TIN LIÊN QUAN | |
ADB cam kết hỗ trợ Việt Nam chống Covid-19 | |
Dự báo tác động của EVFTA đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam |
Bất chấp khả năng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, theo ADB, các yếu tố nền tảng của kinh tế Việt Nam sẽ vẫn được duy trì. (Nguồn: Thời báo Tài chính) |
Các chuyên gia của ADB nhận định, Việt Nam sẽ chịu tác động cú sốc ban đầu về nguồn cung, do ảnh hưởng dịch Covid-19 bùng phát và tiếp theo là các tác động giảm mạnh về cầu hiện vẫn đang diễn ra tại các quốc gia là đối tác thương mại và đầu tư chính của Việt Nam.
Ngành dịch vụ ảnh hưởng nặng nề
ADB nhận định, sự bùng phát của dịch bệnh đã leo thang lên một giai đoạn mới vào tháng Ba, tác động mạnh đến tất cả các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Trong nước, dịch bệnh có thể sẽ tác động nghiêm trọng đến Việt Nam, hình thành các cú sốc đối với cả phía cung và cầu ở hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Về phía cầu, việc hạn chế đi lại đã kìm hãm tăng trưởng tiêu dùng nội địa trong quý I/2020. Vốn đăng ký và giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm. Khi hoạt động thương mại toàn cầu giảm mạnh, tăng trưởng xuất khẩu được dự báo sẽ giảm xuống 5,3% trong năm 2020, tăng trưởng nhập khẩu giảm còn 4,7%, trước khi xuất khẩu phục hồi tăng trưởng trở lại ở mức 7,8% trong năm 2021 và nhập khẩu ở mức 6,8%.
Về phía cung, ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì được sản xuất cho dù có những khó khăn ban đầu trong tháng Một và tháng Hai năm 2020, chủ yếu dựa vào nguyên liệu tồn kho, tuy nhiên nguồn này cũng đang cạn dần do chuỗi cung ứng bị gián đoạn kéo dài.
Một khảo sát doanh nghiệp được Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính thực hiện vào tháng Ba cho biết 74% số doanh nghiệp được khảo sát dự kiến phải tạm thời dừng hoạt động nếu đến tháng 6/2020 bệnh dịch vẫn chưa được khống chế.
Cán cân tài khoản vãng lai dự kiến sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt tương đương 0,2% GDP trong năm nay. Cán cân tài chính cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch. Tính đến ngày 24/3/2020, chỉ số thị trường chứng khoán đã giảm mạnh 31,4% so với cuối năm 2019.
Tin liên quan |
‘Ngấm đòn' Covid-19, SME tìm cách ‘tăng sức đề kháng’ |
Sự bùng phát dịch Covid-19 cũng gây tổn hại cho nông nghiệp khi hầu hết tất cả các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam đóng cửa vào tháng Một làm đóng băng hoạt động xuất khẩu nông sản. Do dịch bệnh kéo dài, nhu cầu đối với hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm. Cùng với tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, tăng trưởng nông nghiệp dự báo sẽ giảm xuống còn 1% vào năm 2020.
Tính đến thời điểm hiện nay, dịch vụ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh dịch bùng phát. Với tỉ trọng 42% GDP, khu vực dịch vụ tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
Triển vọng sáng
Bất chấp khả năng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, theo ADB, các yếu tố nền tảng của kinh tế Việt Nam sẽ vẫn được duy trì. Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick nhận định, nếu khống chế được dịch bệnh trong nửa đầu năm 2020, tăng trưởng sẽ hồi phục trở lại mức 6,8% vào năm 2021 và duy trì mạnh mẽ trong trung và dài hạn.
ADB cho rằng, các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - tầng lớp trung lưu đang phát triển và khu vực tư nhân năng động, đáng chú ý là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân trong nước – vẫn vững mạnh.
Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là một trong những nhóm có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Theo Tập đoàn tư vấn Boston, quy mô của tầng lớp trung lưu đã tăng gấp đôi kể từ năm 2014 lên 33 triệu người, tức là một phần ba dân số của cả nước.
Tương tự, môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện. Giải ngân đầu tư công được cải thiện đáng kể, tăng gần 18% trong giai đoạn tháng 1-2 năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Giải ngân sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2020 vì đây là một trong các biện pháp tài khóa ưu tiên để ứng phó với dịch Covid-19.
Số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia hứa hẹn tăng cường việc tiếp cận thị trường cho Việt nam, đây là yếu tố thiết yếu cho sự phục hồi kinh tế sau Covid-19. Việc Trung Quốc khống chế được Covid-19 và khả năng thị trường Trung Quốc có thể trở lại bình thường sẽ giúp hồi sinh chuỗi giá trị toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế tại Việt Nam.
Covid-19 khiến năm 2020 sẽ là năm đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới TGVN. Theo trang mạng phân tích Valdaiclub, năm 2019 hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đối mặt nguy cơ rủi ... |
Kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 TGVN. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 diễn ra chiều tối ngày 3/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người ... |
Kinh tế Việt Nam 2020: Để tiếp tục những gam màu sáng TGVN. Kết thúc năm 2019, kinh tế Việt Nam đạt được những thành quả ấn tượng, xác lập thêm nhiều kỷ lục mới… |