Lan tỏa sức hấp dẫn của Việt Nam (Kỳ 3):

FDI - Lá phiếu tín nhiệm với Việt Nam (Phần 1)

Gia Thành
Bước sang năm 2023, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những “cơn gió ngược” mạnh. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế nước ngoài tin tưởng, triển vọng nền kinh tế rất tích cực trong dài hạn nhờ “lá phiếu tín nhiệm” FDI.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thắng lớn ở “chợ toàn cầu”

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2022 ghi nhận nhiều điểm sáng nổi bật, với những con số ấn tượng. Số liệu của Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, trong 11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt cả năm ngoái. Xuất siêu đạt hơn 10 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 0,6 tỷ USD.

Theo thông tin của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), đến ngày 15/12, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2022 đã đạt hơn 700 tỷ USD, tăng trên 15% so với năm ngoái. Con số này xác lập một cột mốc mới sau kết quả của năm 2021 (668,5 tỷ USD).

Năm 2022, Việt Nam được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) xếp hạng thứ 23 toàn cầu về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa. Trong ASEAN, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vị trí thứ hai, chỉ sau Singapore. Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 700 tỷ USD trong năm nay, thứ hạng của Việt Nam dự báo sẽ được nâng cao hơn trên phạm vi toàn cầu.

Song song với đó, những ngày cuối năm 2022, nhiều tín hiệu tích cực đến từ nông sản Việt. Nhiều nhóm hàng chủ lực nông sản đã hoàn thành mục tiêu xuất khẩu, thậm chí thiết lập kỷ lục mới.

Các chuyến bưởi, sầu riêng, gạo, cá, tôm... vẫn nối đuôi nhau lên đường sang các thị trường, thậm chí cả các thị trường “khó tính” những ngày cuối năm. Xuất khẩu nông sản 11 tháng đã chạm mốc 49 tỷ USD.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) nhận định, 2022 là “năm thắng lợi nhất” của ngành hàng rau quả ở “chợ toàn cầu”. Có được kết quả này là nhờ chanh leo, sầu riêng, chuối, khoai lang mở cửa được thị trường Trung Quốc; quả bưởi lấy được “visa” vào thị trường Mỹ; New Zealand cũng chấp thuận nhập khẩu quả bưởi và chanh của Việt Nam...

Ở ngành hàng gạo, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) Nguyễn Như Cường cũng vui mừng báo tin, sản lượng gạo xuất khẩu năm nay đạt kỷ lục 7 triệu tấn. Đáng chú ý, gạo Việt dần có hình hài tại thị trường khó tính, khi lần đầu tiên món cơm chiên sử dụng gạo ST25 đến từ Việt Nam trở thành “bữa trưa đặc biệt” tại Văn phòng Nội các Nhật Bản. Trong khi, ở trời Âu, thương hiệu “Cơm Việt Nam” được bày bán trên kệ 4.000 siêu thị ở Pháp.

Đặc biệt, lần đầu tiên, xuất khẩu thuỷ sản đạt 10 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2021. Đây được xem là mốc kỷ lục lịch sử của ngành thủy sản Việt Nam, sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới.

Bốn động lực chính

Chia sẻ với TG&VN về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola nhận định, Việt Nam có kết quả kinh tế vĩ mô tốt và dự báo, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ ở mức 7,2%. Đây là kết quả đáng chú ý, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang lộ diện ở các quốc gia khác trên thế giới.

Theo ông Andrea Coppola, Việt Nam có bốn động lực chính giúp Việt Nam đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng nói trên.

Thứ nhất, động lực xuất khẩu. Trong quá khứ, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam rất mạnh. Lĩnh vực này cũng đang cho thấy khả năng phục hồi ngay cả trong thời gian khủng hoảng do dịch Covid-19. Xuất khẩu sản phẩm chế biến chế tạo của đất nước là động lực chính của tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Chuyên gia kinh tế trưởng WB nhận định: “Dù tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ chậm lại do nhu cầu toàn cầu đang suy yếu nhưng lĩnh vực này sẽ tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới”.

Thứ hai, nhu cầu trong nước. Tiêu dùng trong nước và doanh số bán lẻ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2022. Điều này thể hiện qua sự phục hồi mạnh mẽ của doanh số bán lẻ, tăng 17%/năm vào tháng 10/2022, tăng mạnh so với mức 0,4%/năm vào tháng 1/2022. Lạm phát gia tăng có ảnh hưởng phần nào đến nhu cầu trong nước, dù vậy, tiêu dùng trong nước và doanh số bán lẻ vẫn sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng năm 2023.

Thứ ba, đầu tư tư nhân. Không thể phủ nhận, đầu tư tư nhân là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế. Trong 11 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021.

Thứ tư, hiệu ứng xuất phát điểm thấp. Thực tế là đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam trong năm 2021, đặc biệt là trong quý III/2022. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong năm nay một phần cũng là kết quả của hiệu ứng xuất phát điểm thấp.

