TIN LIÊN QUAN | |
Đã đến lúc “hội nhập” không chỉ là khẩu hiệu | |
Muốn hội nhập, phải nắm vững quy định quốc tế |
Ngày 07/9, tại Singapore, trong khuôn khổ hội thảo Tổng kết Thương mại Toàn cầu hàng năm (Global Trade Review - GTR) - châu Á - Tuần lễ Thương mại và Quản lý tiền mặt 2016, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố các ngân hàng đoạt giải thưởng của Chương trình Tài trợ thương mại (TFP). Trong đó, BIDV là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được ADB trao giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam năm 2016”.
Địa chỉ tài trợ thương mại tốt nhất
Giải thưởng nhằm vinh danh các ngân hàng đối tác tích cực nhất của Chương trình Tài trợ Thương mại, được ADB đánh giá và bầu chọn dựa trên số lượng giao dịch thực hiện năm 2015 đến giữa năm 2016. Việc BIDV được ADB vinh danh là sự khẳng định đối với những nỗ lực của BIDV trong việc duy trì và củng cố năng lực hoạt động, mở rộng hoạt động tài trợ thương mại và cả trong việc minh bạch thông tin.
Chương trình Tài trợ Thương mại của ADB thực hiện bảo lãnh và cho vay hơn 200 ngân hàng đối tác để hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế. Từ năm 2009 đến nay, Chương trình này của ADB đã hỗ trợ hơn 8.200 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với khoảng 11.800 giao dịch với giá trị trên 23,6 tỷ USD.
Lãnh đạo Ngân hàng BIDV nhận giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam năm 2016” từ Lãnh đạo Ngân hàng ADB. (Nguồn: BIDV) |
Tháng 8/2009, BIDV là một trong những đối tác đầu tiên của Việt Nam được ADB chọn để cấp hạn mức và ký Hợp đồng hạn mức tài trợ thương mại. Trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn, các ngân hàng quốc tế có xu hướng thu hẹp hoạt động, hạn mức của ADB giúp BIDV hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực này đối với việc cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại, từ đó tạo điều kiện để BIDV có thể thực hiện nhiều giao dịch tài trợ thương mại hơn cho khách hàng của mình.
Hiện BIDV là một trong 12 ngân hàng đối tác tại Việt Nam của ADB trong Chương trình TFP. Với thỏa thuận hợp tác này, vốn từ Chương trình TFP sẽ hỗ trợ các công ty xuất - nhập khẩu, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm. Những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong số năm thị trường tích cực nhất trong 20 thị trường đang phát triển, nơi mà Chương trình TFP được triển khai. Tới nay, chương trình đã thực hiện 4.479 giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá hơn 6,9 tỷ USD ở Việt Nam. Trong số đó, khoảng 75% là tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giảm thiểu rủi ro bằng quản trị
Song hành cùng nhiệm vụ kinh doanh, phát huy vai trò là định chế tài chính lớn hàng đầu tại Việt Nam, giữ vai trò dẫn dắt thị trường, BIDV luôn tiên phong thực hiện những nhiệm vụ chính trị của đất nước và ngành ngân hàng giao phó. Theo đó, BIDV đã chủ động, tích cực nghiên cứu và triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, triển khai các gói tín dụng lớn hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp… Chia sẻ với những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu phải gánh chịu từ rủi ro tỷ giá, lãi suất, BIDV có sản phẩm quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất, giúp doanh nghiệp ổn định dòng tiền, cố định chi phí và tập trung vào mảng hoạt động kinh doanh chính.
Theo phân tích của Giám đốc Kinh doanh vốn và tiền tệ của BIDV Đỗ Ngọc Quỳnh, khi đồng nội tệ mất giá so với các đồng ngoại tệ mạnh, các doanh nghiệp nhập khẩu chịu tổn thất do chi phí đầu vào liên tục tăng. Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp bất lợi do doanh thu quy đổi giảm. Ngoài ra, những doanh nghiệp có khoản vay hoặc khoản đầu tư theo lãi suất thả nổi sẽ phải đối mặt với rủi ro tăng chi phí trả lãi hoặc giảm thu nhập khi lãi suất thị trường có xu hướng biến động. Khi đó, các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất là công cụ phái sinh quan trọng, đáp ứng đa dạng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất.
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, tùy theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá như giao dịch kỳ hạn (Forward), giao dịch quyền chọn (Option), hợp đồng tương lai (Future) hay đa dạng hóa đồng tiền thanh toán... Riêng tại Ngân hàng BIDV, các sản phẩm phái sinh được “thiết kế” đa dạng và mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng. Tùy theo nhu cầu doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phái sinh cơ bản, tiêu chuẩn hoặc các sản phẩm cấu trúc phức hợp, các sản phẩm được thiết kế riêng theo từng nhu cầu chuyên biệt của doanh nghiệp.
Các sản phẩm phái sinh tài chính BIDV cung cấp đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích ưu việt bao gồm: Phòng ngừa, hạn chế rủi ro biến động của tỷ giá và lãi suất, đặc biệt trong các dự án lớn, kỳ hạn dài. Đồng thời, tạo sự linh hoạt trong cân đối nguồn vốn, giúp chuyển đổi nguồn vốn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác…
Ngoài ra, sản phẩm phái sinh của BIDV cũng giúp doanh nghiệp chuyển đổi tài sản nợ, tài sản có từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định và ngược lại. Sử dụng sản phẩm phái sinh giúp doanh nghiệp tái cơ cấu danh mục nợ mà không phát sinh thêm những khoản nợ mới và tiết kiệm chi phí vay vốn trên cơ sở nhận định đúng về xu hướng biến động tỷ giá và lãi suất trong tương lai. Bên cạnh đó, các sản phẩm phái sinh tài chính được BIDV thiết kế và tư vấn đến khách hàng đều trên cơ sở nền tảng những nghiên cứu phân tích và dự báo thị trường chuyên sâu, đem đến cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, đa dạng và có lợi nhất.
Bạc Liêu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Bạc Liêu luôn luôn phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển các ngành xuất ... |
Nhân tố đóng góp cho hoà bình và an ninh khu vực Thật khó tin nhưng Việt Nam đã khẳng định thành công vị thế của mình, khi biết nắm lấy cơ hội hội nhập kinh tế ... |
Đổi mới thể chế - việc khó khăn! Sự không đồng nhất giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị đã dần trở thành lực cản của sự phát triển. |