Nhỏ Bình thường Lớn

FED lo lắng về viễn cảnh kinh tế Mỹ

Nhiều thành viên chủ chốt của FED lo ngại chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ làm tăng rủi ro đối với nền kinh tế.
fed lo lang ve vien canh kinh te my
Nhiều công ty Mỹ đã cắt giảm mạnh đầu tư. (Nguồn: Reuters)

Khó thực hiện lộ trình tăng lãi suất

Biên bản do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa công bố, ghi lại diễn biến cuộc họp quyết định về tương lai lãi suất trên thị trường tài chính Mỹ năm 2016 (diễn ra vào ngày 26 - 27/1/2016) cho thấy, nhiều thành viên của Ủy ban Thị trường mở (FOMC) đã bày tỏ mối quan ngại về đà lao dốc trên thị trường hàng hóa. Cùng lúc đó, thị trường tài chính biến động mạnh, làm tăng thêm rủi ro cho nền kinh tế Mỹ.

Nội dung biên bản phiên họp cũng đi vào chi tiết hơn so với tuyên bố của FOMC về lo ngại của các nhà hoạch định chính sách tới các yếu tố rủi ro đối với kinh tế Mỹ. Phần lớn các thành viên có quyền bỏ phiếu đều có chung lo ngại rằng, họ không thể dự đoán được các nguy cơ sẽ ảnh hưởng thế nào đến viễn cảnh kinh tế Mỹ. Nhưng họ đều có nhận định rằng, nếu việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu tiếp tục, đây có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế. Thậm chí một số chuyên gia còn nhận định, những tiến triển trong nền kinh tế gần đây đang làm tăng rủi ro hoặc tạo ra nhiều nguy cơ hơn trước. Do đó, việc áp dụng chính sách tài chính thắt chặt sẽ làm tăng khả năng đẩy thị trường lao dốc.

Từ tháng 12/2015, nhiều đồn đoán tỏ ra khá chắc chắn về việc FED sẽ thực hiện tăng lãi suất bốn lần trong năm nay. Tuy nhiên, Chủ tịch FED Janet Yellen trong phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ tuần trước thận trọng cho rằng, Cơ quan này có thể trì hoãn kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ, nhằm đánh giá phản ứng của nền kinh tế trước những biến động gần đây. Nhiều thành viên tham dự phiên họp của FOMC vẫn tiếp tục dự đoán việc điều chỉnh từ từ chính sách tiền tệ là hợp lý, nhưng tất cả đều nhấn mạnh rằng thời điểm và cách thay đổi sẽ phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế trong tương lai, các diễn biến trên thị trường tài chính và các giả thiết về triển vọng kinh tế trong tầm trung hạn.

Các nhà hoạch định chính sách FED muốn tận mắt chứng kiến lạm phát tăng lên mức 2% trước khi họ ủng hộ việc một lần nữa nâng lãi suất. Tuy nhiên, theo khảo sát của Tập đoàn tài chính CME, giới đầu tư tin rằng FED sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để nâng lãi suất trong phiên họp tháng Ba tới và chưa đến 50% ủng hộ khả năng tăng chi phí đi vay trước khi năm 2016 kết thúc.

Những dấu hiệu chững lại

Theo các quan chức của FED, năm qua, nền kinh tế Mỹ đã đón nhận những tín hiệu lạc quan về thị trường lao động, nhưng một số số liệu về sản xuất và tiêu dùng lại không mấy lạc quan. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống còn 4,9% trong tháng Một. Số người chưa có việc làm trở về mức trước khi định chế tài chính Lehman Brothers Holdings Inc. phá sản. Tuy nhiên, Quý IV/2015, tăng trưởng kinh tế Mỹ chỉ đạt 0,7% sau khi tăng lần lượt 2% trong quý III và 3,9% trong quý II. Nguyên nhân được cho là do tiêu dùng giảm và các doanh nghiệp giảm đầu tư để giảm hàng tồn kho.

Trong tháng 12/2015, số đơn đặt mua hàng hóa lâu bền mới của Mỹ đã giảm 5,1%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8/2014, trong bối cảnh tình trạng lao dốc của giá dầu và việc đồng USD tăng giá gây sức ép lên nhiều doanh nghiệp Mỹ. Số liệu mới này cho thấy đà tăng trưởng kinh tế Mỹ đã bị “hãm phanh” vào cuối năm 2015.

Các nhà kinh tế lo ngại rằng giá dầu sụt giảm và "đồng bạc xanh" mạnh lên sẽ tiếp tục tác động đến kinh tế Mỹ vào đầu năm 2016, trong bối cảnh nhu cầu ở nước ngoài giảm sút và triển vọng kinh doanh không mấy sáng sủa, với lượng tồn kho khá lớn. Nhà kinh tế Thomas Costerg, thuộc Ngân hàng Standard Chartered (New York), cho biết các công ty Mỹ đang cắt giảm mạnh đầu tư.

Người ta cũng lo ngại về việc nền kinh tế Trung Quốc và nhiều nước mới nổi giảm tốc có thể sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ hơn dự báo. Biên bản phiên họp của FED cũng lưu ý rằng đà lao dốc của giá năng lượng và đà tăng của USD "có thể cho thấy rằng sẽ thời gian để lạm phát tăng lên mức mục tiêu 2% sẽ dài hơn dự kiến".

An Sinh (Theo Bloomberg, Reuters)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng,  USD 'đẩy thuyền' Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng, USD 'đẩy thuyền'
Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào? Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào?
Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'? Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'?