Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries. |
Ông đánh giá thế nào về chiến lược phòng, chống đại dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam thời gian qua?
Theo quan điểm của tôi, có 3 yếu tố chính dẫn đến thành công trong phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam đó là vai trò của Chính Phủ, nhận thức và sự tuân thủ của người dân, cũng như thành công của các chiến dịch truyền thông.
Trước hết và cũng là quan trọng nhất là Chính phủ sớm nhận ra rõ những hạn chế về nguồn lực, vì vậy, đã đưa ra các quyết sách và hành động nhanh chóng ngay từ đầu để xác định, truy vết, kiểm soát dịch Covid-19.
Thứ hai, đa số người dân Việt Nam đều tuân thủ các chỉ thị và yêu cầu của Chính phủ một cách nghiêm túc. Mọi người đều nhận thức được những nguy cơ của đại dịch và đã tự giác thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay, xịt khuẩn thường xuyên.
Cuối cùng, các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức người dân của Bộ Y tế cũng rất thành công, với những thông điệp rõ ràng, dễ nhớ và hình thức cũng rất mới mẻ, ấn tượng.
Nói cách khác, thành công trong kiểm soát đại dịch ở Việt Nam có thể bắt nguồn từ sự tin tưởng của người dân vào sự chỉ đạo của Chính phủ, cũng như cách tiếp cận, truyền đạt hiệu quả từ Chính phủ tới người dân.
Ông đánh giá thế nào về triển vọng đạt được mục tiêu kép của Việt Nam, vừa kiểm soát được đại dịch, vừa duy trì khôi phục các hoạt động kinh tế để thực hiện mục tiêu tăng trưởng?
Năm ngoái, Việt Nam đã kiểm soát thành công đại dịch và duy trì tăng trưởng ở mức tích cực so với nhiều nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Chính phủ và người dân Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu, xây dựng năng lực mạnh mẽ để kiểm soát đại dịch và củng cố nền tảng kinh tế vững chắc.
Đợt bùng phát với các biến thể mới từ cuối tháng 4/2021 cho đến nay đã được Chính phủ kiểm soát rất tốt. Đó là cơ sở để chúng tôi tin tưởng, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu kép và kiểm soát tốt đại dịch, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 này.
Chỉ có đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19, đi cùng với các biện pháp phòng ngừa quyết liệt mới có thể dập tắt được đại dịch, đảm bảo an toàn cho người dân và duy trì các hoạt động kinh tế, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. |
Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 vẫn đang có diễn biến phức tạp và sẽ ảnh hưởng đến một phần lực lượng lao động, đặc biệt là ở các khu công nghiệp tập trung nhiều công nhân.
Chỉ có đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19, đi cùng với các biện pháp phòng ngừa quyết liệt mới có thể dập tắt được đại dịch, đảm bảo an toàn cho người dân và duy trì các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.
Theo ông, để tiếp tục đạt được mục tiêu kép trong năm 2021, Việt Nam cần tập trung vào điểm nào?
Theo tôi, Việt Nam cần phát triển khu vực tư nhân. Các động lực tăng trưởng như tài nguyên thiên nhiên hay lao động giá rẻ không còn tạo ra lợi thế so sánh của Việt Nam.
Giai đoạn tiếp theo của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào ứng dụng công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số. Nếu không có sự tham gia mạnh mẽ hơn của tư nhân vào nền kinh tế, Việt Nam sẽ không thể chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ...
Bất chấp đợt bùng phát đại dịch gần đây, triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2021. Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, đặc biệt hai đối tác thương mại chính là Mỹ và Trung Quốc đã và đang phục hồi nhanh chóng sẽ thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu chế tạo.
Thêm vào đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam, các chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng trưởng.
Cần lưu ý, sự lây lan của đại dịch tại một số khu công nghiệp có thể làm gián đoạn thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Sự phục hồi nhanh chóng ở Mỹ và Trung Quốc cũng có thể đẩy giá hàng hóa lên cao, dẫn đến lạm phát.
Ngoài ra, tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 chậm lại có thể kéo đà tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Bên cạnh những vấn đề trên, về dài hạn, Việt Nam cần ưu tiên những vấn đề gì để phục hồi kinh tế, thưa ông?
Chính phủ đang thúc đẩy sự phục hồi kinh tế dài hạn. Các ưu tiên dài hạn cho thời kỳ phục hồi sau đại dịch đặt ra hiện nay là phải xây dựng một nền kinh tế bao gồm:
Thứ nhất, có khả năng chống chịu với các cú sốc bên trong và bên ngoài vốn đã trở nên thường xuyên hơn trong những thập kỷ gần đây.
Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, bất kỳ cú sốc kinh tế nào cũng sẽ ảnh hưởng nặng nhất đến những nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương. Do đó, theo ý kiến của tôi, Chính phủ có thể mở rộng hơn trợ giúp xã hội, nhằm cung cấp những hỗ trợ thiết yếu cho những đối tượng lao động ở khu vực phi chính thức vượt qua khó khăn do đại dịch. |
Thứ hai, xây dựng nền kinh tế dựa trên phạm vi rộng, có thể giúp giảm thiểu các tác động gián đoạn từ khủng hoảng bên ngoài;
Thứ ba, thúc đẩy kỹ thuật số là việc có thể giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Đại dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về các gói hỗ trợ trước đây của Việt Nam và hiện tại, quan điểm của ông về những gói hỗ trợ mới?
Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng để kiểm soát đại dịch một cách hiệu quả, đồng thời đưa ra các chính sách và biện pháp điều hành kinh tế kịp thời, linh hoạt để hạn chế tác động kinh tế do đại dịch Covid-19, đảm bảo được khả năng phục hồi kinh tế.
Chính sách tiền tệ linh hoạt thông qua các đợt cắt giảm lãi suất chủ chốt, cùng việc triển khai những gói tín dụng và các gói hỗ trợ đã hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các gói hỗ trợ tài chính từ Chính phủ có thể vẫn chưa đủ. Các biện pháp hỗ trợ dưới hình thức hoãn thuế và gia hạn thuế đất, cũng như quy mô hỗ trợ hiện nay vẫn còn khiêm tốn so với các quốc gia khác.
Ví dụ hỗ trợ tài chính ở một số nước có thể tương ứng 15-20% GDP. Với số doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19, trong đó giảm sút doanh thu và không có lợi nhuận, việc giảm thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp thực chất tạo tác động khá ít.
Chính phủ cũng đã triển khai gia hạn, giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất trong năm 2021 nhằm giảm các tác động của cú sốc kinh tế cũng như hỗ trợ khả năng phục hồi...
Nhưng kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, bất kỳ cú sốc kinh tế nào cũng sẽ ảnh hưởng nặng nhất đến những nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương. Do đó, theo ý kiến của tôi, Chính phủ có thể mở rộng hơn trợ giúp xã hội, nhằm cung cấp những hỗ trợ thiết yếu cho những đối tượng lao động ở khu vực phi chính thức vượt qua khó khăn do đại dịch.
Cụ thể, chuyển tiền trợ cấp kịp thời hỗ trợ người nghèo và nhóm các hộ dễ bị tổn thương trong đại dịch. Điều quan trọng là phải giải ngân nhanh hơn, cũng như xem xét nới lỏng các tiêu chí, điều kiện của các gói hỗ trợ hiện nay.
Xin cảm ơn ông!