Gỡ khó cho doanh nghiệp xung quanh quy định sử dụng muối có I-ốt

Những câu hỏi được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ra đã làm dịu không khí trong thời gian còn lại của cuộc đối thoại giữa Bộ Y tế và các DN sữa xung quanh quy định sử dụng muối có I-ốt trong chế biến thực phẩm theo Nghị định 09/2016/ NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
go kho cho doanh nghiep xung quanh quy dinh su dung muoi co i ot IZZI ra mắt sản phẩm sữa giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
go kho cho doanh nghiep xung quanh quy dinh su dung muoi co i ot Quản lý lỏng lẻo, giá sữa tăng đều

Cuộc đối thoại diễn ra tại Văn phòng Chính phủ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi có kiến nghị của Hiệp hội Sữa Việt Nam phản ánh những bức xúc liên quan đến quy định sử dụng muối có I-ốt trong chế biến thực phẩm tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 19/2017, ngày 10/3.

go kho cho doanh nghiep xung quanh quy dinh su dung muoi co i ot
Phó Thủ tướng nêu nhiều câu hỏi với lãnh đạo Bộ Y tế về việc sử dụng muối I-ốt dùng chế biến thực phẩm.

DN hỏi thẳng Bộ Y tế

Ngoài lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Hiệp hội Sữa Việt Nam, tham gia cuộc đối thoại còn có đại diện các DN, các nhà khoa học, đại diện Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)…

Trong phát biểu của mình, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam Trần Quang Trung bày tỏ lo ngại khi áp dụng quy định về sử dụng muối I-ốt trong chế biến thực phẩm sẽ gây nhiều khó khăn cho DN sữa, làm tăng chi phí sản xuất với lý do I-ốt dễ bị ô xy hóa, biến chất trong quá trình chế biến, ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị, cảm quan của sản phẩm, tác động bất lợi đến sản xuất, kinh doanh của DN.

Vì vậy, Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị chỉ quy định giới hạn sử dụng muối I-ốt để chế biến một số loại thực phẩm nhất định như hạt nêm, gia vị, viên súp thay vì áp dụng cho cả ngành chế biến thực phẩm.

Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam Phan Thị Kim cho biết thêm nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mỗi loại thực phẩm chứa hàm lượng I-ốt khác nhau, có độ hao hụt khác nhau, cùng với đó cách thức chế biến, bảo quản cũng khiến hàm lượng I-ốt trong thực phẩm thay đổi, chưa kể chỉ tiêu cảm quan thực phẩm như màu sắc, mùi vị… là quan trọng với người tiêu dùng

“Chúng tôi cho rằng cần quy định chi tiết loại thực phẩm nào phải bổ sung I-ốt còn nếu áp dụng đại trà thì rất khó cho DN. Muối ăn trực tiếp phải có I-ốt nhưng muối dùng chế biến thực phẩm thì cần theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế ”, bà Kim bày tỏ.

Nhiều đại diện DN lo ngại liệu sản phẩm của mình bị kiểm tra và xử lý nếu không có I-ốt, hoặc thực phẩm nhập khẩu từ những nước không bắt buộc sử dụng muối I-ốt sẽ bị xử phạt.

Trao đổi về sự cần thiết của việc ban hành quy định phải tăng cường I-ốt trong muối ăn, muối dùng chế biến thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang cho biết chương trình phòng chống rối loạn thiếu I-ốt từ năm 1994 đến năm 2005 đã làm giảm tỷ lệ bệnh bướu cổ của trẻ em (8-10 tuổi), tăng tỷ lệ hàm lượng I-ốt trong cơ thể người Việt Nam trên mức tối thiểu của WHO. Tuy nhiên sau 10 năm đến năm 2015, sau khi việc sử dụng muối I-ốt mang tính tự nguyện thì tỷ lệ trẻ em (8-10 tuổi) bị bướu cổ tăng lên 9,8% và là vấn đề sức khỏe cộng đồng và cần can thiệp về chính sách theo khuyến cáo của UNICEF.

“Đây là lý do ban hành Nghị định 09. Quá trình xây dựng Nghị định này, Bộ Y tế đã tổ chức một số hội thảo lấy ý kiến DN và sau khi ban hành cũng đã tổ chức hội nghị triển khai, giải đáp các vấn đề được DN đặt ra”, ông Quang nói.

