TIN LIÊN QUAN | |
Chuyến thăm mở tầm nhìn phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản | |
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản |
Sự kiện này cho thấy sự tin cậy của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam cũng như uy tín và vai trò quốc tế của Việt Nam trong khu vực. Sau 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai bên đã nâng cấp quan hệ thành Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á vào năm 2009 và trở thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh ở châu Á vào năm 2014.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản ngày 26/5. |
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt hơn 28 tỷ USD năm 2015 và khoảng 6,4 tỷ USD trong quý I/2016. Là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam với hơn 3.000 dự án đầu tư trực tiếp, tổng vốn đăng ký trên 39 tỷ USD, Nhật Bản đã cam kết tài trợ hơn 27 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam, giúp Việt Nam đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, các công trình an sinh và xóa đói giảm nghèo.
Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Trong đó, dấu ấn quan trọng trong quan hệ song phương, là chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nhật Bản tháng 9/2015, với việc hai nước ký “Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam – Nhật Bản”.
Nhật Bản là thành viên quan trọng của nhóm 7 nước công nghiệp G7 cùng các nước Đức, Anh, Pháp, Italia, Hoa Kỳ và Canada. Đây là nhóm nước quan trọng trên thế giới, bởi G7 chiếm tới 64% tài sản toàn cầu và 47% GDP thế giới; là diễn đàn giúp các nước phát triển hàng đầu tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất quan điểm, lập trường về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Tại Hội nghị G7 lần này ở tỉnh Mie, G7 sẽ thảo luận về nhiều vấn đề như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu; giải quyết những thách thức an ninh quốc tế… Việc Nhật Bản và các nước G7 lần đầu tiên mời Việt Nam tham dự hội nghị G7 mở rộng thể hiện sự tin cậy, đánh giá cao vị thế, vai trò và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam vào việc xây dựng hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Với Việt Nam, đây là cơ hội thể hiện tinh thần trách nhiệm đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề quan tâm chung của khu vực và quốc tế. Việt Nam mong muốn đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, cùng các quốc gia khác giải quyết các thách thức toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này cho thấy Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục được củng cố, phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất, góp phần vào hoà bình, ổn định và phát triển trên trong khu vực và toàn cầu.
Nhân dịp Hội nghị G7, Thủ tướng Nhật Bản Abe sẽ có cuộc hội đàm song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron, nội dung chủ yếu trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ sẽ là vấn đề về phòng chống tội phạm tại các căn cứ quân sự Mỹ, vấn đề khủng bố, người tị nạn, họp tác thương mại, an ninh mạng và vấn đề an ninh hàng hải, tranh chấp ở Biển Đông...
Khoảng 70.000 nhân viên cảnh sát, cảnh vệ của tỉnh Mie và 7 tỉnh lân cận được huy động tới khu vực diễn ra Hội nghị G7 và Nhật Bản xem đây như là một chiến dịch an ninh lớn nhất để bảo vệ an toàn cho Hội nghị. Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng huy động máy bay tuần tra, các chiến hạm quanh khu vực để ngăn chặn khủng bố và bạo lực.
Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay Chabu-Nagoya, Nhật Bản Chiều 26/5 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Chabu-Nagoya, tỉnh Aichi, bắt ... |
Thủ tướng lên đường thăm Nhật Bản và dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng Sáng sớm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ đã rời Hà Nội, lên đường thăm ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Nhật Bản và tham dự Hội ... |