Chuyên gia Ấn Độ: G20 có nguy cơ mất trọng tâm

G20 đối diện với rủi ro mất trọng tâm do chương trình nghị sự mở rộng chưa từng có.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen gia an do g20 co nguy co mat trong tam G20 tìm giải pháp cho an ninh mạng toàn cầu
chuyen gia an do g20 co nguy co mat trong tam Ai Cập đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị G20

Ông Arvind Panagariya, Phó Chủ tịch NITI Aayog* – đại diện Sherpa của Ấn Độ tại G20 đã nhấn mạnh điều đó khi trả lời phỏng vấn của Economic Times trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc (4-5/9).

chuyen gia an do g20 co nguy co mat trong tam
Ông Arvind Panagariya. (Nguồn: Bloomberg)

Một diễn đàn quá nhiều tầng nấc

Ấn Độ đang thúc đẩy điều gì tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới?

Chương trình nghị sự đã được nước Chủ tịch năm nay (Trung Quốc) xây dựng, song trong đó chúng tôi cũng nêu ra các lĩnh vực quan tâm của Ấn Độ. Ấn Độ đã và đang thúc đẩy việc cắt giảm chi phí giao dịch và vấn đề trao đổi chuyên gia xuyên biên giới.

Ấn Độ có quan điểm như thế nào đối với chương trình nghị sự về phát triển?

Là một phần trong chương trình nghị sự về phát triển, Ấn Độ đang thúc đẩy xóa nghèo và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ nhiên liệu hóa thạch và sau thu hoạch (post-harvest).

Ấn Độ dưới thời chính quyền hiện nay sẽ tập trung hơn vào vấn đề tham nhũng tại G20?

Ấn Độ có quan điểm rất cứng rắn về tham nhũng, điều này có nghĩa là sẽ không hề có sự khoan nhượng. Nhìn chung Ấn Độ ủng hộ các sáng kiến ở diễn đàn, trong đó có việc từ chối làm nơi trú ẩn an toàn cho các cá nhân tham nhũng. Nạn tham nhũng đang hoành hành rất mạnh dưới thời các chính quyền hiện nay. Chúng tôi ủng hộ việc mở rộng phạm vi chống tham nhũng ngoài khuôn khổ G20 vì nhiều nơi "trú ẩn" của nạn tham nhũng không nằm trong các nước G20.

chuyen gia an do g20 co nguy co mat trong tam
Nhân viên an ninh tại một ga tàu điện ngầm ở Hàng Châu, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2016. (Nguồn: Reuters)

Trước tình hình đang diễn ra ở Pakistan, Ấn Độ dường như đang thúc đẩy thảo luận về vấn đề khủng bố?

Chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi chống lại khủng bố dưới mọi hình thức, vì thế chúng tôi sẽ thúc đẩy vấn đề này tại Hội nghị. Tuy nhiên, vào thời điểm này, các nước khác cũng nêu lên (một cách mạnh mẽ) bởi họ đã phải chịu đựng các cuộc tấn công như ở Paris và Brussels. Vì thế, Hội nghị có sự ủng hộ chung đối với cuộc chiến chống khủng bố.

Ấn Độ đã quyết định nào về việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20?

Chúng tôi từng định đăng cai tổ chức Hội nghị năm 2018 song Argentina nhận việc này. Năm 2019 là đến lượt đăng cai của chúng tôi nhưng chúng tôi chưa quyết định vì năm đó sẽ diễn ra tổng tuyển cử. Chúng tôi vẫn còn thời gian để cân nhắc vì sự điều chỉnh sẽ được quyết định tại Đức (nước đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2017 – PV).

Đâu là vai trò chính của G20 ngày nay?

Tôi cảm giác rằng chương trình nghị sự đã mở rộng quá nhiều. Mỗi nước Chủ tịch đều muốn thêm vào các nội dung mà quên mất đặc thù của nó trong chương trình nghị sự. Thế là diễn đàn bổ sung một số điểm trong khi những điểm cũ hơn không mất đi. Do đó, diễn đàn trở nên quá rộng và có quá nhiều tầng nấc, dẫn đến hệ quả là sẽ có nguy cơ mất trọng tâm. Tôi có thể đề nghị rằng chúng ta nên thảo luận điều này tại cuộc họp Sherpa sau Hội nghị thượng đỉnh.

Chúng ta có điểm mới nào liên quan đến thuế?

Các biện pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) rất tốt. Quan điểm của Ấn Độ là công cụ này đúng nhưng cần phải thực hiện ngày càng rộng hơn. Chúng tôi cần tìm ra các cách thức để khiến các quốc gia cũng ký tham gia BEPS.

Quan điểm của đoàn Ấn Độ trước thềm Hội nghị?

Tôi có lẽ là một trong 2-3 người muốn thúc đẩy các cuộc thảo luận theo hướng lạc quan. Có nhiều cách nhìn khá u ám và phần lớn có quan điểm rằng sự tăng trưởng đang trở nên tồi tệ. Tôi cho rằng Ấn Độ - một quốc gia rộng lớn, đang tăng trưởng ở mức 7,5% và Trung Quốc là một nền kinh tế 10 ngàn tỷ USD và với tốc độ tăng trưởng 6%, sẽ có thêm 600 tỷ USD nữa. Vì thế, tôi không nghĩ rằng nền kinh tế chỉ có ảm đạm và sụt giảm.

Khuôn khổ nào sẽ được đưa ra đối với quyền sở hữu trí tuệ (IPR)?

Có sự linh hoạt nhất định theo khuôn khổ Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và bất cứ điều gì giảm đi tính linh hoạt đó sẽ không được Ấn Độ chấp nhận. Vì thế hiện nay, những văn bản này có một số cách diễn giải mà những người ở Phòng Chính sách và Xúc tiến công nghiệp (DIPP, thuộc Bộ Công Thương) nhận thấy có một chút vi phạm đến Hiệp định. Chúng tôi phải đấu tranh với điều này tại Hội nghị.

Ấn Độ sẽ đạt mốc tăng trưởng 8%

Theo ông, nền kinh tế Ấn Độ đang đi đến đâu?

Chúng tôi sẽ vượt qua mốc tăng trưởng 8% nhưng vào quý nào thì chúng ta hãy chờ xem. Thậm chí, tôi cảm thấy chúng tôi sẽ đạt mức 8% trong năm nay bởi tôi không thấy điều gì có thể cản trở những gì mà chúng tôi đã đạt được trong năm qua.

Điều gì khiến ông lạc quan về mốc tăng trưởng 8%?

Mùa mưa (monsoon) là một điều kiện thuận lợi lớn. Một số cải cách trong quá khứ đã phát huy hiệu quả sau thời gian chậm trễ cũng là dấu hiệu tốt, chẳng hạn như Ấn Độ đã vượt Trung Quốc về FDI. Tôi cho rằng chúng tôi bắt đầu chứng kiến sự thay đổi vì thông điệp mà Thủ tướng đưa là thay đổi.

Đầu tư tài sản cố định đang chậm hơn so với năm ngoái. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng?

Đầu tư tư nhân đang trở nên tốt hơn trong năm nay và tôi rất tin tưởng bởi tình hình hiện đã khác biệt. Bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy một sự chuyển đổi nhỏ trong các lĩnh vực đã thực sự đi xuống như lĩnh vực thép và xây dựng.

chuyen gia an do g20 co nguy co mat trong tam
Sự phục hồi nhẹ của lĩnh vực thép và xây dựng của Ấn Độ là dấu hiệu tốt. (Nguồn: Rediff)

Tác động sẽ mạnh hơn trong lĩnh vực ngân hàng?

Vấn đề liên quan đến ngân hàng thì phức tạp bởi có thể rõ ràng hơn nhưng sẽ kèm theo rủi ro còn lớn hơn. Có lẽ Chính phủ đã thận trọng khi không kéo theo rủi ro khác khi mọi thứ đang đi xuống. Về cơ bản, đây là sự khôn ngoan khi dè dặt hơn trong hành động.

Với việc lựa chọn một chương trình nghị sự lập pháp, liệu chúng ta sẽ chứng kiến sự thúc đẩy đối với việc triển khai rộng lớn hơn?

Thủ tướng đã thúc đẩy việc thực thi rộng khắp cả nước. Ông ấy là người của hành động. Ông liên tục hỏi về tiến triển trong các vấn đề này. NITI Aayog đã được tham vấn để thường xuyên trình bày về cơ sở hạ tầng, chủ yếu là về việc thực hiện và thi hành.

Có sáng kiến nào đang được xem xét theo khía cạnh thực hiện?

Tôi đang thúc đẩy các khu vực việc làm ven biển bởi cuối cùng thì những gì chúng ta cần là thu hút các công ty ngoài Trung Quốc đến Ấn Độ. Chúng ta may mắn có Thủ tướng và hai Bộ trưởng dệt may và điện tử rất quan tâm vấn đề này. Hiện chúng tôi phải tiến hành thảo luận với các bộ trưởng về việc triển khai và thực hiện.

*Được thành lập vào tháng 1/2015, NITI Aayog là nhóm chuyên gia cố vấn về chính sách hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ, thiết kế các chương trình và chính sách chiến lược và dài hạn cho chính phủ cũng như đưa ra các lời khuyên thích hợp cho các bang.

chuyen gia an do g20 co nguy co mat trong tam Bộ trưởng G20 thảo luận các thách thức kinh tế thế giới

Ngày 23/7, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ...

chuyen gia an do g20 co nguy co mat trong tam “Một mình Trung Quốc không thể cứu kinh tế thế giới”

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 22/7 cho biết, thế giới không thể chỉ dựa vào Trung Quốc để tránh nguy cơ suy ...

chuyen gia an do g20 co nguy co mat trong tam Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ là chủ đề chính của hội nghị G20

Đã qua rồi cái thời phải tạo áp lực thắt chặt tài chính toàn cầu.

Vinh Hà (giới thiệu)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Thời gian trực tiếp làm việc cùng Báo Thế giới và Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc về tinh thần ...
Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Quảng Ninh đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động