Giá tiêu hôm nay 3/4: Thế giới neo ở mức cao, thấp nhất 70.000đ/kg. (Nguồn: MC) |
Cập nhật giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới hôm nay không đổi so với một ngày trước đó. Ghi nhận lúc 0h15 ngày 3/4 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 38.636,35 Rupee/tạ (thấp nhất) và 39.300 Rupee/tạ (cao nhất).
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 2/4 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 314,52 VND/INR.
| Giá vàng hôm nay 3/4: Lạm phát tiềm tàng, vàng bứt phá trở lại, nên mua vào hay bán ra? Vàng lại tăng sức hấp dẫn khi thị trường nhận được hỗ trợ từ sự suy yếu nhẹ của USD và lợi suất trái phiếu ... |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 70.000 - 74.500 đồng/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.000đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (73.000đ/kg); Bình Phước (73.500đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 74.500 đ/kg.
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu; liên kết sản xuất theo chuỗi; đẩy mạnh truyền thông và nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu an toàn là những giải pháp thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam cho giai đoạn 2021-2025.
Ngày 30/3, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) và Diễn đàn Sáng kiến Gia vị bền vững (SSI) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc cùng nhau hợp tác nhằm thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam cho giai đoạn 2021-2025.
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ vị thế số 1 thế giới về sản lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Đặc biệt, thời hoàng kim của hồ tiêu là những năm 2016 đến 2018 với giá trị xuất khẩu năm 2018 tăng đến 700% so với năm 2001 (năm 2001 xuất khẩu hồ tiêu đạt 90 triệu USD, đến năm 2018 con số này đã lên đến 758,8 triệu USD).
| Giá cao su hôm nay 3/4: Nhật Bản điều chỉnh tăng nhẹ, Trung Quốc không biến động, thời kỳ phục hồi sắp đến Giá cao su hôm nay điều chỉnh tăng giá tại sàn Nhật Bản, trong khi đó, sàn Trung Quốc lại "đứng yên" so với phiên ... |
Tuy nhiên, những năm gần đây, giá trị xuất khẩu hồ tiêu đã sụt giảm nghiêm trọng dù lượng xuất khẩu vẫn khá lớn. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do nguồn cung tăng từ 8-10% trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 2%.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: "Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày một thắt chặt hơn của các thị trường thế giới”.
Ông Dương cho rằng, hiện nay, việc đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu là rất quan trọng, sản xuất bền vững ngành hồ tiêu là đòi hỏi tất yếu.
Theo Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, tăng cường hợp tác công tư có hiệu quả là lời giải thích hợp cho bài toán này trên cơ sở mỗi bên đều phát huy được thế mạnh của mình. Khối công sẽ hỗ trợ tạo môi trường chính sách thuận lợi và khối tư sẽ có vai trò tích cực trong kết nối thị trường và đảm bảo sản xuất bền vững đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường.
Một trong những mục tiêu được đề cập trong Biên bản ghi nhớ hợp tác là đến năm 2025, sẽ tạo ra khoảng 60.000 tấn tiêu sản xuất bền vững, 75% hồ tiêu xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu của các thị trường phát triển và 25% nông dân được tiếp cận với các mô hình sản xuất an toàn, cải thiện sinh kế.
Theo bản ghi nhớ, các bên tham gia cùng cam kết hợp tác và phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam đến năm 2025.
Cục Bảo vệ thực vật sẽ đóng vai trò làm đầu mối thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống chính sách và năng lực trong quản lý hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm, thúc đẩy liên kết sản xuất an toàn, giám sát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc hồ tiêu xuất khẩu nhằm nhân rộng quy mô sản xuất hồ tiêu, đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất an toàn và bền vững của thị trường.
SSI có trách nhiệm điều phối với Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA) và Hiệp hội Gia vị Mỹ (ASTA) về các yêu cầu chất lượng của thị trường và kết nối các công ty thành viên đầu tư vào sản xuất bền vững trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
IDH sẽ đóng vai trò tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, và điều phối sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho nỗ lực hợp tác công tư này.