“Triển vọng của kinh tế Việt Nam vẫn rất tích cực trong trung, dài hạn và sự tìm đến của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI là một lá phiếu tín nhiệm với Việt Nam”. (Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries)

Đối đầu với những “cơn gió ngược”

Dù vậy, ông Andrea Coppola cũng nhận thấy, kinh tế thế giới đang ở thời điểm đầy thách thức. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất lâu dài và sự kết hợp của nhiều cú sốc liên quan đang kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống.

Ngoài ra, có ba lực cản mạnh đã và đang tác động đến kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và có thể tác động tiêu cực trong năm 2023. Đó là áp lực lạm phát dai dẳng, điều kiện tài chính xấu đi, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác.

Trước bối cảnh đó, chuyên gia kinh tế trưởng WB cho rằng, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những “cơn gió ngược” mạnh ở cả bên ngoài và bên trong vào năm tới.

Ông Andrea Coppola nhấn mạnh: “Rủi ro bên ngoài bao gồm áp lực lạm phát toàn cầu dai dẳng, tiếp tục thắt chặt tiền tệ, sự gián đoạn liên tục trong chuỗi giá trị toàn cầu và suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn dự kiến của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Trong nước, lạm phát cao hơn và sự không chắc chắn liên quan đến rủi ro cao trong lĩnh vực tài chính có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng”.

Đồng quan điểm, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm với chủ đề “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023” diễn ra hồi tháng 12/2022, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries lưu ý rằng, những “cơn gió ngược” đang xuất hiện, bao gồm việc thắt chặt tiền tệ, nhu cầu toàn cầu suy yếu với hàng xuất khẩu của Việt Nam và những bất thường trên thị trường trái phiếu.

Những “cơn gió ngược” này khiến chuyên gia ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 từ mức 6,7% xuống 6,3%.

Giám đốc quốc gia ADB cho hay, với bối cảnh kể trên, các phản ứng chính sách của Việt Nam “cần hướng tới sự cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính. Đồng thời, Việt Nam nên cảnh giác lạm phát trong năm 2023”.

Song, ông Andrew Jeffries cũng tin tưởng rằng: “Với nền tảng kinh tế lành mạnh và khả năng lãnh đạo, Việt Nam có thể đối đầu những ‘cơn gió ngược’ trong năm 2023. Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn rất tích cực trong trung, dài hạn và sự tìm đến của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI là một lá phiếu tín nhiệm với Việt Nam”.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được nâng xếp hạng tín nhiệm

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được nâng xếp hạng tín nhiệm

Ngày 6/9, Bộ Tài chính cho biết, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài ...

Doanh nghiệp FDI phải đến Việt Nam vì đây là một đất nước của khởi nghiệp, sáng tạo

Doanh nghiệp FDI phải đến Việt Nam vì đây là một đất nước của khởi nghiệp, sáng tạo

Đó là khẳng định của nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc tại chương trình “Cà phê doanh nhân” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. ...

Dòng vốn FDI của Trung Quốc đang ‘đổ bộ’ vào Việt Nam

Dòng vốn FDI của Trung Quốc đang ‘đổ bộ’ vào Việt Nam

Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại song phương duy trì tốc ...

Phát triển xanh là trách nhiệm và cơ hội của Việt Nam

Phát triển xanh là trách nhiệm và cơ hội của Việt Nam

Với Việt Nam, việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu, mà còn là cơ ...

Việt Nam hút gần 27,72 tỷ USD vốn FDI trong năm 2022

Việt Nam hút gần 27,72 tỷ USD vốn FDI trong năm 2022

Đây là con số ước tính đến ngày 20/12/2022. Trong khi vốn đăng ký giảm, thì vốn giải ngân tăng mạnh, đạt gần 22,4 tỷ ...

Đọc thêm

Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Theo dự báo của Viện Kinh tế Đức (IW), thị trường lao động nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh ảm đạm do ảnh hưởng của suy thoái ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Sierra Leone lần thứ 63

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Sierra Leone lần thứ 63

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Sierra Leone nhân dịp kỷ niệm lần thứ 63 Quốc khánh Cộng hòa Sierra Leone (27/4/1961-27/4/2024).
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (27/4-7/5): Nắng nóng đặc biệt gay gắt có khả năng giảm dần; từ đêm 30/4 chiều, tối mưa rải rác, cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (27/4-7/5): Nắng nóng đặc biệt gay gắt có khả năng giảm dần; từ đêm 30/4 chiều, tối mưa rải rác, cục bộ có mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (27/4-7/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nhật Bản dốc sức cho tham vọng chinh phục vũ trụ

Nhật Bản dốc sức cho tham vọng chinh phục vũ trụ

Ngày 27/4, Nhật Bản chính thức ra mắt quỹ trị giá hơn 1 nghìn tỷ Yen (khoảng 6,43 tỷ USD), nhằm hiện thực hóa tham vọng chinh phục vũ trụ.
Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ do El Nino, khiến mùa nóng năm nay trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Theo dự báo của Viện Kinh tế Đức (IW), thị trường lao động nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh ảm đạm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới tại Canada.
Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Theo Yonhap, nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng chậm trong năm 2023.
Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024 vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2024 thất vọng.
Nga nói về lợi ích của sự hợp tác trong Liên minh kinh tế Á-Âu

Nga nói về lợi ích của sự hợp tác trong Liên minh kinh tế Á-Âu

Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động