Giá xăng trong nước dự báo sẽ điều chỉnh tăng trong ngày 1/6/2022. (Nguồn: Báo Đầu tư) |
Đà tăng của giá xăng dầu thế giới vẫn đang nhảy múa trong những ngày qua, là những chỉ dấu cho thấy, trong kỳ điều hành ngày mai (1/6), giá xăng RON 95 trong nước sẽ sớm vượt ngưỡng 31.000 đồng/lít.
Giá dầu thế giới những ngày qua tăng mạnh. Tính chung cả tuần trước, giá dầu thô Brent đã tăng tới 6% và giá dầu thô WTI tăng 1,5%.
Mở cửa phiên đầu tuần này, giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh. Vào sáng nay (30/5), giá dầu Brent đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 120 USD/thùng, mức cao nhất trong 3 tháng qua.
Theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 11h30' ngày 30/5, giờ Việt Nam, giá dầu thô Brent giao tháng 7 được giao dịch ở mức 120,1 USD/thùng, tăng 0,67 USD, tương đương 0,56% so với ngày hôm qua. Cùng thời điểm, giá dầu WTI giao tháng 6 được giao dịch ở mức 116,1 USD/thùng, tăng 0,88 USD, tương đương 1,01% so với ngày hôm qua.
Tin liên quan |
Giá xăng tiếp tục tăng mạnh |
Giá dầu tăng khi thị trường lo ngại nguồn cung ngày càng thắt chặt do tiêu thụ xăng dầu ở Mỹ tăng cao trong mùa hè và nguy cơ Liên minh châu Âu (EU) cấm dầu Nga.
Còn dữ liệu từ Bộ Công thương cho thấy, giá xăng bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 26/5 với RON 92 là 139,75 USD/thùng, RON 95 là 147,93 USD/thùng, tăng so với chu kỳ trước.
Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tính toán, giá xăng tại kỳ điều hành tới sẽ tăng mức cao nhất khoảng 600 - 700 đồng/lít, lên sát mốc 32.000 đồng/lít.
Trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu gần đây nhất hôm 23/5, giá xăng E5 RON92 được điều chỉnh tăng 674 đồng/lít; xăng RON95 tăng 669 đồng/lít. Như vậy, giá xăng trong nước đã kỳ chiều chỉnh tăng lần thứ 4 liên tiếp, đồng thời thiết lập kỷ lục mới. Tính chung sau kỳ điều chỉnh này, tính từ đầu năm, giá xăng trong nước đã có 10 kỳ điều chỉnh tăng, trong khi chỉ có 3 lần điều chỉnh giảm.
Xăng dầu tăng giá kỷ lục là nguyên nhân chính khiến mặt bẳng giá cả các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đều tăng phi mã. Theo Tổng cục Thống kê, dăng dầu, lương thực, hàng hoá thiết yếu tăng giá là nguyên nhân chủ yếu khiến CPI tháng 5 tăng 0,38%.
Trong mức tăng 0,38% của CPI tháng 5/2022 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 2,34% đã tác động làm CPI chung tăng 0,23% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 04/5/2022, 11/5/2022 và 23/5/2022 làm cho giá xăng tăng 5,93%; giá dầu diezen tăng 3,99%.
Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 1,06% do giá nhiên liệu tăng; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,05%; thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,22%; phụ tùng tăng 0,17%.
Nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,74% do nhu cầu đi lại, nghỉ dưỡng của người dân quay trở lại. Nhóm đồ uống, thuốc lá hay các mặt hàng lương thực cũng có sự điều chỉnh về giá do nguyên liệu đầu vào, vận chuyển tăng..
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% do giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng vì ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine, và chiến lược zero Covid từ Trung Quốc. Theo đó, giá quần áo may sẵn tăng 0,25%; mũ nón tăng 0,2%; dịch vụ may mặc tăng 0,25%; dịch vụ giày, dép tăng 0,4%.
Chỉ số giá nhiều nhóm hàng hoá trong tháng đi lên là lý do khiến CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 5/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
| Giá dầu thế giới tăng, dự báo ngày mai (23/5) giá xăng trong nước lập kỷ lục mới Dầu thô WTI đã ghi nhận tuần tăng giá thứ tư liên tiếp, trong khi, giá dầu Brent cũng tăng khoảng 1% trong tuần này. ... |
| Ngày mai 12/4, giá xăng dầu tiếp tục giảm bao nhiêu? Giá xăng dầu trong nước sẽ được công bố trong phiên điều chỉnh giá vào ngày mai 12/4. |