GMS - Cơ chế đầu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Mekong

Ngày 31/3, Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với sự tham dự của Thủ tướng Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith; Phó Tổng thống Myanmar Henry Van Thio, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha; Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
gms la co che dau tien thuc day phat trien kinh te xa hoi tai khu vuc mekong ADB ca ngợi tăng trưởng cao của Việt Nam
gms la co che dau tien thuc day phat trien kinh te xa hoi tai khu vuc mekong GMS Summit: Tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới

Tham dự Hội nghị còn có Tổng thư ký ASEAN và Giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới (WB) với tư cách khách mời đặc biệt của Chủ tịch hội nghị. Đông đảo đại diện đối tác phát triển, khu vực doanh nghiệp cũng được mời tham dự phiên họp toàn thể của Hội nghị.

Với chủ đề “Phát huy 25 năm hợp tác, Xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng”, Hội nghị đã nhìn lại chặng đường 25 năm hợp tác của GMS và thảo luận về những cơ hội và thách thức mà khu vực GMS phải đối mặt cũng như các định hướng lớn cho hợp tác GMS trong thời gian tới.  

gms la co che dau tien thuc day phat trien kinh te xa hoi tai khu vuc mekong

Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6. (Ảnh: Q.Đ)

Hội nghị đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà hợp tác GMS đã đạt được trong 25 năm qua trên cơ sở triển khai chiến lược 3C “Kết nối, Cạnh tranh và Cộng đồng”. Quy mô hợp tác đạt hơn 21 tỷ USD với hàng trăm dự án trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là hợp tác kết nối với việc xây dựng mới và nâng cấp nhiều sân bay, 80 cây cầu, 10.000 km đường bộ, 500 km đường sắt, và 3.000 km đường dây truyền tải điện. GMS cũng là cơ chế hợp tác đi đầu thúc đẩy việc xây dựng các tuyến hành lang kinh tế liên quốc gia như Hành lang kinh tế Đông Tây, Bắc Nam và ven biển phía Nam. Các lĩnh vực hợp tác khác như thuận lợi hoá thương mại, nông nghiệp, môi trường đều đạt những kết quả đáng khích lệ. Tiểu vùng Mekong mở rộng hiện đã là một khu vực năng động, hội nhập và có những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Các nhà lãnh đạo đã bày tỏ cảm ơn đối với sự hỗ trợ hiệu quả của ADB trong vài trò Ban Thư ký của cơ chế hợp tác, giúp các nước thành viên huy động lượng vốn rất lớn phục vụ cho các dự án hợp tác.

Về định hướng hợp tác trong 5 năm tới, Hội nghị thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực vùng 2022 nhằm làm rõ hơn các trọng tâm hợp tác, thực hiện những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm hợp tác GMS trong trung hạn đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các nước thành viên. Khung đầu tư khu vực 2022 bao gồm 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỷ USD.

Hộị nghị đã ủng hộ đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và nhất trí khởi động quá trình xây dựng tầm nhìn dài hạn sau 2022 cho hợp tác GMS nhằm giúp các quốc gia thành viên thực hiện thành công Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với thách thức chung của khu vực, và bảo đảm hợp tác GMS kịp thời đổi mới để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của các nước thành viên trong tình hình mới.

Tại Hội nghị, nội dung hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước cũng được các nhà Lãnh đạo thảo luận. Hội nghị nhất trí thúc đẩy hợp tác về phát triển bền vững, thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và tăng cường hợp tác về sử dụng bền vững và cùng quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua hợp tác xuyên biên giới và các nỗ lực chung nhằm đạt an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và an ninh năng lượng.

Bên cạnh đó, các nhà Lãnh đạo cũng đã ghi nhận chiến lược hợp tác ngành trên các lĩnh vực giao thông, du lịch, nông nghiệp và môi trường, báo cáo kết quả 25 năm hợp tác GMS, báo cáo hợp tác thương mại điện tử GMS.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hợp tác GMS là cơ chế đầu tiên được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Mekongvà khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác GMS vì hoà bình, thịnh vượng và phát triển bền vững tại khu vực. Trong 25 năm qua, hợp tác GMS đã không ngừng mở rộng về quy mô, đi sâu về nội dung, khẳng định được bản sắc riêng là một cơ chế hợp tác khu vực có uy tín với chiến lược 3C “Kết nối, Cộng đồng và Cạnh tranh”.

gms la co che dau tien thuc day phat trien kinh te xa hoi tai khu vuc mekong
Các đại biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng thứ 6 chụp ảnh chung. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trên cơ sở đánh giá những bài học kinh nghiệm từ 25 năm hợp tác GMS, nhìn nhận những cơ hội và thách thức đối với khu vực GMS, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất một số hướng hợp tác lớn của GMS thời gian tới, bao gồm, thứ nhất, phát triển hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh kết nối khu vực, bảo đảm thông suốt giữa các nước GMS và giữa GMS với các khu vực bên ngoài thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng “chất lượng, xanh và thông minh”, phát huy tối đa hình thức kết nối đa phương thức và chú trọng kết nối thông tin – viễn thông và năng lượng. 

Thứ hai, thúc đẩy “kết nối tương hỗ” về thương mại – đầu tư, đặc biệt là kết nối giữa các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm nông lâm thuỷ sản.

Thứ ba, hỗ trợ các nước thành viên xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, áp dụng công nghệ cao; thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng khu vực; nâng cao năng lực tiếp thị, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường cho nông sản sạch; kết nối doanh nghiệp và nông dân.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực;

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh GMS phải thực sự là một cộng đồng cùng chung lợi ích, cùng nhau ứng phó, giải quyết các thách thức chung; hợp tác hướng tới cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; ưu tiên triển khai hiệu quả Mục tiêu phát triển bền vững SDG-2030, Hiệp định COP21 Pa-ri về biến đổi khí hậu, và hợp tác về quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hợp tác GMS cũng cần tiếp tục là khuôn khổ để 6 nước tăng cường hiểu biết, nâng cao niềm tin và sự gắn kết giữa các nước thành viên. GMS cũng cần phát huy cơ chế hợp tác mở với sự tham gia của quốc gia, các đối tác phát triển, các định chế tài chính quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các nước.

gms la co che dau tien thuc day phat trien kinh te xa hoi tai khu vuc mekong Khu vực Mekong đang đứng trước cơ hội và thách thức chưa từng có

Phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 sáng 31/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các ...

gms la co che dau tien thuc day phat trien kinh te xa hoi tai khu vuc mekong GMS là trọng điểm phát triển của châu Á

Đó là nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp kín Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng ...

gms la co che dau tien thuc day phat trien kinh te xa hoi tai khu vuc mekong Thủ tướng chủ trì lễ đón các lãnh đạo GMS

Sáng 31/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì lễ đón Lãnh đạo ...

Bảo Chi

Bài viết cùng chủ đề

GMS 6 và CLV 10

Đọc thêm

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Volkswagen của các dòng Polo 2018, Passat 2019, Tiguan 2021, T-Cross 2022, Tiguan 2022, Polo 2022, Touareg 2022, Touareg 2023, Teramont 2023, Virtus 2023, Viloran 2023 ...
Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Với doanh số giảm mạnh trong quý I/2024, Apple đã bị đối thủ đối thủ không đội trời chung soán ngôi nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động