẽ với ASEAN vì những điều tốt đẹp hơn cho người dân ASEAN.

Việt Nam không bao giờ thiếu các ý tưởng để hồi sinh AIPA và biến nó thành một tổ chức hiệu quả có thể sát cánh cùng ASEAN.

Năm 2007, Việt Nam đã đề xuất các nhà lãnh đạo AIPA tổ chức đối thoại với các nhà lãnh đạo ASEAN. Đề xuất này đã được tất cả các thành viên chấp thuận và cuộc đối thoại này đang được tổ chức thường niên. Đó là một đề xuất mang tính xây dựng cao. Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc đưa các vấn đề về phụ nữ, biến đổi khí hậu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra các cuộc họp của AIPA.

Dưới sự lãnh đạo năng động của Việt Nam, người dân Đông Nam Á kỳ vọng rằng Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 sẽ mang lại những kết quả tích cực nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế hiện nay cũng như duy trì hòa bình trong khu vực.

Những điều làm nên thành công của Đại hội đồng AIPA 41

Những điều làm nên thành công của Đại hội đồng AIPA 41

TGVN. Chia sẻ với phóng viên TG&VN về những điều đọng lại từ Đại hội đồng AIPA 41, ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ ...

Bế mạc Đại hội đồng AIPA 41: Hướng tới Tầm nhìn mới cho ngoại giao Nghị viện khu vực ASEAN trong tương lai

Bế mạc Đại hội đồng AIPA 41: Hướng tới Tầm nhìn mới cho ngoại giao Nghị viện khu vực ASEAN trong tương lai

TGVN. Sáng nay 10/9, sau ba ngày làm việc, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 ...

Hội nghị AIPA 41: Nhất trí cao, kịp thời hưởng ứng

Hội nghị AIPA 41: Nhất trí cao, kịp thời hưởng ứng

TGVN. Với chủ đề “Ngoại giao Nghị viện vì Cộng đồng ASEAN Gắn kết và Chủ động thích ứng” của Đại hội đồng Liên Nghị ...

(theo Eurasia Review)

Đọc thêm

Thời tiết ngày đầu năm 2025: Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi rét đậm, rét hại, Nam Bộ có mưa rào

Thời tiết ngày đầu năm 2025: Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi rét đậm, rét hại, Nam Bộ có mưa rào

Ngày đầu Năm mới 2025, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại với nhiệt độ dưới 9 độ ...
Á hậu Trịnh Thùy Linh ghi điểm bởi hình ảnh nhẹ nhàng, quyến rũ

Á hậu Trịnh Thùy Linh ghi điểm bởi hình ảnh nhẹ nhàng, quyến rũ

Với điểm nhấn ở đôi mắt to tròn, Á hậu Trịnh Thùy Linh lựa chọn lối make-up cho hình ảnh nhẹ nhàng, long lanh nhưng không kém phần sang trọng.
Thông điệp Năm mới 2025 của Tổng thống Nga: Khi cùng nhau, tất cả ước mơ sẽ thành hiện thực

Thông điệp Năm mới 2025 của Tổng thống Nga: Khi cùng nhau, tất cả ước mơ sẽ thành hiện thực

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có lời phát biểu trước thềm Năm mới 2025 gửi tới toàn thể người dân nước này.
Truyền thông quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế và thương mại điện tử Việt Nam 2025

Truyền thông quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế và thương mại điện tử Việt Nam 2025

Sự trỗi dậy của thương mại xã hội, thanh toán kỹ thuật số... đã định vị Việt Nam là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số ...
Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp'

Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp'

Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, số phận của đất nước này nằm trong tay người dân và con đường phía trước là phải 'cùng nhau đoàn kết mạnh mẽ'.
Chủ tịch Trung Quốc chào 2025: Giữ đà làm ấm kinh tế, kiên định phương châm 'một nước, hai chế độ'

Chủ tịch Trung Quốc chào 2025: Giữ đà làm ấm kinh tế, kiên định phương châm 'một nước, hai chế độ'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định cam kết trong việc thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu, góp phần duy trì hòa bình, ổn định thế ...
Thông điệp Năm mới 2025 của Tổng thống Nga: Khi cùng nhau, tất cả ước mơ sẽ thành hiện thực

Thông điệp Năm mới 2025 của Tổng thống Nga: Khi cùng nhau, tất cả ước mơ sẽ thành hiện thực

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có lời phát biểu trước thềm Năm mới 2025 gửi tới toàn thể người dân nước này.
Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp'

Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp'

Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, số phận của đất nước này nằm trong tay người dân và con đường phía trước là phải 'cùng nhau đoàn kết mạnh mẽ'.
Chủ tịch Trung Quốc chào 2025: Giữ đà làm ấm kinh tế, kiên định phương châm 'một nước, hai chế độ'

Chủ tịch Trung Quốc chào 2025: Giữ đà làm ấm kinh tế, kiên định phương châm 'một nước, hai chế độ'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định cam kết trong việc thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu, góp phần duy trì hòa bình, ổn định thế giới.
Điểm tin thế giới sáng 1/1: Nga 'tự tin tiến lên' trong năm 2025, Hàn Quốc kêu gọi đoàn kết dân tộc, Bộ Tài chính Mỹ bị tấn công mạng

Điểm tin thế giới sáng 1/1: Nga 'tự tin tiến lên' trong năm 2025, Hàn Quốc kêu gọi đoàn kết dân tộc, Bộ Tài chính Mỹ bị tấn công mạng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/1
Tin thế giới 31/12: Tòa Hàn Quốc lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol, Nga, Ukraine trao đổi 300 tù binh, Argentina ra lệnh bắt giữ Tổng thống Nicaragoa

Tin thế giới 31/12: Tòa Hàn Quốc lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol, Nga, Ukraine trao đổi 300 tù binh, Argentina ra lệnh bắt giữ Tổng thống Nicaragoa

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hàn Quốc: Đất nước lâm khủng hoảng chưa từng có, quyền Tổng thống ra cam kết trấn an người dân

Hàn Quốc: Đất nước lâm khủng hoảng chưa từng có, quyền Tổng thống ra cam kết trấn an người dân

Chính phủ Hàn Quốc khẳng định nỗ lực hết sức để điều hành các công việc quốc gia một cách ổn định trong tất cả các lĩnh vực.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Phiên bản di động