Giá tiêu hôm nay 27/8: Giảm nhẹ, cao nhất 79.000 đ/kg. (Nguồn: Shuterstock) |
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 27/8, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.333,35 Rupee/tạ (cao nhất), 41.300 Rupee/tạ (thấp nhất), tiếp tục giữ đà đi ngang so với phiên hôm trước.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 26/8-1/9/2021 là 312,08 VND/IRN.
| Xuất khẩu ngày 24-27/8: Tôm sang Nga tăng 87%; Trung Quốc nâng hàng rào thương mại nhập cá tra Việt; giá gạo xuất khẩu thấp nhất 18 tháng |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ, giao dịch ở mức từ 74.000 - 79.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 74.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (76.500 đ/kg); Bình Phước (78.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 79.000 đ/kg.
Theo ipcnet, giá tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam giảm 25 USD/tấn so với hôm qua. Cùng đà giảm là giá tiêu xuất khẩu của Indonesia, các thị trường khác giữ ổn định.
Peppertrade nhận định, đại dịch Covid-19 khiến nguồn cung tiêu bị gián đoạn tại Việt Nam và Indonesia, tuy vậy trong khoảng thời gian tháng 8 và tháng 9/2021, hạt tiêu vẫn còn hàng tại 3 quốc gia xuất khẩu chính (Việt Nam, Brazil và Indonesia).
Về nhu cầu nhập khẩu, các nhà nhập khẩu EU được kỳ vọng sẽ trở lại đặt mua hàng sau kỳ nghỉ đối với hạt tiêu Indonesia và Brazil. Trong khi đó, Mỹ dự kiến sẽ đặt các lô hàng vụ mùa mới đối với hạt tiêu Việt Nam và hàng quý IV từ Brazil.
Theo Vietnambiz, có hàng loạt yếu tố tích cực đang hiện hữu ở thị trường hồ tiêu trong thời gian tới và hứa hẹn đưa ngành tiêu thoát khỏi bóng đen khủng hoảng kéo dài nhiều năm liên tiếp. Hiện, giá tiêu đang dao động trong khoảng 74.000 - 79.000 đồng/kg, tức gấp đôi so với đầu năm.
Giá tiêu xuất khẩu trung bình trong 7 tháng đầu năm đạt khoảng 3.291 USD/tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ được hỗ trợ do thiếu hụt nguồn cung tạm thời từ Việt Nam.
Một số ý kiến tỏ ra lo ngại nguồn cung hạt tiêu được bù đắp khi các nước Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Brazil, Campuchia bước vào vụ thu hoạch mới vào tháng 7 và tháng 8.
Tuy nhiên, sản lượng của một số nước này được dự báo sẽ giảm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại Indonesia, vụ thu hoạch hạt tiêu năm nay diễn ra vào tháng 7, tháng 8, nhưng sản lượng dự kiến sẽ giảm trên 20% so với vụ mùa năm 2020.
Tại Brazil, sản lượng hạt tiêu được dự báo giảm mạnh trong năm 2021 do quốc gia này có khả năng phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 91 năm qua trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.
Bên cạnh nguồn cung giảm, nhu cầu tại các thị trường Mỹ và châu Âu cũng đang dần tăng lên khi các nước đang nới lỏng giãn cách xã hội.
Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này tăng khoảng 5 - 7% trong 7 tháng đầu năm. Do đó, giá tiêu trong quý III được hỗ trợ bởi cả hai yếu tố là thị trường tiêu thụ sôi động hơn trong khi nguồn cung ở các quốc gia lớn bị co hẹp lại.
| Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Tổng thống Nga thừa nhận lạm phát cao dù kinh tế phục hồi; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã Mỹ suy giảm đà tăng trưởng; chuỗi cung ứng toàn cầu hứng đòn Covid-19; thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc tăng ... |
| Tiêu chuẩn Halal là ‘chìa khóa’ cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Trung Đông Trao đổi với TG&VN, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng Trung Đông là thị trường trung ... |