Diễn biến giá vàng hôm nay 22/10
Giá vàng thế giới tại sàn giao dịch Kitco tiếp đà giảm. Ghi nhận lúc 20h ngày 21/10, giá vàng ở mức 1.620,1 - 1.621,1 USD/ounce, giảm 8 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Thị trường châu Á giảm trong phiên 21/10 và hướng đến tuần giảm thứ hai liên tiếp, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng cao khi ngày càng có nhiều quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bình luận về chính sách thắt chặt tiền tệ.
Chiều 21/10, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.620,60 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28/9. Giá kim loại quý này đã giảm 1,3% từ đầu tuần đến nay.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã leo lên mức đỉnh mới kể từ tháng 6/2008, còn chỉ số đồng USD tăng 0,2%, làm giảm nhu cầu vàng, vốn được giao dịch bằng đồng bạc xanh, từ các khách hàng nước ngoài.
Giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,3 - 67,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng hôm nay 22/10: Giá vàng trượt dài; đối mặt với 'sóng gió' kinh tế vĩ mô, vàng là 'kẻ thất bại' bất ngờ (Nguồn: Kitco News) |
Tổng hợp bảng giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 20/10):
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,30 – 67,30 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,20 – 67,20 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,20 – 67,20 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,30 – 67,30 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,21 – 67,07 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 51,92 – 52,77 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 51,45 – 52,55 triệu đồng/lượng.
Giá vàng năm nay sẽ ở mức 1.842 USD/ounce
Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings cho rằng, các nguyên tắc cơ bản không còn quan trọng đối với triển vọng kim loại quý, với kỳ vọng tăng lãi suất và lo ngại xung quanh vấn đề năng lượng.
Nhà phân tích hàng hóa liên kết Aude Marjolin tại S&P Global nhận định: "Giá kim loại phải đối mặt với những sóng gió kinh tế vĩ mô. Bức tranh kinh tế vĩ mô ảm đạm của năm tới đang đè nặng lên kim loại quý, chứ không phải các yếu tố cơ bản. Và lạm phát cao không cho Fed cơ hội dừng quá trình tăng lãi suất".
Ông Marjolin viết trong dự báo giá mới nhất rằng: “Về cơ bản, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 11, nếu ngân hàng này cố gắng đạt tỷ lệ lạm phát mục tiêu 2%. Ngân hàng Trung ương châu Âu và các ngân hàng trung ương của Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sỹ cũng đã tăng lãi suất trong tháng 9, do lạm phát trong khu vực đồng Euro đạt 10% - mức cao nhất kể từ khi đồng Euro ra đời".
Về triển vọng của vàng, hãng xếp hạng tín nhiệm này nhajuan thấy, giá vàng trung bình trong năm nay là 1.842 USD/ounce, năm sau là 1.800 USD, năm 2024 là 1.769 USD, năm 2025 là 1.757 USD và năm 2026 là 1.753 USD.
Nhà phân tích Marjolin lưu ý: “Vàng là kẻ thất bại bất ngờ trong môi trường kinh tế vĩ mô hiện tại".
Ông Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management cho biết, giá vàng có thể sẽ tiếp tục giảm vì “Fed mới chỉ thực hiện được một nửa chu kỳ thắt chặt tiền tệ và có rất nhiều dư địa để tăng lãi suất.
Mặc dù vàng được xem là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ lạm phát và bất ổn kinh tế, song lãi suất của Mỹ cao làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Chủ tịch Fed chi nhánh Philadelphia Patrick Harker cho hay, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong một khoảng thời gian nữa, qua đó củng cố thêm đồn đoán gần đây của thị trường.
Còn theo bà Sugandha Sachdeva, Phó giám đốc công ty nghiên cứu tiền tệ và hàng hóa Religare Broking, hầu hết các cơn gió ngược đã được tính đến, giá vàng có thể giao dịch trong khoảng 1.580-1.620 USD/ounce.
Theo bà Sachdeva, Fed có thể giảm tốc độ tăng lãi suất sau cuộc họp tháng 11/2022 do tác động của chi phí đi vay tăng lên nền kinh tế xuất hiện và điều đó có thể hỗ trợ phần nào cho giá vàng.
Xuất khẩu vàng của Thụy Sỹ sang các thị trường hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng trong tháng 9/2022, trong khi các lô hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2013, Cơ quan Hải quan Thụy Sỹ ngày 20/10 cho biết. Các chuyên gia cho biết, giá vàng giảm từ hơn 2.000 USD/ounce vào tháng 3/2022 xuống còn 1.650 USD/ounce đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng miếng và đồ trang sức ở châu Á, nơi người mua thường tận dụng lợi thế giá thấp. Bất ổn kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã khuyến khích nhiều người mua kim loại quý này, vốn thường được các nhà đầu tư coi là một cách an toàn để bảo toàn tài sản. Thụy Sỹ là trung tâm tinh chế và trung chuyển vàng lớn nhất thế giới. |
| Mỹ: 'Mây lớn' bao trùm nền kinh tế, vẫn còn 'vùng nước' chưa được thăm dò Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cảnh báo, lạm phát dai dẳng và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi ... |
| Khủng hoảng năng lượng: EU đạt thỏa thuận thể hiện sự quyết tâm và đoàn kết; Pháp, Đức hài lòng Ngày 21/10, tại Hội nghị thượng đỉnh các nước Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), các quan chức trong khối đã đạt được ... |
| Thế giới ngập tràn tăng trưởng thấp, lạm phát cao nhưng kinh tế Việt Nam là một 'ngoại lệ' Tờ The Australia Financial Review (AFR) đăng tải bài báo của tác giả Emma Connors ca ngợi tiềm năng phát triển của nền kinh tế ... |
| Khủng hoảng năng lượng 'gặm nhấm' châu Âu, nỗi đau lan tỏa, bài học từ quá khứ có cứu vãn tình hình? Mọi con mắt đang đổ dồn vào Brussels trong tuần này, khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại thủ ... |
| Tổng thống Biden đã đặt dấu chấm hết cho 'sân chơi bình đẳng' giữa Mỹ và EU? Ngày 19/10, các quan chức cấp cao Đức và Pháp cảnh báo, các biện pháp gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ... |