Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế có chủ đích

Duy Quang
TGVN. Bình luận về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự - Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, những hành động vừa qua của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế có chủ đích. Dù vậy, Việt Nam vẫn cần phải giải quyết vấn đề này với Trung Quốc thông qua các biện pháp đàm phán ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich Hội Dầu khí Việt Nam lên tiếng trước hành động của Trung Quốc tại Biển Đông
giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich Ngoại trưởng ASEAN ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông
giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich
Giáo sư Carl Thayer.
giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich Khi cần, Việt Nam sẵn sàng các biện pháp pháp lý

TGVN. Chia sẻ với TG&VN, TS Phạm Lan Dung, Tổng Thư ký Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) nhấn mạnh, trong các tình huống ...

Về tình hình gần đây ở Biển Đông và những hành động của Trung Quốc, Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã có những trao đổi với TG&VN về quan điểm và bình luận của ông. Thế giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.

Tình hình Biển Đông hiện đang tiếp tục phát sinh nhiều diễn biến rất phức tạp, Giáo sư có thể thông tin thêm về quá trình dẫn đến các diễn biến phức tạp gần đây và quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ngày 12/7/2016, Hội đồng Trọng tài của Tòa Trọng tài Thường trực đã ra Phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, qua đó đập tan luận điệu của Trung Quốc về quyền lịch sử của nước này trên Biển Đông. Phán quyết đã viện dẫn Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) và tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có căn cứ dựa trên luật pháp quốc tế.

Trung Quốc từ chối công nhận thẩm quyền Tòa Trọng tài và từ năm 2016, nước này kiên quyết khẳng định yêu sách chủ quyền và quyền chủ quyền của mình đối với các thực thể địa lý và vùng nước liền kề nằm trong khu vực "đường chín đoạn" do Trung Quốc vạch ra.

Điển hình, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trong vùng biển gần Bãi Tư Chính và vào tháng 7/2017, Việt Nam ngừng hoạt động dầu khí tại lô 136/03 và vào tháng 3/2018 Việt Nam dừng hoạt động tại lô 07/03, còn gọi là mỏ “Cá Rồng vàng”, do áp lực từ phía Trung Quốc.

Bất chấp phản ứng thận trọng của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng sức ép lên Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

Vào tháng 5 năm nay, Công ty Rosneft Vietnam đã ký hợp đồng với công ty Hakuryu 5 của Nhật Bản về việc khoan giếng dầu tại lô dầu khí 06/01 tại bồn trũng Nam Côn Sơn. Hai tàu cung ứng ngoài khơi của Việt Nam là Crest Argus 5 và Sea Meadow 29 thường xuyên di chuyển từ Cảng Vũng Tàu đến lô dầu khí 06/01 để tiếp tế cho tàu Hakuryu 5. Ngày 16/5, Tàu cảnh sát biển Trung Quốc mang số hiệu 35111 đồn trú tại vùng biển phía Đông Bắc của Bãi Tư Chính và bắt đầu tiến hành tuần tra tại lô 06/01. Ngày 2/7, tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 35111 bắt đầu xung đột với Hakuryu 5 và các tàu cung ứng.

Ngày 3/7, Tàu Hải Dương Địa chất Bát Hào (Tàu khảo sát Hải Dương 8) đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và bắt đầu tiến hành hoạt động thâm dò địa chất trong các vùng nước thuộc phía Đông Nam Bãi Tư Chính. Tàu Hải Dương 8 được hộ tống bởi bốn tàu cảnh sát biển Trung Quốc, bao gồm các tàu mang số hiệu 3901 và 3711 và một tàu dân quân biển. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 3901 là một "con quái thú khổng lồ" nặng 12.000 tấn. Cũng tại đây, các tàu Trung Quốc đã đối đầu với 4 tàu cảnh sát biển của Việt Nam.

Cả hai hành động trên của Trung Quốc đều là hành động vi phạm luật pháp quốc tế có chủ đích của nước này. Việt Nam có các quyền chủ quyền đối với vùng biển và dưới đáy biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, điều này đã rất rõ ràng, trên cơ sở các bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế.

