📞

G7 - Niềm tự hào Thương hiệu Việt

QT. 16:51 | 21/11/2020
TGVN. Sau 17 năm không ngừng nỗ lực đầy tâm huyết, G7 đã khẳng định được vị thế trên toàn cầu, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng vị thế cho thương hiệu và ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới.

G7 – Cà phê năng lượng thứ thiệt là thương hiệu cà phê được yêu thích trên toàn cầu.

G7 - Khát vọng lớn cho thương hiệu Việt

Ngày 23/11/2003, thương hiệu cà phê năng lượng thứ thiệt G7 chính thức ra đời, được đặt tên theo từ viết tắt của “Group of Industrial Countries” gồm 7 quốc gia phát triển trên thế giới, thể hiện khát vọng thống ngự những thị trường hàng đầu, xây dựng nên một vị thế mới xứng đáng cho ngành cà phê Việt Nam trên toàn cầu.

Ngày hội G7 vào ngày 23/11/2003 đánh dấu chiến thắng “thần kỳ” của G7.

Với xuất phát điểm gần như từ con số “0”: không tên tuổi, không đội ngũ kinh doanh, không hệ thống phân phối, không có kinh nghiệm, không nguồn lực tài chính dồi dào..., nhưng G7 đã làm nên điều “thần kỳ” khi chiến thắng một thương hiệu ngoại có lịch sử hơn 100 năm trong cuộc thử mù (blind test) với 89% chọn G7 trong Ngày hội tuyệt đỉnh tại Dinh Thống Nhất bởi hương vị đặc biệt, khác biệt. Sự yêu thích và đón nhận của người tiêu dùng dành cho G7 khi ấy đã khiến đối thủ thương hiệu ngoại phải thay đổi từ thông điệp truyền thông đến chất lượng, hương vị sản phẩm theo hướng địa phương hóa để giữ thị phần tại Việt Nam. Hơn nữa, G7 nhanh chóng đạt được những đơn hàng xuất khẩu đến những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc)… trở thành thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt, G7 vinh dự là sản phẩm cà phê tiêu biểu luôn được chọn phục vụ tại các sự kiện kinh tế, văn hóa quan trọng của quốc tế tổ chức tại Việt Nam như hội nghị APEC, ASEAN, ASEM, WEF…

Cà phê năng lượng thứ thiệt G7 được chọn là thức uống phục vụ tại các sự kiện kinh tế, văn hóa quan trọng của quốc tế tổ chức tại Việt Nam như hội nghị APEC, ASEAN, ASEM, WEF…

Vào thời điểm bấy giờ, G7 là thương hiệu Việt đầu tiên và duy nhất dám trực tiếp “thách đấu” và chiến thắng thương hiệu ngoại. Chính vì vậy, câu chuyện về khát vọng lớn của G7 cùng sự phát triển “thần kỳ” trên toàn cầu của thương hiệu đã trở thành biểu tượng, nguồn cảm hứng và là động lực thúc đẩy các thương hiệu Việt tự tin thực hiện khát vọng đi ra với thế giới. Đặc biệt, câu chuyện thành công của G7 đã được đưa vào sách ASEAN Brand và được giảng dạy trong các trường Đại học danh tiếng tại Việt Nam và thế giới, trên các tạp chí nổi tiếng như Financial Times... G7 trở thành thương hiệu Việt đầu tiên, đại diện cho biểu tượng của “chú tí hon David” ít tuổi, non trẻ nhưng lại làm nên những điều không tưởng, chiến thắng gã khổng lồ Goliath, trở thành một “case study” của giới chuyên môn khi nghiên cứu về chiến lược truyền thông và marketing sáng tạo của thương hiệu Việt.

Hành trình 17 năm khẳng định thương hiệu toàn cầu

17 năm ra đời và phát triển (23/11/2003 - 23/11/2020), đến nay, G7 từ một thương hiệu non trẻ đã trở thành thương hiệu cà phê biểu tượng của Việt Nam, đại diện tinh thần sáng tạo, dám khát vọng, dám thách thức. Hiện diện tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của hàng tỷ người đam mê cà phê trong và ngoài nước, G7 liên tục được đánh giá và xếp hạng là thương hiệu được yêu thích ở nhiều thị trường. Trong năm 2020, G7 xếp hạng Top 5 thương hiệu cà phê được yêu thích và mua sắm nhiều nhất trên kênh online tại Hàn Quốc khi xuất hiện trên hơn 30 trang thương mại điện tử lớn nhất tại thị trường này (theo Báo cáo từ Nielsen), đạt tốc độ tăng trưởng thần tốc tại các thị trường quốc tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Nga, châu Âu,…

