(Nguồn: Spice Factors) |
Cập nhật giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới hôm nay tiếp tục tăng mạnh so với một ngày trước đó khi tăng 663,65 Rupee/tạ. Ghi nhận lúc 0h15 ngày 2/4 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 38.636,35 Rupee/tạ (thấp nhất) và 39.300 Rupee/tạ (cao nhất).
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 1/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 314,69 VND/INR.
| Giá vàng hôm nay 2/4: Vàng tăng vọt từ đáy, thị trường lại nóng rẫy, đà tăng được mấy ngày? Sau hai ngày trượt dài xuống đáy 1.680 USD/ounce, thị trường vàng lại có dấu hiệu sôi động với những phiên tăng hàng chục USD ... |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 71.000 - 75.000 đồng/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.000đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (73.500đ/kg); Bình Phước (74.000đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.000 đ/kg.
Tại thị trường nội địa, suốt một thời gian dài, nông dân trồng tiêu phải gánh lỗ do giá tiêu luôn thấp hơn giá thành sản xuất. Sau một thời gian tăng giá gần đây, họ bắt đầu có lợi nhuận tốt, nhưng đà tăng đã bị chững lại.
Hiện tại, tồn kho năm 2019 còn khá lớn, thêm vào đó, các vấn đề về cước tàu cao, hoãn giao, nhận hàng, do đó giá giảm trong thời gian ngắn hạn là hoàn toàn có khả năng.
Theo ông Nguyễn Tấn Hiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hạt tiêu trong tháng 4 này được dự đoán có thể thay đổi. Nhiều tin đồn cho rằng năm nay cung sẽ thiếu hụt so với nhu cầu do sản lượng giảm.
| Giá cao su hôm nay 2/4: Quay đầu giảm tại Trung Quốc, trong nước 'đứng yên', lý do nhu cầu cao su toàn cầu chậm lại Giá cao su hôm nay tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) quay đầu giảm giá. Hiệp hội các nước sản ... |
Tuy nhiên, nhìn chung cung vẫn cao hơn so với nhu cầu. Nhu cầu hồ tiêu của thế giới hiện nay khoảng 500.000 tấn trong khi đó nguồn cung năm 2021 cộng thêm tồn kho của những năm trước khoảng 600.000 tấn.
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho rằng năm 2021, sản lượng giảm 30 - 40% xuống 150.000 tấn do người dân bỏ bê vườn tiêu. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng và khô hạn của 2 tháng 4 âm lịch năm ngoái nên cây không đậu trái dẫn đến năm nay sản lượng giảm mạnh.
Trong 18 năm, Việt Nam liên tục đứng vị trí số 1 thế giới về khối lượng hồ tiêu xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành hàng này nhiều năm liền bị rớt khỏi nhóm tỷ đô. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu chỉ đạt hơn 660 triệu USD, giảm so với 10 năm trước, trong khi khối lượng xuất khẩu tăng gấp 2,3 lần.
Dự báo đến năm 2050, sản lượng và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong nhiều năm nữa.