Nhỏ Bình thường Lớn

G20: Tranh chấp thương mại đe dọa đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dù đều nhất trí cho rằng ranh chấp thương mại là mối đe dọa đối với tăng trưởng toàn cầu, nhưng không thảo luận bước đi cụ thể nào về thương mại và vấn đề tranh chấp thương mại Mỹ - Trung. 
TIN LIÊN QUAN
g20 tranh chap thuong mai de doa da tang truong kinh te toan cau Thương mại tự do là trọng tâm tại hội nghị các bộ trưởng G20
g20 tranh chap thuong mai de doa da tang truong kinh te toan cau ​IMF: "Không có nước nào thắng" trong các cuộc chiến thương mại

Phát biểu với báo giới ngày 20/4 sau cuộc họp tại thủ đô Washington diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ trưởng Tài chính Argentina Nicolas Dujovne nói: “Chúng tôi không thảo luận bước đi cụ thể nào về thương mại. G20 không phải là nơi bàn thảo giải quyết vấn đề liên quan. Đó là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)". 

Đây được coi là sự thiếu vắng đáng ngạc nhiên đối với một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt kinh tế toàn cầu vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và ngăn chặn các nguy cơ khác. Bộ trường Dujovne nói thêm: “Chúng tôi cũng cần nhận thấy những hạn chế của mình… và cố gắng tìm ra một sự đồng thuận, ngay cả khi sự đồng thuận đó hạn hẹp hơn mức mong muốn”. Các bộ trưởng G20 đã bày tỏ sự quan ngại về sự gia tăng của “chính sách hướng nội”.

g20 tranh chap thuong mai de doa da tang truong kinh te toan cau
Bộ trưởng Tài chính Argentina Nicolas Dujovne. (Nguồn: Buenos Aires Times)

Bên cạnh đó, cuộc họp đề cập tới nhiều vấn đề đang "nóng" ở thế giới như việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến ở Mỹ và châu Âu có thể gây ảnh hưởng tới các thị trường tài chính, dẫn tới mất cân bằng tài chính cũng như các nguy cơ địa chính trị như cuộc xung đột ở Syria. Do không thể thống nhất ý kiến về chủ nghĩa đa phương cũng như thương mại, nên các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng G20 không thể đưa ra được tuyên bố chung. 

G20 bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Vương quốc Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Argentina giữ chức Chủ tịch luân phiên G20 trong năm 2018. 

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng chỉ ra những căng thẳng thương mại là rủi ro chính đối với sự phục hồi thương mại toàn cầu. Giám đốc IMF Christine Lagarde nói rằng tranh chấp làm suy giảm sự tự tin và có thể tác động đến đầu tư. Bà kêu gọi các chính phủ “tránh xa chủ nghĩa bảo hộ” và giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại thay vì hành động đơn phương. Đầu tư và thương mại là hai động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng.

g20 tranh chap thuong mai de doa da tang truong kinh te toan cau Fed nâng lãi suất lên mức cao nhất trong một thập niên

Rạng sáng ngày 22/3 (giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm ...

g20 tranh chap thuong mai de doa da tang truong kinh te toan cau Argentina củng cố năng lực an ninh trên không

Ngày 17/1, Bộ Quốc phòng Argentina thông báo ký hợp đồng hiện đại hóa hệ thống radar nhằm đảm bảo an ninh bầu trời phục ...

g20 tranh chap thuong mai de doa da tang truong kinh te toan cau Pháp muốn thúc đẩy G20 điều chỉnh đồng tiền ảo Bitcoin

​Ngày 17/12, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno le Maire cho biết, Pháp sẽ đề nghị Argentina, Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát ...

(theo AFP)

Tin cũ hơn

Ấn Độ 'chốt' sẽ mua dầu giá rẻ từ Nga; doanh thu của Moscow giảm dù khối lượng xuất khẩu tăng Ấn Độ 'chốt' sẽ mua dầu giá rẻ từ Nga; doanh thu của Moscow giảm dù khối lượng xuất khẩu tăng
Lần đầu tiên sau 4 năm, Fed hạ lãi suất, một cơ quan tiền tệ nhanh chóng 'theo chân' Lần đầu tiên sau 4 năm, Fed hạ lãi suất, một cơ quan tiền tệ nhanh chóng 'theo chân'
Hạ nghị sĩ Mỹ nói điều gây sốc liên quan đến lệnh trừng phạt Nga, một lĩnh vực 'chịu đòn' nặng nhất Hạ nghị sĩ Mỹ nói điều gây sốc liên quan đến lệnh trừng phạt Nga, một lĩnh vực 'chịu đòn' nặng nhất
Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2: ‘Cơn gió ngược’ từ Mông Cổ, toan tính xoay trục của Nga và niềm tin ở một Trung Quốc đang ‘khát’ năng lượng Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2: ‘Cơn gió ngược’ từ Mông Cổ, toan tính xoay trục của Nga và niềm tin ở một Trung Quốc đang ‘khát’ năng lượng
Giá vàng hôm nay 19/9/2024: Giá vàng 'nổi sóng' vì Fed, có một rủi ro, thị trường 'ngắm' mốc 2.800 USD/ounce Giá vàng hôm nay 19/9/2024: Giá vàng 'nổi sóng' vì Fed, có một rủi ro, thị trường 'ngắm' mốc 2.800 USD/ounce
Nhiều quốc gia 'nối gót' Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, 'hiệu ứng domino' manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có kịp trở tay? Nhiều quốc gia 'nối gót' Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, 'hiệu ứng domino' manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có kịp trở tay?
Ngành công nghiệp ô tô châu Âu 'rơi tự do', Volkswagen chỉ là 'nạn nhân đầu tiên', 'gã khổng lồ' Trung Quốc trỗi dậy Ngành công nghiệp ô tô châu Âu 'rơi tự do', Volkswagen chỉ là 'nạn nhân đầu tiên', 'gã khổng lồ' Trung Quốc trỗi dậy
Indonesia nên khai thác thị trường công nghiệp Halal rộng lớn Indonesia nên khai thác thị trường công nghiệp Halal rộng lớn
Tránh trừng phạt, Trung Quốc và Nga chọn hướng đi mới, không cần sử dụng Ruble hay Nhân dân tệ Tránh trừng phạt, Trung Quốc và Nga chọn hướng đi mới, không cần sử dụng Ruble hay Nhân dân tệ
EU sắp bỏ phiếu liên quan đến xe điện Trung Quốc, Đức lên tiếng, muốn tránh một cuộc chiến thương mại EU sắp bỏ phiếu liên quan đến xe điện Trung Quốc, Đức lên tiếng, muốn tránh một cuộc chiến thương mại
Không chỉ 'nhòm ngó', Nigeria tham vọng 'dẫn đầu' thị trường Halal toàn cầu Không chỉ 'nhòm ngó', Nigeria tham vọng 'dẫn đầu' thị trường Halal toàn cầu
Giá vàng hôm nay 18/9/2024: Giá vàng SJC nhảy vọt, thế giới được dự báo phá đỉnh, giới đầu tư có thể quay lưng Giá vàng hôm nay 18/9/2024: Giá vàng SJC nhảy vọt, thế giới được dự báo phá đỉnh, giới đầu tư có thể quay lưng