Nhỏ Bình thường Lớn

GDP của Nhật Bản sụt giảm mạnh nhất trong 40 năm

TGVN. Ngày 17/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế nước này, theo đó trong quý II/2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm tới 27,8% so với quý trước đó, chủ yếu do tác động của dịch Covid-19.
TIN LIÊN QUAN
OECD dự báo tăng trưởng GDP của 46 quốc gia, Hàn Quốc lọt Top 10
Covid-19 khiến GDP nước Anh lao dốc, mức giảm cao nhất nhóm G7
2721-doanhnghiep-nhat-banoatrutkhoi-trung-quocchuyenhuongsang-dong-nam-adocx-1597620731988
Quý II/2020 sẽ là một trong những quý tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản. (Nguồn: Getty Images)

Đây là mức sụt giảm mạnh nhất của kinh tế Nhật Bản kể từ khi thống kê số liệu GDP vào quý II/1980.

Mức sụt giảm mạnh nhất trước đó là 17,8%, xảy ra vào quý I/2009 sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát do sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) vào tháng 9/2008.

Kể từ cuối năm 2018, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu gặp nhiều khó khăn do các tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Kinh tế bắt đầu lao dốc sau khi Chính phủ Nhật Bản nâng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào đầu tháng 10/2019. Trong quý cuối của năm 2019, GDP thực tế của Nhật Bản đã giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, giai đoạn tồi tệ nhất đối với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới chỉ bắt đầu sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Nhật Bản vào giữa tháng 1 năm nay. Dịch bệnh không chỉ hạn chế thương mại giữa Nhật Bản và các nước mà còn gây gián đoạn các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Hệ quả là trong quý I/2020, nền kinh tế này đã chính thức rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật khi GDP thực tế giảm 3,4%.

Nhiều chuyên gia phân tích đã dự báo, quý II/2020 sẽ là một trong những quý tồi tệ nhất đối với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này. Tuy nhiên, mức sụt giảm tới 27,8% khiến nhiều người bất ngờ. Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm mạnh là do dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng cho nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời khiến nhu cầu bên ngoài sụt giảm mạnh, trong khi các biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản áp dụng, trong đó, có việc ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian từ ngày 7/4 đến 25/5, đã khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước bị đình trệ, đồng thời tác động tiêu cực đối với chi tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý II/2020, chi tiêu dùng cá nhân giảm tới 8,2% so với quý trước đó, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sụt giảm tới 18,5%, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ giảm 0,5%. Chi tiêu vốn cá nhân, một trụ cột quan trọng khác của nhu cầu trong nước, giảm 1,5%.

GDP danh nghĩa (không tính biến động giá cả) của Nhật Bản trong quý II/2020 giảm 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 7,4% so với quý trước đó.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong một thập kỷ vì Covid-19

Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong một thập kỷ vì Covid-19

TGVN. Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 17/6 cho biết, cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước này trong tháng 5/2020 đều giảm ...

Hậu Covid-19: Nhật Bản phê chuẩn ngân sách bổ sung kỷ lục, nền kinh tế trước nguy cơ tái giảm phát

Hậu Covid-19: Nhật Bản phê chuẩn ngân sách bổ sung kỷ lục, nền kinh tế trước nguy cơ tái giảm phát

TGVN. Ngày 12/6, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn dự thảo ngân sách bổ sung có giá trị cao kỷ lục 31.910 tỷ Yen (tương ...

Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, kinh tế Nhật Bản làm thế nào để thoát khỏi 'vũng lầy' suy thoái?

Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, kinh tế Nhật Bản làm thế nào để thoát khỏi 'vũng lầy' suy thoái?

TGVN. Nhật Bản cần phải tạo ra những “cú huých” đủ mạnh để đưa nền kinh tế thoát khỏi “vũng lầy” suy thoái.

(theo Kyodo/TTXVN)

Tin cũ hơn

Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á
Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS
Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã
Mỹ-Trung Quốc: Ông Trump dọa 'cấp vũ khí mới' cho cuộc chiến thương mại dang dở, nhưng Bắc Kinh nay đã khác rồi? Mỹ-Trung Quốc: Ông Trump dọa 'cấp vũ khí mới' cho cuộc chiến thương mại dang dở, nhưng Bắc Kinh nay đã khác rồi?
'Chiến trường bán dẫn': Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu 'Chiến trường bán dẫn': Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu
Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào? Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?
Không chỉ Đức, Hungary cũng đang lo lắng về ông Trump, Trung Âu chịu tác động lan tỏa Không chỉ Đức, Hungary cũng đang lo lắng về ông Trump, Trung Âu chịu tác động lan tỏa
Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng? Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng?
Đức 'tuyệt tình' với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí Đức 'tuyệt tình' với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD
Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất