Nhỏ Bình thường Lớn

'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

Cuộc đua vào chiếc ghế chủ nhân của Nhà Trắng đang nóng hơn bao giờ hết khi chỉ còn hai tháng nữa để ông Donald Trump và bà Kamala Harris thu hẹp khoảng cách. Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này được dự báo sẽ góp phần định hình mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong nhiều năm tới.
'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?
Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này được dự báo sẽ góp phần định hình mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong nhiều năm tới. (Nguồn: SCMP)

Mối quan hệ song phương quan trọng giữa hai siêu cường của thế giới đang ở thời điểm then chốt, vô cùng quan trọng. Sau nhiều thập kỷ gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau, thời gian gần đây, mối quan hệ này đã chứng kiến ​​sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng cạnh tranh và gia tăng căng thẳng.

Cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều lo ngại sự tăng trưởng của Trung Quốc là mối đe dọa đối với các lợi ích quan trọng của Mỹ. Ngược lại, Bắc Kinh luôn cho rằng Washington đang nỗ lực kìm hãm sự phát triển của mình và phủ nhận vị thế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tin liên quan
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris? Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Vì vậy, các chính sách và cách tiếp cận của chính quyền tiếp theo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tìm ra cách chung sống hòa bình hay sẽ tiếp tục tái diễn xung đột?

Tầm nhìn trái ngược của hai ứng cử viên hàng đầu - cựu Tổng thống Mỹ và là ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ - cho thấy con đường phía trước sẽ có phần khác biệt.

Mỗi con đường không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với lợi ích của hai quốc gia mà còn được cho là sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ trật tự toàn cầu.

Ông Trump đã ra tín hiệu về thái độ cứng rắn gấp đôi với Trung Quốc nếu quay trở lại nắm quyền. Theo đó, các chính sách được cựu Tổng thống Mỹ đề xuất bao gồm áp dụng mức thuế quan toàn diện lên tới 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc - một động thái mà các chuyên gia kinh tế cảnh báo có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả người tiêu dùng Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.

Về vấn đề Đài Loan, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nêu quan điểm vùng lãnh thổ này cần trả tiền cho Washington trong vấn đề phòng vệ. Cách tiếp cận này có nguy cơ làm mất ổn định hơn nữa mối quan hệ vốn đã bấp bênh và có thể dẫn đến những leo thang giữa hai bên.

Trong khi đó, chính quyền của Phó Tổng thống Harris và Thống đốc bang Minnesota Tim Walz được kỳ vọng sẽ mang đến khả năng tiếp cận tinh tế hơn cho mối quan hệ song phương. Trong khi bà Harris có thể sẽ tiếp tục nhiều khía cạnh trong chính sách của chính quyền Biden thì việc bà chọn ông Walz làm người đồng hành tranh cử được kỳ vọng sẽ tạo ra một biến số thú vị.

Từng dạy học ở Trung Quốc hơn 30 năm trước đây, với những kinh nghiệm của mình cùng sự quan tâm đến quốc gia Đông Bắc Á trong thời gian ở Quốc hội, ông Tim Walz được cho là có khả năng ủng hộ cách tiếp cận thực tế và tích cực hơn.

Điều này không có nghĩa là hai bên có thể quay trở lại thời kỳ tương tác trước đây, mà cần có sự thừa nhận rằng đối thoại và hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm là điều cần thiết, ngay cả trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược.

Hàm ý của những cách tiếp cận có phần khác biệt này có ảnh hưởng không chỉ đối với hai quốc gia khi cặp quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trở thành trục chính chi phối hoạt động chính trị và kinh tế toàn cầu. Sự xấu đi hơn nữa trong mối quan hệ song phương có thể đẩy nhanh xu hướng phi toàn cầu hóa, phân mảnh nền kinh tế thế giới thành các khối cạnh tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu quân sự.

Hơn nữa, sự đối đầu giữa hai bên có thể làm phức tạp các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết các thách thức xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu, đại dịch và phổ biến vũ khí hạt nhân. Tất cả những điều này đều đòi hỏi một mức độ hợp tác nhất định giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ngược lại, một cách tiếp cận cân bằng hơn có thể tạo ra không gian cho sự hợp tác có chọn lọc. Đổi lại, điều này có thể dẫn đến một môi trường quốc tế ổn định hơn, cho phép tiến triển trong các thách thức chung mà không bỏ qua những khác biệt cơ bản.

Nhìn về phía trước, bất kể kết quả bầu cử ra sao, một số xu hướng nhất định trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp diễn. Sự thay đổi cơ bản từ tương tác sang kiềm chế khó có thể đảo ngược trong ngắn hạn.

Công nghệ sẽ vẫn là chiến trường chính, với sự thống trị trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử và chất bán dẫn tiên tiến được coi là rất quan trọng để đạt được ưu thế.

Cường độ và bản chất của mối quan hệ song phương này, cũng như tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm, sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi các lựa chọn chính sách mà chính quyền chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng đưa ra.

Tổng thống Mỹ tiếp theo không nên tạo cuộc chiến kinh tế đồng thời với cả Trung Quốc và Nga, đây là lý do

Tổng thống Mỹ tiếp theo không nên tạo cuộc chiến kinh tế đồng thời với cả Trung Quốc và Nga, đây là lý do

Trong bài viết mới đây trên Aljazeer, tác giả Maximilian Hess (*) cho rằng, nếu tổng thống Mỹ tiếp theo quyết định tiến hành một ...

Bắc Kinh chỉ điểm lựa chọn đúng đắn duy nhất trong quan hệ Mỹ-Trung

Bắc Kinh chỉ điểm lựa chọn đúng đắn duy nhất trong quan hệ Mỹ-Trung

Mới đây, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong khẳng định, hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất trong quan hệ Mỹ-Trung, ...

Cuộc đối thoại hiếm hoi giữa Cố vấn An ninh Mỹ và tướng quân đội Trung Quốc: Bắc Kinh nhắc nhở 'ranh giới đỏ' đầu tiên Washington không được vượt qua

Cuộc đối thoại hiếm hoi giữa Cố vấn An ninh Mỹ và tướng quân đội Trung Quốc: Bắc Kinh nhắc nhở 'ranh giới đỏ' đầu tiên Washington không được vượt qua

Ngày 29/8, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gặp Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp ...

Vấn đề hạt nhân: Nga chẳng ngán 'búa tạ' Mỹ, Trung Quốc theo đuổi chiến lược tự vệ, Washington-Bắc Kinh còn 'đoạn đường dài' phải đi

Vấn đề hạt nhân: Nga chẳng ngán 'búa tạ' Mỹ, Trung Quốc theo đuổi chiến lược tự vệ, Washington-Bắc Kinh còn 'đoạn đường dài' phải đi

Ngày 29/8, cả Nga, Trung Quốc và Mỹ đều đưa ra các bình luận mới nhất về vấn đề hạt nhân.

Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trong nhiều tháng, Trung Quốc thiên theo kịch bản cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Điều đó sẽ khiến quan hệ Trung-Mỹ ...

(theo SCMP)