TIN LIÊN QUAN | |
GS. Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục bằng đòn roi đã lỗi thời | |
Suy nghĩ về tiêu cực thi cử ở Việt Nam |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu. (Ảnh: quochoi.vn) |
GS. Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục bằng đòn roi đã lỗi thời TGVN. Theo GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng, khi trẻ đã ý thức về con đường đi của mình thì không cần đe nẹt, roi vọt, ... |
"Đúng sao được khi 1 lớp 100% học sinh giỏi?"
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) nêu bức xúc của cử tri về gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ông đề nghị Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm, chỉ ra thiếu sót trong kỳ thi và chỉ rõ trách nhiệm cụ thể.
Lý giải điều này, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, không thể nói lỗi hoàn toàn thuộc địa phương khi gian lận xảy ra ở nhiều tỉnh.
Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh, trong giáo dục việc đánh giá kết quả hết sức quan trọng, vừa qua dù có nhiều cải cách nhưng phương pháp chưa đúng.
“Đúng sao được khi mà một lớp có 100% học sinh đạt loại giỏi? Trong phiên thảo luận về Luật Giáo dục, chúng ta bàn nhiều về triết lý giáo dục, nhưng trước mắt cần đưa ra nguyên tắc giáo dục đơn giản là nền giáo dục không nói dối. Không thể tạo nên một sản phẩm hoàn hảo khi chấp nhận nói dối ngay từ những năm các con cắp sách đến trường”, ông Nguyễn Lân Hiếu nêu quan điểm.
Cần nền giáo dục không gian dối
Đề cập những chuyện làm lung lay niềm tin của người dân, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu tỏ ra bất bình về việc xử lý trách nhiệm trong vụ gian lận thi TPHT quốc gia 2018.
Ông nêu rõ, việc gian lận thi cử, cử tri trông đợi sự giải quyết tích cực, thoả đáng của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhưng thực tế là những động thái vẫn hết sức mờ nhạt.
Theo nhiều Đại biểu quốc hội, ngành giáo dục cần lấy lại niềm tin của xã hội. (Nguồn: báo Đất Việt) |
Thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa qua, nhiều đại biểu "đòi" một triết lý giáo dục, nhưng theo đại biểu Hiếu, trước mắt cần một nguyên tắc là nền giáo dục không gian dối.
Phiên thảo luận tại tổ trước đó, nhiều đại biểu cũng đề nghị Chính phủ đánh giá sâu sắc hơn về vụ việc gian lận trong kỳ thi THPT năm 2018. Đồng thời, phải trả lời chính thức về kết quả xử lý và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan; công khai minh bạch và sớm có hướng xử lý kịp thời.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Đừng để sản phẩm giáo dục bị... lỗi! Ông Lưu Bình Nhưỡng - Đại biểu Quốc hội, Phó trưởng ban Dân nguyện, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận định, bạo hành trẻ ... |
Các đại biểu yêu cầu cần có biện pháp giải quyết tận gốc trong tất cả các khâu (việc nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, khâu tổ chức ở địa phương, khâu chấm thi, khâu quản lý, hình thức thi trắc nghiệm), để không tái diễn trong các kỳ thi tiếp theo.
Ngoài ra, cần làm rõ trách nghiệm của cơ quan nghiệm thu phần mềm chấm thi có lỗ hổng bảo mật trong quy trình, tạo điều kiện cho những vi phạm gian lận thi cử trong kỳ thi. Đồng thời, đưa ra mức xử lý đối với trường hợp con cán bộ, công chức có trong danh sách gian lận thi cử. Giải trình rõ lý do không xét thế chỗ những trường hợp bị thôi học vì sẽ làm xáo trộn hệ thống.
“Mỗi năm một lần, Bộ thay đổi cách thức thi tốt nghiệp THPT nhưng càng cải cách, kết quả lại càng kém hơn, tiêu cực nhiều hơn”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhận xét.
Cũng theo vị đại biểu của An Giang, trong 3 năm vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng không tổ chức tập huấn cho tỉnh khắc phục kẽ hở từ khâu chấm thi. Phần mềm chấm môn tự luận quá lỏng lẻo, bài thi trắc nghiệm không rọc phách, dùng bút chì để khoanh. Bộ cũng không đánh giá kết quả thi của các tỉnh, thành phố tỷ lệ như thế nào.
“Không thể không đặt dấu hỏi tại sao nhiều tỉnh miền núi điểm khá, giỏi cao hơn Hà Nội, TP.HCM. Nếu phúc tra trên cả nước, tôi tin sẽ còn phát hiện rất nhiều. Đây là lỗi hệ thống, lỗi quy trình, rất cần có người chịu trách nhiệm trước nhân dân. Có như vậy, những thử nghiệm của Bộ Giáo dục trong thi cử nói riêng và giáo dục nói chung mới đảm bảo tính nghiêm túc”, đại biểu Hiếu đề nghị.
GS. Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục bằng đòn roi đã lỗi thời TGVN. Theo GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng, khi trẻ đã ý thức về con đường đi của mình thì không cần đe nẹt, roi vọt, ... |
Suy nghĩ về tiêu cực thi cử ở Việt Nam Vụ việc tiêu cực thi tốt nghiệp THPT năm 2018 ở một số địa phương đã gây ra cú sốc lớn trong toàn xã hội ... |
Giấc mơ quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam Đây là tâm huyết của PGS. TS. Trần Thị Lý hiện đang làm việc tại Khoa Giáo Dục, Đại học Deakin (Australia), đồng thời là ... |