Những ngày đầu, tin tức về các cuộc đụng độ trên biển xuất hiện trên mạng xã hội Việt Nam. Ngày 12/7, Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng đưa tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng Trung Quốc quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông nhưng “chúng tôi cũng cam kết giải quyết những bất đồng thông qua đàm phán với các nước có liên quan”.

giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo ngày 25/7, thông báo rằng Việt Nam đã trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam. (Ảnh: NH)

Ngày 16/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu: “Tất cả các bên liên quan và cộng đồng quốc tế cần đóng góp vào nỗ lực chung nhằm bảo vệ và duy trì các lợi ích chung.” Ba ngày sau, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tiếp tục cho biết, Việt Nam đã nhiều lần liên hệ với Trung Quốc thông qua nhiều kênh khác nhau, cũng như gửi Công hàm yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tất cả các hoạt động vi phạm và rút tàu khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời tôn trọng các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Theo tôi biết, tình hình hiện nay vẫn chưa có nhiều thay đổi. Tàu Hải Dương 8 tiếp tục tiến hành "các hoạt động thăm dò địa chất". Việt Nam cũng đã tuyên bố về việc Hakuryu 5 vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động của mình.

Với những động thái này, Trung Quốc không hề có căn cứ luật pháp cho hành động của họ. Thậm chí, Trung Quốc còn lớn tiếng nói Việt Nam cần tôn trọng chủ quyền của mình. Nói cách khác, Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố chủ quyền một cách vô cớ đối với các đảo và vùng nước trên Biển Đông, phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế và Công ước Liên hơp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Các hành động của Bắc Kinh cũng đi ngược lại với 'Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc’ được hai bên ký kết vào tháng 10/2011.

Theo quan điểm của mình, ông có thể cho biết những nguyên do nào dẫn đến việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam?

Các hành động của trung Quốc trong các năm qua cho thấy Bắc Kinh có hai mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là nhằm thiết lập bá quyền thông qua phát triển các nguồn lực trên biển (bao gồm dầu mỏ và khí đốt) tại vùng biển trong khu vực "đường chín đoạn". Vì thế, Trung Quốc ngăn cản các hoạt động khai thác dầu của các quốc gia ven biển và tạo sức ép buộc các nước này phải tham gia các dự án khai thác chung với Trung Quốc.

giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich
Trung Quốc vẫn duy trì các hoạt động phi pháp trên biển Đông. (Nguồn: AFP)

Mục tiêu thứ hai của quốc gia này là loại bỏ sự tham gia của các cường quốc bên ngoài trong việc phát triển nguồn lực biển tại Biển Đông. Điều này được thể hiện rõ qua hành động của phái đoàn Trung Quốc tại các ghi chép đàm phán Bản dự thảo cuối cùng của Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) được thông qua bởi các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái. Đại diện Trung Quốc đề nghị hợp tác kinh tế biển cần được tiến hành với Trung Quốc và quốc gia ven biển mà “không được tiến hành thông qua hợp tác với các công ty thuộc các quốc gia bên ngoài khu vực”.

Vậy cần làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tái diễn các hoạt động vi phạm, làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, thưa Giáo sư?

Vấn đề này chỉ được giải quyết trực tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam thông qua tham vấn và đàm phán ngoại giao. Luật pháp quốc tế buộc hai bên phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam cần tiếp tục các nỗ lực ngoại giao, mặt khác, chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc tiến hành hoạt động pháp lý theo quy định của UNCLOS. Việt Nam sẽ phải chứng minh mình đã hết sức nỗ lực sử dụng các cuộc trao đổi ngoại giao với Trung Quốc nhưng không có kết quả.

Việt Nam cần kiên trì kêu gọi tiếng nói của cộng đồng quốc tế thông qua vận động ngoại giao đối với các nước thành viên ASEAN, các cường quốc và các quốc gia biển khác trong việc lên án các hành vi của Trung Quốc. Mỹ cũng đã cáo buộc Trung Quốc có hành vi “bắt nạt” đối với Việt Nam.

Việt Nam cần tăng cường hợp tác trong hoạt động chấp pháp biển với các nước đối tác, như Mỹ và Nhật Bản, thông qua tập trận chung tại các vùng biển gần Bãi Tư Chính.

Việt Nam cũng nên vận đông các thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đưa Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019 ra biểu quyết.

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich UNCLOS 1982: Cơ sở pháp lý bảo đảm hòa bình trên Biển Đông

TGVN. Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) chính thức có hiệu lực, ...

giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich Vấn đề Biển Đông bao trùm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN

Sáng nay (31/7), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM 52) và các Hội nghị liên quan sẽ chính thức khai mạc tại ...

giao su carl thayer trung quoc da vi pham luat phap quoc te co chu dich Việt Nam trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam

TGVN. Ngày 25/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đã thực hiện các hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, ...

Duy Quang (thực hiện)

Đọc thêm

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon Web Services (AWS) mở rộng sang Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu an toàn và hiệu suất cao cho khách hàng trong khu vực.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động