Giải thưởng Booker 2022 vinh danh nhà văn Sri Lanka

Nhà văn Shehan Karunatilaka được vinh danh với cuốn tiểu thuyết The Seven Moons of Maali Almeida (tạm dịch: Bảy tháng của Maali Almeida), kể về một nhà báo bị sát hại trong xung đột giáo phái.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giải Booker 2022 vinh danh nhà văn Sri Lanka
Hoàng hậu Anh Camilla trao tặng giải thưởng Booker 2022 cho nhà văn Shehan Karunatilaka, ngày 18/10. (Nguồn: Reuters)

Ngày 18/10, lễ trao giải Booker năm 2022 đã diễn ra trọng thể ở thủ đô London (Anh) với hình thức tổ chức trực tiếp, sau khi tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt.

Tại buổi lễ, Hoàng hậu Camilla đã trao giải thưởng văn học danh giá này cho nhà văn Shehan Karunatilaka (người Sri Lanka) với cuốn tiểu thuyết The Seven Moons of Maali Almeida (tạm dịch: Bảy tháng của Maali Almeida) kể về một nhà báo bị sát hại trong xung đột giáo phái

Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc nội chiến tàn khốc ở Colombo vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Phóng viên ảnh Maali Almeida đã bị sát hại và ở thế giới bên kia, anh quyết tâm tìm ra ai đã gây ra cái chết của mình và phơi bày sự tàn khốc của cuộc xung đột. Almeida có 7 tháng để thực hiện những nỗ lực này..

Ban giám khảo giải Booker 2022 đã ca ngợi về tầm vóc và sự táo bạo trong phong cách tường thuật của tác giả cuốn sách. Họ gọi đây là "một cuộc chạy đua với thời gian, đầy ma mị, xen lẫn sự khôi hài và mang tính nhân văn sâu sắc".

Trong khi đó, Chủ tịch Ban giám khảo Neil MacGregor đánh giá: "Tác phẩm này đưa người đọc vào một hành trình tàu lượn siêu tốc qua cuộc sống và cái chết, thẳng vào tâm đen của thế giới, và ở đó, độc giả sẽ bất ngờ tìm thấy niềm vui, sự an tâm, tình yêu và lòng trung thành.

Tác phẩm xóa nhòa ranh giới không chỉ của các thể loại văn chương, mà còn giữa sự sống và cái chết, thể xác và tinh thần, giữa Đông và Tây".

Về phần mình, nhà văn Shehan Karunatilaka chia sẻ, mong muốn được ông gửi gắm trong tác phẩm này là người dân Sri Lanka có thể đọc cuốn sách trong một tương lai không xa, khi đất nước không còn tham nhũng và phân biệt chủng tộc.

Ông Karunatilaka (47 tuổi) là nhà văn thứ hai người gốc Sri Lanka từng giành được giải thưởng Booker, sau chiến thắng của tiểu thuyết Michael Ondaatje vào năm 1992 với tác phẩm The English Patient (Bệnh nhân người Anh).

Booker là giải thưởng danh giá lâu đời tại Anh, được trao hằng năm cho các tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh, xuất bản tại Anh và Ireland. Giải này được trao lần đầu năm 1969, đến nay đã gọi tên hơn 50 nhà văn giành chiến thắng.

Năm ngoái, giải Booker thuộc về nhà văn người Nam Phi Damon Galgut với cuốn tiểu thuyết The Promise - tác phẩm được mô tả là câu chuyện lịch sử 40 năm phi thường tại Nam Phi, gói gọn trong khoảng 300 trang sách.

Ngoài giải thưởng 50.000 Bảng Anh (tương đương 56.810 USD), việc chiến thắng giải Booker có thể được coi là "bệ phóng thành công" của các nhà văn, giúp họ tạo dựng danh tiếng và thúc đẩy doanh số bán sách.

Hình ảnh đời thường của chủ nhân các giải Nobel 2022

Hình ảnh đời thường của chủ nhân các giải Nobel 2022

Chủ nhân của các giải Nobel 2022 có những biểu cảm khác nhau khi họ nhận được thông báo đạt giải thưởng danh giá này, ...

Chủ nhân Nobel Văn học 2022: Cây bút bình dị, chân thực và dũng cảm

Chủ nhân Nobel Văn học 2022: Cây bút bình dị, chân thực và dũng cảm

Nữ văn sĩ Annie Ernaux vừa vinh dự giành giải thưởng Nobel Văn học 2022. Bà cũng là nhà văn Pháp thứ 16 nhận được ...

Nhà văn Gérald Berche-Ngô:  Văn hóa Việt là một trải nghiệm quan trọng trong cuộc đời

Nhà văn Gérald Berche-Ngô: Văn hóa Việt là một trải nghiệm quan trọng trong cuộc đời

Trò chuyện với TG&VN, nhà văn Pháp gốc Việt Gérald Berche-Ngô chia sẻ rằng, văn hóa Việt Nam từng xa lạ với anh...

Toạ đàm về tác phẩm đoạt giải Goncourt của nhà văn Pháp

Toạ đàm về tác phẩm đoạt giải Goncourt của nhà văn Pháp

Ngày 6/9, Viện Pháp tại Hà Nội đã phối hợp với Nhã Nam tổ chức tọa đàm ra mắt cuốn sách 'Không ai sống giống ...

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam

Trả lời phỏng vấn báo chí nhân kỷ niệm 35 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Ngoại ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 13/11. Lịch âm 13/11/2024? Âm lịch hôm nay 13/11. Lịch vạn niên 13/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Xem tử vi 13/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 13/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi hôm nay 13/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Sáng 12/11 giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường rời tại thủ đô Santiago, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile từ 9-11/11.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào ...
Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Sáng 12/11 giờ địa phương, tại thủ đô Santiago, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến Đại học Chile để trao đổi với các giảng viên, sinh viên tại đây.
Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Trong 1 tuần, Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc.
Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Sở dĩ Phú Quốc mang danh 'thiên đương hồ tiêu' bởi đây là vựa tiêu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu được ví như 'vàng đen' của huyện đảo...
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.
Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa.
Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Mỗi ngày chỉ có 20.000 người được tham quan Pompeii ở Italy, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã.
Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Những người cao tuổi ở Trung Quốc thường lựa chọn mùa Đông và các ngày làm việc trong tuần, vốn được xem là thời gian “thấp điểm”, để đi du lịch.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.
Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm 'Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận – Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh' từ ngày 7-11/11.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An.
Phiên bản di động