Giá tiêu hôm nay 14/1, lý do tiêu Việt xuất khẩu tăng giá, đâu là nguồn cung lớn nhất cho thị trường Mỹ? (Nguồn: Cookist) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 60.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 57.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (58.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (58.000 đ/kg); Bình Phước (59.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 60.000 đ/kg.
Trái với diễn biến tiêu cực của thị trường trong nước, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam được điều chỉnh tăng, một phần nhờ tâm lý lạc quan trên các sàn nông sản sau khi Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,5% trong tháng 12/2022 so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 10/2021 và chậm hơn so với mức tăng 7,1% trong tháng 11/2022.
Trong báo cáo tháng mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) có đưa ra một số thông tin về tình hình sản xuất hồ tiêu của Trung Quốc. Theo đó, từ năm 2012 đến 2021, diện tích trồng tiêu của Trung Quốc tăng 23%. Diện tích trồng tiêu trung bình trong 10 năm qua của nước này đạt 19.474 ha. Dự báo diện tích trồng tiêu ổn định và không thay đổi trong năm 2022.
Trung Quốc ổn định lượng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 2.101 tấn trong suốt giai đoạn 2012-2021. Năm 2021, quốc gia Đông Bắc Á này đã xuất khẩu 3.328 tấn hồ tiêu, tăng 17% so với năm 2020.
Giá tại vườn và giá FOB tiêu trắng của Trung Quốc dao động theo chiều hướng tăng trong 3 năm qua. Giai đoạn từ tháng 1-11/2022, giá FOB trung bình tiêu trắng của Trung Quốc ghi nhận ở mức 6.282 USD/tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ trong tháng 10/2022 giảm 6% so với tháng trước nhưng tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6.684 tấn. Tính đến hết tháng 10/2022, nhập khẩu tiêu của Mỹ đạt 76.113 tấn với giá trị kim ngạch 379,8 triệu USD, giảm 5,4% về lượng nhưng tăng 28% về trị giá, theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC).
Việt Nam vẫn là nguồn cung cấp tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ trong 10 tháng năm nay, đạt 55.767 tấn, trị giá 275,3 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và tăng 38,7% về trị giá. Thị phần của Việt Nam trong tổng lượng tiêu nhập khẩu của Mỹ tăng lên mức 73,3% so với 68,6% của cùng kỳ.
Tương tự, lượng tiêu nhập khẩu của Mỹ từ Indonesia và Trung Quốc cũng tăng 1,4% và 34,6%. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Brazil và Ấn Độ giảm 37,5% và 23,9%.
| Giá tiêu hôm nay 13/1, thị trường trầm lắng, giá giảm do ‘ông lớn’ xả hàng? Xuất khẩu sang Nga bất ngờ tăng mạnh Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước bất ngờ giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 60.000 ... |
| WB điểm danh những lý do khiến kinh tế thế giới suy thoái Ngày 10/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (6-12/1): Nga không làm ăn với thương nhân tuân thủ giá trần dầu, Đức đủ khí đốt, Mỹ thoát suy thoái Giá dầu thô sẽ tiếp tục giảm, lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Đức dự trữ đủ khí đốt cho mùa Đông, Nga không hợp tác ... |
| Bất động sản mới nhất: Ồ ạt rao bán giảm giá, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, quy định diện tích tối thiểu để tách thửa Lượng nhà ở xã hội quá thấp so với nhu cầu, Quảng Ngãi tìm được nhà đầu tư thực hiện dự án hơn 3.300 tỷ ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Xung đột Nga-Ukraine, phương Tây trừng phạt Moscow và giải pháp ‘rốt ráo’ của Trung Quốc Trung Quốc đang đẩy mạnh khai thác dầu khí nhằm chủ động, độc lập về nguồn cung năng lượng trước những rủi ro của một ... |