Riêng tại thị trường “tỉ đô” Trung Quốc, sau 3 năm khai trương văn phòng đại diện Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải (23/11/2017), G7 đã có những bước phát triển thần tốc. Nổi bật, năm 2020 cà phê G7 của Tập đoàn Trung Nguyên Legend đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn 24% trên thị trường ngoại tuyến và giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường cà phê online, trở thành thương hiệu cà phê hòa tan châu Á được yêu thích nhất tại Trung Quốc. Trên tất cả các trang thương mại điện tử nổi tiếng toàn cầu Amazon, Alibaba và các trang của Trung Quốc (Taobao.com, Tmall.com, Yihaodian.com, JD.com...) đều có sự hiện diện rộng khắp của G7. Đồng thời, G7 nhận được nhiều giải thưởng lớn tại thị trường này. Trong đó, chiến dịch Truyền thông - Tiếp thị số về G7 (G7 Digital Campaign) tại Trung Quốc năm 2019 đã liên tiếp nhận được 5 giải thưởng về Sáng tạo & Tiếp thị: Giải thưởng Vàng cho hạng mục nội dung marketing của TopDigital, Giải thưởng hạng mục Sáng Tạo của Phoenix Tree Award, 3 Giải thưởng Sáng tạo xuất sắc thuộc hạng mục Đồ uống, hạng mục Nội dung tiếp thị và hạng mục Truyền thông – Tiếp thị chủ động của Tiger Roar Award. Đồng thời, bộ sản phẩm G7 Calendar Gift Box cũng đạt Giải Bạc về Thiết kế thuộc Giải thưởng quảng cáo quốc tế do Viện quảng cáo quốc tế IAI đánh giá và trao tặng cho.

Trong khi đó, tại Việt Nam, G7 tiếp tục khẳng định là thương hiệu cà phê thứ thiệt khi thuộc top 3 thương hiệu cà phê hòa tan được chọn mua nhiều nhất khu vực 4 thành phố trọng điểm và nông thôn (theo báo cáo Brand Footprint của đơn vị nghiên cứu thị trường Kantar).

G7 giữ vị trí thương hiệu cà phê châu Á được yêu thích nhất tại Trung Quốc.

Với tinh thần sáng tạo, dám khát vọng, dám thách thức, thương hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên Legend đã góp phần xây dựng vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới. Hơn nữa, câu chuyện “thần kỳ” của G7 được Trung Nguyên Legend kế thừa, phát huy thông qua sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ hệ sản phẩm cà phê năng lượng G7, Trung Nguyên, Trung Nguyên Legend và các mô hình, dịch vụ khác biệt – đặc biệt – duy nhất Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee suốt thời gian qua. Nỗ lực tạo nên những dấu ấn mới, Tập đoàn Trung Nguyên Legend sẽ tiếp tục hiện thực hóa khát vọng toàn cầu cho thương hiệu cà phê Việt Nam, khẳng định vị thế của quốc gia có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới.

Với chất lượng tuyệt hảo và nguồn năng lượng tỉnh thức, sáng tạo, các sản phẩm cà phê G7, Trung Nguyên, Trung Nguyên Legend được người yêu cà phê toàn cầu đón nhận và yêu thích mạnh mẽ.

Đặc biệt, ngày 23/11/2020 không chỉ kỷ niệm 17 năm hiện thực hóa khát vọng của thương hiệu cà phê năng lượng thứ thiệt G7, mà còn là ngày ghi dấu 2 năm mở cửa Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại Buôn Ma Thuột, 3 năm khai trương Văn phòng Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Trung Quốc, và 8 năm đặt dấu mốc đầu tiên của “Hành trình từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt”, đánh dấu những nỗ lực không ngừng trên hành trình phát triển và phụng sự của Tập đoàn cà phê hàng đầu Trung Nguyên Legend.

Bảo tàng Thế giới Cà phê – Bảo tàng của Tương lai

Đón 1 triệu lượt khách trước sinh nhật hai tuổi

Ngày 20 tháng 11 năm 2020, Bảo tàng Thế giới Cà phê tổ chức chương trình mừng sinh nhật lần thứ hai và Khai mạc triển lãm chuyên đề “Cà phê – Năng lượng của nền kinh tế tri thức”. Ngoài hoạt động triển lãm chuyên đề được tổ chức định kỳ ba tháng một lần, du khách tới tham quan còn được trải nghiệm triển lãm tranh với chủ đề “Hành trình hai năm Bảo tàng Thế giới cà phê” bằng công nghệ AR.

Show trải nghiệm ba văn minh cà phê tại Bảo tàng Thế giới Cà phê được cộng đồng du lịch đánh giá cao khi ra mắt.

Bảo tàng Thế giới Cà phê - Bảo tàng của tương lai

Bảo tàng Thế giới Cà phê được Tập đoàn Trung Nguyên Legend đầu tư xây dựng trong khuôn viên Dự án Thành phố Cà phê rộng hơn 45ha tại đường Nguyễn Đình Chiểu – phường Tân Lợi – Tp Buôn Ma Thuột. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/11/2018, nơi đây nhanh chóng là điểm đến mới của tỉnh Đắk Lắk, trở thành biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam nhờ kiến trúc độc đáo bậc nhất và bộ sưu tập với hơn 10.000 hiện vật cà phê. Trong hai năm hoạt động, Bảo tàng đón gần 1 triệu lượt khách tham quan đến từ hơn 20 quốc gia, là điểm đến được lựa chọn của các cấp lãnh đạo Trung Ương, các Đại sứ, Lãnh sự… khi đến Tây Nguyên. Đồng thời, sau hai năm hoạt động, nơi đây đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng người dân địa phương giới thiệu đến bạn bè khi có dịp đến tỉnh Đắk Lắk, góp phần ghi tên TP. Buôn Ma Thuột lên bản đồ cà phê thế giới.

Với định vị là một “bảo tàng của tương lai”, Sống - Mở - Tương tác, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã tổ chức hàng trăm sự kiện văn hóa, nghệ thuật và được sự quan tâm đón nhận của cộng đồng địa phương cũng như du khách từ khắp mọi nơi. Cùng sự đồng hành, ủng hộ từ các cấp ban ngành nơi đây thực sự trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo kiến thức nền tảng, và tạo cảm hứng sáng tạo, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa dân tộc. Một số sự kiện văn hóa tiêu biểu như: Hội thi ủ rượu Cần Ê-đê, Giao lưu văn hóa thổ cẩm Ê Đê và batik Indonesia, Tết trồng cây hàng năm, Nghệ thuật xếp giấy Origami, Ngày hội thả diều – thả ước mơ, các chương trình trải nghiệm cà phê…

Ngoài ra, với vai trò là biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam, Bảo tàng Thế giới Cà phê tổ chức định kỳ các triển lãm chuyên đề về cà phê. Những giá trị tri thức cùng bộ sưu tập hiện vật cho mỗi triển lãm chuyên đề được giới chuyên gia trong nước, quốc tế đánh giá cao về nội dung chuyên môn. Các triển lãm chuyên đề không chỉ đem đến những thông tin kiến thức giá trị của lịch sử cà phê thế giới, lịch sử cà phê Việt Nam mà còn làm rõ về nghệ thuật thưởng lãm của từng nền văn minh từ khi cà phê xuất hiện trong đời sống xã hội con người. Có thể kể đến các triển lãm chuyên đề đặc biệt như: Văn minh cà phê – Hành trình khám phá những giá trị nhân văn; Nghệ thuật thưởng lãm cà phê; Cà phê – Năng lượng sáng tạo của nghệ thuật… Không chỉ vậy, vượt qua những khó khăn về đại dịch Covid-19, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã ra mắt show trải nghiệm “Ba nền văn minh cà phê: Văn minh cà phê Ottoman – Văn minh cà phê Thiền – Văn minh cà phê Roman” – một chương trình khác biệt, đặc biệt và mang tính duy nhất, chưa từng có trên thế giới. Sau khi tham gia show trải nghiệm ba nền văn minh cà phê, ông Đoàn Ngọc Thượng – Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột chia sẻ: “Tôi thấy show trải nghiệm 3 nền văn minh cà phê là một hướng đi, một sản phẩm du lịch mới hết sức thú vị cho ngành du lịch của Buôn Ma Thuột nói riêng và Việt Nam nói chung. Chúng tôi khẳng định sẽ đồng hành với Tập đoàn Trung Nguyên Legend, đặc biệt về các hoạt động quảng bá văn hóa để thu hút khách du lịch của Bảo tàng Thế giới Cà phê, để cà phê thật sự là một điểm nhấn về du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm thật sự độc đáo, khác biệt khi tới Đắk Lắk”.

