Gói chi tiêu 1.200 tỷ USD của Mỹ: Để dịu âu lo

Phan Quân
Liệu gói chi tiêu 1.200 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden đã đủ để xoa dịu lo âu của đảng Dân chủ và người Mỹ? Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.09) Tổng thống Mỹ Joe Biden vui mừng phát biểu ngày 6/11 sau khi Hạ viện thông qua gói chi tiêu 1.200 tỷ USD dành cho cơ sở hạ tầng. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden vui mừng phát biểu ngày 6/11 sau khi Hạ viện thông qua gói chi tiêu 1.200 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng. (Nguồn: AP)

Với 228 phiếu thuận và 206 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu cuối ngày 5/11 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã chính thức thông qua gói chi tiêu 1.200 tỷ USD cho cho cơ sở hạ tầng. Như vậy, dự chi ngân sách “Đạo luật việc làm và đầu tư cơ sở hạ tầng” sẽ sớm được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký và ban hành luật vài ngày tới.

Gói chi tiêu lớn nhất trong lịch sử xứ cờ hoa được kỳ vọng sẽ giúp nước Mỹ “đại tu” hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu như cầu, đường quốc lộ, đường sắt, phổ cập mạng lưới Internet băng thông rộng.

Tuy nhiên, liệu chừng đó có thể cải thiện uy tín của đảng Dân chủ và ông Biden đang ở mức thấp kỷ lục, xoa dịu lo âu của người dân về tương lai nước Mỹ hậu đại dịch?

Làm nên sự khác biệt

Về mặt phát triển kinh tế, gói chi tiêu khổng lồ này được kỳ vọng thay đổi bộ mặt hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề quan trọng để nước Mỹ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch.

Ước tính, gói chi tiêu sẽ dành ít nhất 110 tỷ USD cho các dự án cầu, đường và giao thông lớn, 66 tỷ USD tu bổ hệ thống tàu hỏa, 65 tỷ USD nhằm phổ cập mạng Internet băng thông rộng, 55 tỷ USD cải thiện nguồn nước, 73 tỷ USD nâng cấp mạng lưới điện, 46 tỷ USD củng cố tính bền vững của cơ sở hạ tầng, 25 tỷ USD hiện đại hóa các sân bay và 17,3 tỷ USD tôn tạo lại cảng, sông ngòi.

Liệu những khoản đầu tư khổng lồ này có tạo nên sự khác biệt cần thiết cho nước Mỹ?

Ước tính, trong giai đoạn 2022-2026, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng liên bang của Mỹ sẽ tăng từ 0,8% lên 1,3% GDP, mức kỷ lục trong 4 thập niên qua. Chuyên gia Adie Tomer của Viện Brookings (Mỹ) nhận định rằng con số này tương đương với mức trung bình trong giai đoạn Chính sách Kinh tế mới, chương trình chi tiêu quan trọng giúp nước Mỹ rũ mình thoát khỏi Đại Suy thoái những năm 1930.

“Với các nhà kinh tế như chúng tôi, những khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng chẳng khác nào một giấc mơ đẹp.” – Nhà kinh tế Ellen Zentner của Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ).

Vậy gói chi tiêu này thì sao? Theo nhà kinh tế Ellen Zentner của Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ), mỗi 100 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể lập tức tăng 0,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thậm chí còn hơn nếu nó có thể khơi gợi các khoản đầu tư tương tự từ tư nhân.

Về dài hạn, gói chi tiêu có thể hỗ trợ năng lực sản xuất và kích thích tăng trưởng tới 0,2%, mang lại ít nhất 1.000 tỷ USD cho nước Mỹ. Bà Zentner khẳng định: “Với các nhà kinh tế như chúng tôi, những khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng chẳng khác nào một giấc mơ đẹp”.

Chiến thắng cần thiết

Với Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ, đây còn là chiến thắng quan trọng về chính trị.

Cuộc thăm dò do Đại học Suffolk (Mỹ) công bố trên USA Today ngày 7/11 cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho ông chủ Nhà Trắng và phó tướng chỉ còn 37,8% và 27,8%, thấp nhất trong nhiệm kỳ. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỷ lệ người vượt biên cao kỷ lục trong 10 năm, quyết định rút quân gây tranh cãi khỏi Afghanistan đã khiến nhà lãnh đạo này chịu sự chỉ trích từ lưỡng đảng.

Theo giới quan sát, “tuần trăng mật” đã kết thúc với chính quyền ông Biden sau khi ứng cử viên đảng Dân chủ thất bại trong bầu cử thống đốc bang Virginia. Thậm chí, Chủ tịch Thượng viện bang New Jersey Stephen Sweeney với 40 năm tại vị đã bị tài xế vô danh Edward Durr thuộc Đảng Cộng hòa đánh bại với ngân sách tranh cử vỏn vẹn 2.200 USD. Thống đốc bang New Jersey Philip Murphy cũng chỉ chiến thắng sát sao trước đối thủ đảng Cộng hòa Jack Ciattarelli với cách biệt 1,6 điểm.

Trong bối cảnh đó, cách tốt nhất để chính quyền Tổng thống Joe Biden nói riêng và đảng Dân chủ nói chung giành lại sự ủng hộ của cử tri trước thềm bầu cử lưỡng viện năm 2022 là hiện thực hóa cam kết khi tranh cử, nổi bật với khẩu hiệu “xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn”.

Gói chi tiêu 1.200 tỷ USD đã giúp ông Biden hoàn thành một nửa lời hứa, đồng thời tạo tiền đề để Washington tìm kiếm sự ủng hộ cho miếng ghép còn lại: đề xuất chi thêm 1.750 tỷ USD cho các ưu tiên xã hội và biến đổi khí hậu như phổ cập mầm non, trợ cấp năng lượng sạch. Đây là những điểm nóng trong xã hội và trên chính trường Mỹ, thậm chí là ngay cả trong nội bộ đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, một gói chi tiêu về cơ sở hạ tầng đơn giản là không đủ để đảo ngược tình thế hiện nay.

Tỷ lệ ủng hộ thấp của Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, cùng thất bại của đảng Dân chủ trong hai cuộc bầu cử bang cho thấy thái độ của một bộ phận không nhỏ cử tri.

Chặng đường trước mắt ông Biden và đảng Dân chủ còn dài. Gói chi tiêu 1.200 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng mới là bước đầu trên hành trình đó.

Cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ: Dù với bất kỳ hình thức nào, AUKUS không làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN

Cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ: Dù với bất kỳ hình thức nào, AUKUS không làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí qua điện thoại cuối tháng 10, Cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Derek Chollet nhấn mạnh ...

Úp mở khả năng trở lại, ông Donald Trump nghĩ 'nhiều người sẽ vui'

Úp mở khả năng trở lại, ông Donald Trump nghĩ 'nhiều người sẽ vui'

Ngày 8/11, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông có thể đưa ra thông báo việc liệu có tái tranh cử tổng thống ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động