Giải mã chiến dịch tuyệt mật - UAV cảm tử của Mỹ trong Thế chiến II

Lê Ngọc
Aphrodite là mật danh chiến dịch tối mật của Mỹ trong Thế chiến II nhằm biến những pháo đài bay Boeing B-17, B-24 Liberators và máy bay ném bom PB4Y đã hết thời hạn phục vụ thành máy bay không người lái (UAV) cảm tử, tấn công các mục tiêu có giá trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vào cuối năm 1943, Tướng Henry H. Arnold đã chỉ đạo các kỹ sư điện tử tại căn cứ Eglin Field (Florida, Mỹ) trang bị cho các máy bay ném bom cũ các "phi công tự động" có thể được điều khiển từ xa. Máy bay này sẽ mang theo vài tấn Torpex (tên gốc là Torpedo Explosive), loại thuốc nổ có sức công phá mạnh hơn 50% so với TNT, để lao vào mục tiêu.

Kế hoạch chiến dịch Aphrodite được trình lên Thiếu tướng Jimmy Doolittle vào giữa năm 1944 và được phê duyệt ngay sau đó (ngày 26/6).

Aphrodite được giao cho Sư đoàn ném bom số 3 chuẩn bị và máy bay không người lái được đặt tên là BQ-7.

Ảnh 1: Chiếc BQ-8 chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ. (Nguồn: WATM)
Chiếc BQ-8 chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ. (Nguồn: WATM)

Không quân Mỹ cũng lên kế hoạch trang bị cho những chiếc máy bay B-24 Liberators chất nổ và "phi công tự động" với tên gọi là BQ-8, để sử dụng chống lại các mục tiêu được bảo vệ ở Nhật Bản.

Nhiệm vụ cuối cùng được giao cho Phi đội ném bom số 562 tại RAF Honington ở Suffolk.

UAV cảm tử Thế chiến II

Máy bay ném bom Boeing B-17 cũ được loại bỏ tất cả vũ khí trang bị chiến đấu thông thường cùng tất cả các thiết bị không cần thiết khác (như súng, giá treo bom, bộ thu phát sóng, ghế ngồi,...), giảm được khoảng 5.400kg trọng lượng.

Máy bay BQ-7 này được bổ sung thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến Azon, với hai camera truyền hình được trang bị trong buồng lái cho phép quan sát cả mặt đất và bảng điều khiển thiết bị chính. Bảng thiết bị này được điều khiển từ máy bay “mẹ” (mothership) được đặt tên là CQ-4.

Máy bay không người lái được nạp chất nổ Torpex, nặng gấp đôi trọng lượng bình thường của B-17.

Hệ thống điều khiển từ xa không đưa được các máy bay không người lái cất cánh một cách an toàn, vì vậy lúc đầu, mỗi chiếc máy bay không người lái này sẽ được một phi hành đoàn tình nguyện gồm phi công và kỹ sư điều khiển, đưa lên độ cao 600m.

Sau khi cất cánh và kiểm soát thành công máy bay BQ-7, chuyển giao quyền điều khiển cho máy bay “mẹ” CQ-4, phi hành đoàn sẽ nhảy dù khỏi buồng lái. Tiếp theo, máy bay “mẹ” CQ-4 sẽ hướng BQ-7 tới mục tiêu.

Để phi công và kỹ sư điều khiển dễ dàng thoát khỏi máy bay khi nhảy dù, mái kính che buồng lái cũng được loại bỏ.

Chiến dịch Aphrodite

Kế hoạch Aphrodite sử dụng những chiếc B-17E/F đã không còn hoạt động (có nhiều biệt danh khác nhau như “robot”, “em bé”, “máy bay không người lái” hoặc “Willy mệt mỏi” (“weary Willy”) được nạp chất nổ, và bay bằng điều khiển vô tuyến nhằm tấn công boongke và các cơ sở được gia cố của đối phương như căn cứ tàu ngầm U-boat và các địa điểm vũ khí V của Đức.

Vũ khí V được biết đến trong nguyên bản tiếng Đức là Vergeltungswaffen (“vũ khí trả đũa”, “vũ khí trả thù”), bao gồm V-1 - tên lửa hành trình; V-2 - tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng (thường được gọi là V1 và V2); và pháo V-3.