Với những ghi nhận từ các cấp ban ngành, từ cộng đồng, Bảo tàng Thế giới Cà phê được Tạp chí du lịch Wanderlust (Tạp chí chuyên về du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa hàng đầu thế giới của Anh quốc) đánh giá là 6/17 điểm đến tốt nhất khi tới Việt Nam, và là “Bảo tàng Thế giới Cà phê- Bảo tàng sống lớn nhất, sống động và độc đáo nhất!” theo nhận định của hãng thông tấn AP (Hoa Kỳ). Và các chuyên gia bảo tàng quốc tế và Việt Nam, tất cả đều thống nhất: trong nhiều năm làm việc về mô hình bảo tàng thì Bào tàng Thế giới Cà phê thực sự là một mô hình bảo tàng chưa có trong tiền lệ trên thế giới. Nơi đây vừa mang tính thời đại, kết hợp hài hòa với tính bản địa đặc sắc, đủ sức quyến rũ với thế giới; vừa mang tính độc đáo của yếu tố Phương Đông; là nơi tập trung toàn bộ tinh hoa cà phê của Thế giới được đúc kết bằng 3 nền văn minh cà phê, xứng đáng để trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu - nơi tập trung của các tín đồ yêu, đam mê.

Cùng mục tiêu góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu, đưa Đắk Lắk trở thành “điểm đến của cà phê thế giới”, trong thời gian tới, Bảo tàng Thế giới Cà phê sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động sự kiện mang tính quốc tế: như diễn đàn cà phê toàn cầu, trở thành trung tâm nghiên cứu, sáng tạo và đào tạo về cà phê; chuỗi các sự kiện cộng đồng, giao lưu văn hóa, nghệ thuật trong nước và quốc tế nhằm xây dựng và phát triển văn hóa bản địa…

Nằm trong chuỗi hoạt động mừng sinh nhật lần thứ hai, triển lãm chuyên đề “Cà phê – Năng lượng của nền kinh tế tri thức” cũng được Bảo tàng Thế giới Cà phê chính thức khai mạc vào ngày 20/11/2020. Từ những thống kê của Hiệp hội Cà phê Thế giới (ICO) năm 2019, các thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản chiếm gần 53% lượng tiêu thụ cà phê toàn cầu; trong khi đó, Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2019 gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Vương Quốc Anh, Pháp, Ý, Brazil, Canada, theo IMF.

Những con số thống kê của hai tổ chức này đưa ra cho thấy, các quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất đều thuộc các nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Điều này dẫn tới một kết luận rằng: tỉ lệ tiêu thụ cà phê và quy mô của kinh tế quốc gia tỉ lệ thuận với nhau! Nghĩa là, ở đâu người dân sử dụng cà phê càng nhiều thì nền kinh tế của quốc gia đó càng phát triển.

Từ nguồn cảm hứng ấy, các chuyên gia tại Bảo tàng Thế giới Cà phê đã thực hiện nghiên cứu sâu hơn về những tác động, đóng góp của ngành cà phê đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nhằm chia sẻ cùng những người yêu và đam mê cà phê các bằng chức xác thực: cà phê chính là nguồn năng lượng giúp thúc đẩy các quốc gia phát triển toàn diện, trong mọi lĩnh vực: kinh tế, khoa học, công nghệ, giáo dục, tri thức…, Nội dung của triễn lãm là những nghiên cứu chuyên sâu về sự ảnh hưởng, tác động của cà phê đối với mọi hoạt động của nền kinh tế như: đóng góp về GPD trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, giá trị việc làm,… đối với những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Không chỉ vậy, triển lãm còn đưa ra những minh chứng về những đóng góp của cà phê cho nhiều ngành khác như: công nghiệp sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ, văn hóa – nghệ thuật, và cả những người thành công nhất trên thế giới.

Với thông điệp “Nếu dầu mỏ là năng lượng của nền kinh tế công nghiệp thì cà phê là năng lượng của nền kinh tế tri thức”, triển lãm mong muốn sẽ đem đến bức tranh toàn cảnh những đóng góp của ngành cà phê đối với nền kinh tế toàn cầu, cũng như vào sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo và sự thịnh vượng của các quốc gia.

** Những điều đặc biệt về Bảo tàng Thế giới Cà phê

- Bảo tàng duy nhất của Việt Nam vào mạng lưới online ICOM (ICOM – Hiệp hội bảo tàng Quốc tế)

- Bảo tàng chuyên đề cà phê lớn nhất thế giới

- Bảo tàng có kiến trúc phối hợp nhà Rông và nhà Dài với chất liệu bê tông, đá bazan, hệ thống cột và gác gỗ dùng phương pháp ghép mộng truyền thống

- Từ khi có Bảo tàng Thế giới Cà phê, số lượng chuyến bay đến Buôn Ma Thuột tăng gấp 2 lần và lượng khách du lịch tăng 30% mỗi năm.