TIN LIÊN QUAN | |
G20 không đạt tiến triển về thương mại tự do, chống bảo hộ mậu dịch | |
G20 khẳng định cơ chế hợp tác đa phương giải quyết mọi thách thức toàn cầu |
Cuộc họp diễn ra bên lề Hội nghị mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – nơi các nước thành viên đang tìm cách khẳng định sự ủng hộ đối với thương mại mở và hội nhập toàn cầu trước quan điểm bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Trung Quốc năm 2016. (Nguồn: Sputniknews) |
Trước thềm cuộc họp, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda cho biết, các quan chức tài chính G20 sẽ thảo luận về triển vọng kinh tế thế giới và sự phát triển của thị trường tài chính.
Ông Kuroda cho biết, nền kinh tế Nhật Bản dần phục hồi và đang trên đà tăng trưởng. Nỗ lực thúc đẩy lạm phát vẫn chưa đủ mạnh, nên BoJ chắc chắn sẽ tiếp tục chủ trương nới lỏng tiền tệ để đạt mục tiêu 2% lạm phát sớm nhất có thể.
Các bất ổn toàn cầu hiện nay liên quan tới việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, chủ nghĩa bảo hộ lên cao tại một số nước phát triển, trong đó có các nước châu Âu.
Theo IMF, các rủi ro khác đối với kinh tế thế giới còn bao gồm việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến có thể ảnh hưởng tới một số nền kinh tế phát triển cũng như việc Trung Quốc phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng nhanh quá mức để thúc đẩy tăng trưởng.
Nhóm G20 gồm các nước Argentina, Australia, Brazil, Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
G-20: Hội nghị “đáng quên” của ông Obama Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một hội nghị thượng đỉnh G-20 không thể đáng buồn hơn, đặc biệt khi đây lại là hội ... |
Vì sao Hội nghị G20 được tổ chức ở Hàng Châu? Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã khai mạc ngày 4/9 tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang - nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập ... |
Chuyên gia Ấn Độ: G20 có nguy cơ mất trọng tâm G20 đối diện với rủi ro mất trọng tâm do chương trình nghị sự mở rộng chưa từng có. |