Tất cả những vũ khí này đều được thiết kế để sử dụng trong một chiến dịch quân sự chống lại Anh (mặc dù chỉ có V-1 và V-2 được sử dụng trong một chiến dịch tiến hành năm 1944-1945).

Ngày 6/7/1944, Đơn vị Tấn công Đặc biệt của Hải quân Mỹ (SAU-1) với Tư lệnh là James A. Smith, đã được thành lập. Đơn vị này được chuyển giao ngay cho Tư lệnh Không quân Wing 7 ở châu Âu để tấn công Đức.

Khi chương trình huấn luyện hoàn tất, Phi đội ném bom 562 có 10 máy bay không người lái và 4 máy bay “mẹ”. Đối với Chiến dịch Anvil, chiếc máy bay điều khiển là chiếc Lockheed PV-1, chiếc B-17 đi kèm để nhận tín hiệu truyền hình.

Trong số 14 phi vụ đã thực hiện, không có phi vụ nào tiêu diệt thành công mục tiêu. Các mục tiêu dự kiến ở châu Âu hoặc đã bị đánh bại bởi cuộc tiến công mặt đất của quân đội Đồng minh hoặc bởi các cuộc tấn công của máy bay thông thường.

Sau khi thực hiện tổng cộng 80 phi vụ, các máy bay trong chiến dịch Aphrodite đã được sử dụng để chống lại Mimoyecques (khu phức hợp quân sự ngầm) nhưng bị lỗi bộ điều khiển.

Nhiều máy bay mất kiểm soát, bị rơi hoặc bị bắn rơi khiến nhiều phi công thiệt mạng, trong số đó có Trung úy Joseph P. Kennedy - anh trai của John F. Kennedy, sau này là Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ.

Trung úy Joseph đã hoàn thành nhiệm vụ từ cả tháng trước đó, nhưng ông và phi hành đoàn của mình đã ở lại chiến trường để hỗ trợ các cuộc đổ bộ D-Day và bắt đầu cuộc tiến công khắp châu Âu.

Cuối tháng 7/1944, Joseph tình nguyện ở lại và tham gia chiến dịch Aphrodite. Ngày 12/8/1944, Kennedy và Trung úy Wilford Willy lái một chiếc BQ-8 lên độ cao 3.000m để chuyển giao cho máy bay “mẹ” tiếp quản.

Tuy nhiên, chất nổ trên B-24 Liberators đã phát nổ sớm, phá hủy máy bay và khiến hai phi công thiệt mạng. Joseph Kennedy được truy tặng Huân chương Hải quân và Huân chương Không quân.

Chương trình Aphrodite được chấm dứt hiệu lực vào ngày 27/1/1945 khi Tướng Spaatz gửi một thông điệp khẩn cho Thiếu tướng Jimmy Doolittle, “không được tung Aphrodite chống lại kẻ thù cho đến khi có lệnh tiếp theo”, và kế hoạch đó đã không bao giờ được khởi động lại.

TIN LIÊN QUAN
Chiến trường Dải Gaza: Cuộc chiến khốc liệt, tên lửa-rocket đỏ trời, Thủ tướng Israel thề trả thù, Mỹ lên tiếng
Người Mỹ khen ngợi máy bay chiến đấu của Nga trong duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng 'đẹp và ngầu'
S-400 và F-35: 'Mèo nào cắn mỉu nào'?
Hệ thống phòng không S-400 của Nga "đắt hàng"
Đừng đùa với S-400 của Nga!

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Hướng dẫn cách kết nối điện thoại Android với tivi tiện lợi nhất

Hướng dẫn cách kết nối điện thoại Android với tivi tiện lợi nhất

Kết nối điện thoại Android với tivi, đặc biệt là với các thương hiệu nổi tiếng như: Samsung, Sony và LG. Xem ngay cách kết nối nhanh chóng và tiện ...
Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Tối 23/11, diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, lý giải điểm khác thường ở thị trường trong nước?
Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Hungary tuyên bố, EU phải từ bỏ chính sách trừng phạt Nga do xung đột ở Ukraine, hoặc có nguy cơ gây ra sụp đổ về kinh tế.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động