G7 có thể thêm thành viên: Càng đông, khó vui

Minh Vương
TGVN. Quyết định kết nạp thêm thành viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể xáo trộn đáng kể tới cơ cấu và tầm nhìn của G7. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
g7 co the them thanh vien cang dong kho vui EU bình luận về khả năng mở rộng G7, Mỹ chính thức mời Ấn Độ tham dự Hội nghị
g7 co the them thanh vien cang dong kho vui Khác với Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada nêu lý do Nga 'không được chào đón' quay trở lại G7
g7 co the them thanh vien cang dong kho vui
Tổng thống Trump có nhiều lý do để nghĩ về một Thượng đỉnh G7 mở rộng. (Nguồn: Reuters)

Ngày 30/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoãn tổ chức Thượng đỉnh G7 trên đất Mỹ vào tháng Sáu, sự kiện ông từng cho là biểu tượng của nước Mỹ “trở lại với sự vĩ đại”. Song nỗi buồn nhỏ đó chẳng thể ngăn cản nhà lãnh đạo này thu hút sự chú ý của giới truyền thông một lần nữa, khi ông ngay lập tức công bố kế hoạch tổ chức một Thượng đỉnh G7 mở rộng vào tháng Chín, với đề xuất mở rộng thành viên cho Nga, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Đâu là cơ sở cho quyết định táo bạo này?

Bối cảnh mới

Đầu tiên, quyết định hoãn G7 tháng Sáu và tổ chức G7 mở rộng tháng Chín được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Theo đó, bà Merkel đã cảnh báo về hiểm họa y tế từ sự lây lan của đại dịch Covid-19, đồng thời khẳng định sẽ không tham gia Thượng đỉnh G7 tại Washington nếu ông Trump vẫn tiến hành theo kế hoạch. Điều này đã khiến ông chủ Nhà Trắng buộc phải thay đổi lịch trình, bởi việc bà Merkel từ chối tham dự Thượng đỉnh G7 có thể khiến nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của ông Trump trong G7 trên đất Mỹ bị suy yếu. Đáng ngại hơn, quyết định của bà Merkel đã khiến Anh, Italy, Pháp, Đức, Nhật Bản và Canada, vốn đang chống dịch, do dự khi phải tham gia G7 theo hình thức gặp mặt trực tiếp.

Thêm vào đó, G7 lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung gia tăng căng thẳng, dẫn đến đối đầu ngày càng lớn trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự. Không những chỉ trích trách nhiệm của Bắc Kinh trong kiểm soát đại dịch Covid-19, Washington đã liên tục thách thức nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, nền tảng trong quan hệ song phương khi ủng hộ Đài Loan (Trung Quốc), ngừng quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong (Trung Quốc) và lên tiếng về vấn đề người Ngô Duy Nhĩ.

Ngày 1/6, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Kelly Craft đã gửi công hàm lên Tổng Thư ký Antonio Guterres phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Về kinh tế, khi thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu Mỹ-Trung còn chưa ráo mực, hai bên đã có xu hướng quay lưng: Washington muốn dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất khỏi Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đã ngừng thu mua nông sản Mỹ nhằm trả đũa chính sách Hong Kong của Washington.

Tin liên quan
g7 co the them thanh vien cang dong kho vui Ủng hộ các nước Đông Nam Á, Mỹ gửi công hàm lên LHQ bác 'tuyên bố chủ quyền quá đáng' của Trung Quốc ở Biển Đông

Về quân sự, Mỹ thường xuyên điều tàu chiến thực hiện quyền tự do hàng hải tại Eo biển Đài Loan và Biển Đông, sau khi Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ở hai khu vực này.

Thêm mợ, chợ khó vui

Trong bối cảnh đó, quyết định của Tổng thống Donald Trump là nhằm tìm kiếm giải pháp cho cả hai vấn đề này.

Thứ nhất, đó là gửi tín hiệu cảnh báo tới các quốc gia còn đang do dự về tham dự G7 tháng Chín tới, đặc biệt là bốn nước châu Âu, vốn đang tiếp tục duy trì lệnh trừng phạt với Moscow sau khi Nga tiến hành sát nhập Crimea vào lãnh thổ. Ông Trump đang đánh tiếng rằng Nga, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ hoàn toàn có thể thay thế vai trò mà bốn quốc gia châu Âu để lại và với việc không tham dự G7, EU sẽ đánh mất quyền lợi và tầm ảnh hưởng của mình một khi Nga-Mỹ hợp tác. Do đó, ngay sau tuyên bố của ông Trump, Cao ủy EU về chính sách đối ngoại Joseph Borrell đã lên tiếng phản đối, cho rằng Nga sẽ không trở lại chừng nào nước này có thay đổi cần thiết và sẵn sàng cho đối thoại. Theo ông Borrell, chủ nhà G7 có quyền mời “khách”, song không thể thay đổi tư cách thành viên hay cơ cấu của nhóm.

Thứ hai, ông Trump đang cố hiện thực hóa điều ông từng nói khi tranh cử và trong các Thượng đỉnh lần trước – đưa Nga trở lại G7. Từ lâu, Tổng thống Mỹ đã muốn cải thiện quan hệ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, song gặp sự phản đối mạnh mẽ từ lưỡng đảng. Do đó, ông Trump hy vọng tận dụng vai trò chủ nhà và sự vắng mặt của các quốc gia khác để đưa Nga trở lại G7.

