TIN LIÊN QUAN | |
Lượng sinh viên châu Âu tại Anh giảm 7% | |
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Cần sự "thay máu" triệt để |
Cùng điểm danh những sự kiện quan trọng nhất trong ngành giáo dục Nhật Bản 1 năm qua cũng như những sáng kiến mới, giải pháp cho những vấn đề từ Bộ Giáo dục của nước này.
Lập trình máy tính được chú trọng
Nhằm giúp kỹ năng tư duy của học sinh trở nên tốt hơn, các quan chức Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) đã quyết định tổ chức các lớp học lập trình máy tính cho tất cả các trường tiểu học công lập vào năm 2020.
Tháng 7/2016, Bộ Nội vụ và Truyền thông đã chọn 11 trường tiểu học, THCS và THPT làm mẫu thí điểm các lớp lập trình. Đi đầu là các trường tiểu học ở thành phố Kashiwa thuộc tỉnh Chiba Prefecture sẽ chính thức mở các lớp ngôn ngữ lập trình Scratch bắt đầu từ năm học 2017 này.
Các lớp học ngôn ngữ lập trình này tiêu biểu cho những thay đổi về công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông tại các lớp học ở Nhật Bản. Những công cụ, máy móc tiếp tục được trang bị như bảng đen điện tử, sách giáo khoa kỹ thuật số, máy tính bảng...
Giáo dục Nhật Bản chú trọng dạy lập trình máy tính cho học sinh tiểu học. (Nguồn: BBC) |
Tiếng Anh là môn học chính từ năm 2020
Tháng 8/2016, MEXT đã tuyên bố rằng tiếng Anh sẽ trở thành môn học chính của học sinh lớp 5 và 6 kể từ năm 2020. Tuyên bố cũng đồng thời nêu rõ: Ngoại ngữ cũng là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh khối lớp 3 và 4.
Sau khi công bố chính thức được đưa ra, phụ huynh, học sinh đặc biệt là giáo viên đều băn khoăn về nguồn nhân lực phục vụ cho công tác giảng dạy. Nhiều người đưa ra quan điểm là đội ngũ trợ giảng là người nước ngoài chưa qua đào tạo.
Bộ Nội vụ và Truyền thông đã cam kết về tài chính nhằm thu hút các giáo viên ngoại ngữ làm trợ giảng (ALTs) dưới sự điều hành của chính phủ thông qua chương trình Trao đổi và giảng dạy Nhật Bản (JET) tại các trường học của Nhật Bản. Thông qua đó, chính phủ nước này hi vọng sẽ tăng số lượng các chương trình trao đổi và đào tạo giáo viên làm trợ giảng từ con số hiện tại là 4.952 người lên 6.400 người vào năm 2019.
Bạo lực học đường đạt mức kỷ lục
Những vụ bạo lực trong trường học và sự bất lực của nhà trường trong việc giải quyết các sự việc này vẫn còn khá nan giải. Đáng chú ý, vụ việc liên quan đến người di tản từ thảm họa hạt nhân Fukushima (hồi tháng 3/2011) nổi lên cuối năm 2016.
Một cuộc khảo sát của MEXT hồi tháng 10/2016 đã cho thấy các vụ bạo lực học đường tại các trường tiểu học, THCS và THPT tại Nhật Bản đạt mức kỷ lục. Chỉ tính trong năm học 2015 đã có đến 224.540 trường hợp bạo lực học đường. Trong đó, cao nhất là số vụ việc xảy ra ở các trường cấp 1 (151.190 vụ), cấp 2 (59.422 vụ), cấp 3 (12.654 vụ).
Cũng từ số liệu trong cuộc khảo sát này thì số học sinh nhiều trường tiểu học nghỉ học trên 30 ngày cao nhất từ trước tới nay với 27.581 em.
Bạo lực học đường ở Nhật Bản đạt mức kỷ lục. (Nguồn: The Japan Times) |
Nhân khẩu học - một thảm họa
Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong giáo dục đại học của Nhật Bản năm vừa qua là nhân khẩu học. Lượng dân số trong độ tuổi 18 đã giảm đỉnh điểm hơn 2 triệu người từ năm 1991.
Nhưng đến năm 2018 tới đây, tình trạng này lại một lần nữa tiếp diễn vì nước Nhật có thể phải đối mặt với lượng dân số thuộc nhóm người tuổi 18 được dự đoán sẽ giảm xuống dưới 1 triệu người năm 2031.
Việc thiếu hụt số lượng sinh viên là vậy, song số lượng các trường đại học lại tăng. Nếu 20 năm trước, toàn nước Nhật có 500 trường, hiện nay có đến 779 trường. Vì thế, nhu cầu tuyển sinh những sinh viên tuổi 18 rất lớn. Hơn nữa, hồi táng 11 vừa qua, MEXT đã cấp phép cho 5 trường đại học chính thức hoạt động từ năm học 2018.
Thế nhưng, tính đến tháng 4/2016, 43% trong tổng số 604 trường đại học tư thục không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của MEXT. Các trường ở khu vực nông thôn và nhiều thành phố nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, năm 2016, MEXT đã đưa ra một số biện pháp trừng phạt các trường đại học, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Các trường đã tuyển sinh quá số lượng sinh viên so với năng lực đào tạo cũng như vượt quá chỉ tiêu cho phép. Cụ thể, năm 2015, nhiều trường với số lượng 8.000 sinh viên, họ tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu 1,2 lần/năm học mà chưa phải chịu bất kỳ hình phạt nào. Điều đáng nói, việc tuyển vượt chỉ tiêu 1,2 lần nên các trường sẽ chịu cắt giảm các khoản trợ cấp của nhà nước.
Giải pháp nào?
Việc rà soát lại toàn bộ chương trình giảng dạy từ tiểu học đến THPT được tiến hành cẩn thận và chi tiết. Trong một bản tóm tắt các cuộc thảo luận hôm 1/8 năm ngoái, MEXT đã ra công bố: Năm 2020, môn tiếng Anh sẽ trở thành môn học chính trong chương trình học của học sinh từ khối lớp 5. Thêm nữa, học sinh trung học sẽ học các môn như địa lý, Nhật ngữ và lịch sử hiện đại theo chương trình đổi mới.
Cùng với đó, việc xây dựng phương pháp giảng dạy mới nhằm khuyến khích học sinh chủ động thảo luận đưa ra ý kiến của riêng mình và khuyến khích các em trong việc tự xử lý, giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống.
Ngoài ra, một bản kế hoạch được mang tên Tăng cường giáo dục - bản kế hoạch tổng thể 5 năm giai đoạn 2018 - 2022 được đưa ra. Hội đồng giáo dục thuộc MEXT bắt đầu các cuộc thảo luận về bản kế hoạch này vào tháng 4 tới, dự kiến phải mất 18 tháng mới hoàn thiện bản kế hoạch này.
Để học sinh không chán học, hãy nhìn giáo dục Phần Lan “Làm thế nào để học sinh của Việt Nam không chán học?" là nội dung xuyên suốt buổi hội thảo “Việt Nam học được gì từ ... |
Phát triển kỹ năng cơ bản thế kỷ 21 cho học sinh Hôm nay (13/1) tại Hà Nội, Hội đồng Anh phối hợp với Sở GD & ĐT Hà Nội tổ chức hội thảo phát triển kỹ ... |
Giáo dục đạo đức Nhật Bản: Học làm người mọi nơi, mọi lúc Khác với nhiều nước giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua một môn học, Nhật Bản “dạy người” qua tất cả các môn cũng ... |