Đại diện WHO tại Việt Nam có mặt tại cuộc đối thoại nhấn mạnh tầm quan trọng của I-ốt đối với sức khỏe đặc biệt tại Việt Nam khi tình trạng thiếu vi chất này đang trở thành vấn đề tại Việt Nam. Bản hướng dẫn gần đây nhất của WHO vẫn khuyến nghị sử dụng muối I-ốt trong bữa ăn hàng ngày và trong chế biến thực phẩm là giải pháp tăng cường hiệu quả, kinh tế, đã được sử dụng trên 100 nước khác nhau trên thế giới.

go kho cho doanh nghiep xung quanh quy dinh su dung muoi co i ot
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ủng hộ việc sử dụng muối I-ốt trong chế biến thực phẩm.

Đại diện WHO cho biết kết quả nghiên cứu của tổ chức này cho thấy việc sử dụng muối I-ốt trong chế biến thức phẩm có gây ra sự biến đổi về cảm quan, mùi vị thực phẩm nhưng không đáng kể và có thể chấp nhận được.

Trong khi đó, TS. Friday Nwaigwe, Trưởng Chương trình vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF Việt Nam, chia sẻ sự cần thiết phải bổ sung I-ốt trong các thực phẩm sử dụng hàng ngày ở Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển trí lực, bảo đảm sức khỏe cho trẻ em.

“Tại nhiều quốc gia việc triển khai sử dụng muối I-ốt trong chế biến thực phẩm công nghiệp cũng gặp phải những vấn đề được nêu ra trong cuộc đối thoại này nhưng chúng tôi mong Chính phủ, cộng đồng DN ở Việt Nam ủng hộ triển khai chủ trương này”, TS. Friday Nwaigwe nói.

Từ góc độ nghiên cứu về chính sách, TS. Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, đặt câu hỏi có nên vì một tỷ lệ người dân thiếu I-ốt mà buộc mọi người phải dùng muối I-ốt.

“Vì vậy, có lẽ cần tiếp cận vấn đề này dựa trên sự tự nguyện của các DN trong sử dụng muối I-ốt để chế biến thực phẩm như các nước phát triển và có chỉ dẫn cho người tiêu dùng những sản phẩm có I-ốt”, ông Cung trao đổi.

Giải đáp câu hỏi của ông Cung, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định quy định trong Nghị định 09 chỉ bắt buộc có I-ốt trong muối ăn và muối dùng cho chế biến thực phẩm chứ không phải là trong thực phẩm.

“Việc ban hành Nghị định 09 nhằm ứng phó với tình trạng trẻ em (8-10 tuổi) bị bướu cổ tăng nhanh chóng, hàm lượng I-ốt trong cơ thế người Việt Nam xuống dưới mức tối thiểu và trở thành vấn đề sức khỏe y tế công cộng và cần can thiệp về chính sách như khuyến cáo của WHO và UNICEF”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

go kho cho doanh nghiep xung quanh quy dinh su dung muoi co i ot

Những câu hỏi của Phó Thủ tướng

Xuất hiện sau khi cuộc đối thoại đã diễn ra khá lâu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc bổ sung vi chất dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ em Việt Nam, vì vậy, thực hiện Nghị định 09 là cần thiết.

Ba câu hỏi được Phó Thủ tướng nêu ra là: Nghị định 09 chỉ quy định muối ăn, muối dùng chế biến thực phẩm phải có I-ốt vậy có bắt buộc thực phẩm sau khi chế biến phải có I-ốt? Sau khi Nghị định 09 có hiệu lực Bộ Y tế có kiểm tra các DN sữa không? Bộ Y tế có kiểm tra các sản phẩm sữa bán ra không?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định đối tượng điều chỉnh của Nghị định 09 là các DN sản xuất muối ăn và muối dùng chế biến thực phẩm bắt buộc phải có I-ốt. Bộ Y tế không có kế hoạch kiểm tra DN sữa hay các sản phẩm sữa về hàm lượng I-ốt.

“Vậy các DN có bằng chứng cụ thể về ảnh hưởng của việc sử dụng muối I-ốt đến dây chuyền, sản phẩm của mình không?”, Phó Thủ tướng hỏi tiếp.

Một đại diện DN cho biết sản phẩm nước giải khát muối khoáng đóng chai của mình đã đổi màu, đổi vị khi sử dụng muối I-ốt.

“Điều đó có nghĩa trong một bộ phận DN sản xuất thực phẩm vẫn cần sử dụng muối dùng chế biến thực phẩm không chứa I-ốt. Vì vậy, vẫn cần phải có hướng dẫn cụ thể với những dòng sản phẩm thực phẩm không sử dụng muối I-ốt”, Phó Thủ tướng nhận xét và đề nghị Bộ Y tế phải xem xét, có giải pháp xử lý vấn đề này và cả câu chuyện nhập khẩu những thực phẩm không có I-ốt.