Thứ ba, ông Trump mong muốn có thể tận dụng sự kiện này như diễn đàn đối trọng với Trung Quốc. Sự xuất hiện của Ấn Độ và Australia sẽ tái hiện “Bộ Tứ” tại G7 mở rộng. Hàn Quốc có mối quan tâm với Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề Triều Tiên. Trong khi đó, thời gian qua, lãnh đạo châu Âu đã liên tục chỉ trích chính sách Hong Kong của Trung Quốc. Do đó, ông Trump hy vọng G7 mở rộng sắp tới là cơ hội để ông đề xuất giải pháp và tìm kiếm sự ủng hộ trong cạnh tranh Bắc Kinh, xây dựng hình ảnh mang tính dẫn dắt, “làm đẹp” hồ sơ tranh cử tháng Mười tới.

Như vậy, tầm nhìn của ông Trump về G7 sắp tới đã rõ. Từ một diễn đàn để các ông lớn phương Tây gặp gỡ, chia sẻ tầm nhìn, tăng cường hợp tác vì mục tiêu chung, G7 giờ đang đứng trước nguy cơ trở thành “Mỹ và những người bạn”. Châu Âu đã và sẽ tiếp tục phản đối sự trở lại của Nga, còn Trung Quốc cũng không dễ chịu trước sự tập hợp “tình cờ” này. Càng đông, khó vui là vậy.

g7 co the them thanh vien cang dong kho vui

Tổng thống Mỹ tuyên bố hoãn hội nghị thượng đỉnh G7, mời thêm quốc gia nào?

TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/5 tuyên bố ông sẽ hoãn hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế ...

g7 co the them thanh vien cang dong kho vui

Mỹ tham gia thỏa thuận về trí tuệ nhân tạo của nhóm G7, do mối đe dọa từ Trung Quốc

TGVN. Mỹ đang lên kế hoạch tham gia một tổ chức quốc tế chuyên tư vấn cho các công ty và chính phủ về sự phát ...

g7 co the them thanh vien cang dong kho vui

Tổng thống Trump xác nhận các kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Mỹ

TGVN. Ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận các kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát ...

Minh Vương

Bài viết cùng chủ đề

Thượng đỉnh G7

Đọc thêm

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều ngày 31/12, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Tối 31/12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 10 sự kiện nổi bật của Thành phố trong năm 2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Burnley vs Stoke City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Burnley vs Stoke City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Luton Town vs Norwich City...
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi: UNCLOS 1982 - 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi: UNCLOS 1982 - 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông

UNCLOS cung cấp khuôn khổ pháp lý toàn diện để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Nghị quyết số 57: Xung lực để đất nước phát triển bền vững

Nghị quyết số 57: Xung lực để đất nước phát triển bền vững

Trong thời đại công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn giúp các quốc gia nâng cao sức cạnh tranh.
Thông điệp Năm mới 2025 của Tổng thống Nga: Khi cùng nhau, tất cả ước mơ sẽ thành hiện thực

Thông điệp Năm mới 2025 của Tổng thống Nga: Khi cùng nhau, tất cả ước mơ sẽ thành hiện thực

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có lời phát biểu trước thềm Năm mới 2025 gửi tới toàn thể người dân nước này.
Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp'

Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp'

Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, số phận của đất nước này nằm trong tay người dân và con đường phía trước là phải 'cùng nhau đoàn kết mạnh mẽ'.
Chủ tịch Trung Quốc chào 2025: Giữ đà làm ấm kinh tế, kiên định phương châm 'một nước, hai chế độ'

Chủ tịch Trung Quốc chào 2025: Giữ đà làm ấm kinh tế, kiên định phương châm 'một nước, hai chế độ'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định cam kết trong việc thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu, góp phần duy trì hòa bình, ổn định thế giới.
Điểm tin thế giới sáng 1/1: Nga 'tự tin tiến lên' trong năm 2025, Hàn Quốc kêu gọi đoàn kết dân tộc, Bộ Tài chính Mỹ bị tấn công mạng

Điểm tin thế giới sáng 1/1: Nga 'tự tin tiến lên' trong năm 2025, Hàn Quốc kêu gọi đoàn kết dân tộc, Bộ Tài chính Mỹ bị tấn công mạng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/1
Tin thế giới 31/12: Tòa Hàn Quốc lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol, Nga, Ukraine trao đổi 300 tù binh, Argentina ra lệnh bắt giữ Tổng thống Nicaragoa

Tin thế giới 31/12: Tòa Hàn Quốc lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol, Nga, Ukraine trao đổi 300 tù binh, Argentina ra lệnh bắt giữ Tổng thống Nicaragoa

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hàn Quốc: Đất nước lâm khủng hoảng chưa từng có, quyền Tổng thống ra cam kết trấn an người dân

Hàn Quốc: Đất nước lâm khủng hoảng chưa từng có, quyền Tổng thống ra cam kết trấn an người dân

Chính phủ Hàn Quốc khẳng định nỗ lực hết sức để điều hành các công việc quốc gia một cách ổn định trong tất cả các lĩnh vực.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động