Những câu hỏi và gợi mở của Phó Thủ tướng, sau đó là trả lời của lãnh đạo Bộ Y tế đã khiến nhiều DN “thở phào”.

Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam Nguyễn Quang Trung vui vẻ: “Nếu Bộ Y tế trả lời như thế này thì có lẽ DN sẽ không có kiến nghị gì cả”.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế có ngay văn bản trả lời các kiến nghị của DN, hướng dẫn cụ thể cho DN thực phẩm, DN sữa về sử dụng muối có I-ốt.

“Nếu chúng ta đối thoại kỹ càng và lắng nghe nhau để cùng giải quyết những vướng mắc thì không có vấn đề gì cả. Tôi đề nghị những cuộc đối thoại như hôm nay sẽ trở thành thường xuyên. Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thành lập một tổ công tác để tiếp nhận các ý kiến của DN và ‘kết nối’ với các bộ ngành để tổ chức đối thoại thẳng thắn giữa các bên.

Vai trò của Chính phủ kiến tạo không chỉ ra chính sách đúng mà còn làm cho mọi ý kiến trong xã hội đồng thuận với nhau theo hướng tốt”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

go kho cho doanh nghiep xung quanh quy dinh su dung muoi co i ot Bí mật của 5 thực phẩm được ưa thích hàng đầu

Chỉ cần nghĩ đến thôi là đã đủ khiến bạn phát thèm. Vậy vì sao ai đó lại có thể "nghiện" sô cô la, cà ...

go kho cho doanh nghiep xung quanh quy dinh su dung muoi co i ot Những món hải sản chỉ dành cho giới nhà giàu

Hải sản vốn dĩ đắt tiền, nhưng có những món hải sản không phải cứ có tiền là đã mua được, mà phải rất nhiều ...

go kho cho doanh nghiep xung quanh quy dinh su dung muoi co i ot Người Việt tiêu thụ muối cao gấp đôi mức khuyến cáo của WHO

Năm 2015, người Việt Nam tiêu thụ muối trung bình 9,4 gam muối/người/ngày/, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO (dưới 5 ...

Đọc thêm

Cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger không phải ai cũng biết

Cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger không phải ai cũng biết

Bài viết hôm nay sẽ mách các bạn cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger bằng điện thoại. Với cách này bạn có thể kích hoạt cho ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang ...
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành ...
Chuyển nhượng cầu thủ: Barca tính bán Frenkie de Jong; MU đánh giá cao Raphinha; Juventus đàm phán Gabriel Jesus

Chuyển nhượng cầu thủ: Barca tính bán Frenkie de Jong; MU đánh giá cao Raphinha; Juventus đàm phán Gabriel Jesus

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật thông tin chuyển nhượng cầu thủ diễn ra trong những giờ qua.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu chung kết U23 châu Á 2024 - U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan; Serie A - Torino vs Bologna

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu chung kết U23 châu Á 2024 - U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan; Serie A - Torino vs Bologna

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Luton Town vs Everton; V-League vòng 16 - Hà Tĩnh vs Quảng ...
XSMN 2/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số ngày 2 tháng 5. xổ số hôm nay 2/5/2024

XSMN 2/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số ngày 2 tháng 5. xổ số hôm nay 2/5/2024

XSMN 2/5 - Kết quả xổ số ngày 2 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2024. SXMN 2/5/2024. KQXSMN thứ 5. xổ số hôm ...
Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Mỹ cấm nhập khẩu uranium của Nga, EU có thể áp thuế cao với xe điện Trung Quốc, Đức đón tín hiệu vui… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đơn phương trái phép của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc.
Một lĩnh vực quan trọng của Nga là mục tiêu Mỹ 'ngắm bắn', vì sao vậy?

Một lĩnh vực quan trọng của Nga là mục tiêu Mỹ 'ngắm bắn', vì sao vậy?

Vì sao Mỹ lại nhắm mục tiêu vào lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga? Trang Oil Price lý giải 4 nguyên nhân.
Fed không 'sờ đến' lãi suất, chứng khoán Mỹ diễn biến bất ngờ

Fed không 'sờ đến' lãi suất, chứng khoán Mỹ diễn biến bất ngờ

Ngày 1/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại.
Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới lao dốc không phanh, trong nước cầm chừng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động