Góp ý bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Để toàn dân tham gia lập hiến

Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này đã quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (1/2011), Nghị quyết của Quốc hội số 06/2011/QH13 (ngày 6/8/2011), và Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 Khóa XI (5/2012), nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (được bổ sung, phát triển năm 2011), đáp ứng nhu cầu khách quan, trong tình hình mới khi tiến vào thế kỷ 21.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hà Huy Thông. (Ảnh: Minh Châu/TG&VN)

Đây là bản Dự thảo được chuẩn bị rất công phu, thận trọng và có nhiều điểm mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu thế quốc tế, đặc biệt là xu hướng điều chỉnh hiến pháp trên thế giới sau Chiến tranh lạnh đến nay, như cấu trúc quyền lực theo 2 chiều: (i) Chiều ngang là giữa 3 nhánh quyền lực (là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp), và (ii) Chiều dọc là giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; Nhấn mạnh hơn vấn đề Quyền của con người so với Hiến pháp 1992; Lần đầu tiên thiết lập một số thiết chế hiến định độc lập...

Về nội dung của bản dự thảo, tôi xin có 5 ý kiến sau:

Thứ nhất, Lời nói đầu cần thể hiện tính chủ thể của Hiến pháp là nhân dân. Bản chất của Hiến pháp là “của dân, do dân và vì dân” và nhân dân Việt Nam trao quyền, tạo điều kiện cho Quốc hội dự thảo Hiến pháp sửa đổi này. Nhiều nước đưa ngay cụm từ “Chúng tôi, nhân dân nước…, làm bản Hiến pháp này để…”. Hiến pháp năm 1946 cũng thể hiện sự ủy quyền của nhân dân và tính “của dân, do dân” này bằng cụm từ “Được nhân dân Việt Nam giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng…”. Để thể hiện điểm này, bản Dự thảo chỉ cần điều chỉnh câu cuối cùng của Lời nói đầu là: “Với nguyện vọng phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, cùng nhau xây dựng đất nước dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Quốc hội và nhân dân Việt Nam làm bản Hiến pháp sửa đổi này”.

Thứ hai, Quốc hội xem xét bổ sung cụm từ “cân bằng” trong Điều 2 của Chương I, được đọc lại là: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát và cân bằng giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” vì 2 lý do chính: (i) Trong khi thực hiện chủ trương mới về kiểm soát quyền lực (như Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra) và phương châm “quyền lực càng lớn, càng phải kiểm soát chặt chẽ và khoa học”; thực tế bản dự thảo đã và đang thể hiện một bước sự cân bằng quyền lực giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp; và (ii) Cân bằng quyền lực là một khái niệm cơ bản trong lập hiến, xây dựng bộ máy nhà nước, cũng như quan hệ quốc tế hàng trăm năm nay, để ngăn chặn nguy cơ cực đoan, lạm dụng quyền lực, giữ tính ổn định và bền vững của một hệ thống chính trị quốc gia hay quốc tế.

Thứ ba, đối với Chương VI về thiết chế Chủ tịch nước, bản dự thảo cần làm rõ hơn thiết chế Chủ tịch nước thuộc nhánh quyền lực nào. Hiến pháp một số nước đưa Thiết chế Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ vào chung một Chương Hành pháp. Thực tế của ta có thể không nhất thiết phải như vậy, nhưng có thể đưa vào Điều 93 hay 94 trong Chương VI về Chủ tịch nước.

Thứ tư, đối với Chương X về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước, là một Chương mới và bước phát triển quan trọng của Dự thảo lần này so với 4 Hiến pháp của ta trước đây, nhưng không mới đối với nhiều nước trên thế giới. Nhưng để Hiến pháp mang tính thích nghi, dự báo và ổn định cao hơn, ta nên xem xét đổi thành Chương về “Các thiết chế Hiến định độc lập” hay Chương về “Các cơ quan do Quốc hội thành lập”, như Hiến pháp của nhiều nước khác (tuy hình thức thể hiện khác nhau). Nếu Quốc hội thành lập Hội đồng bảo hiến (để bảo vệ và giải thích Hiến pháp, ví dụ như khi có ý kiến cho 1 văn bản vi hiến), Ủy ban chống tham nhũng (Anti-corruption Commission) độc lập hay Thanh tra Quốc hội hay Thanh tra Nhà nước (mô hình Ombudsman mà nhiều nước đã áp dụng, để giải quyết những khiếu kiện của công dân với các cơ quan nhà nước) như nhiều Đại biểu Quốc hội kiến nghị, thì có thể đưa vào Chương X này. Một số nước khác còn thành lập một số cơ quan hiến định độc lập khác như: (1) Ngân hàng Trung ương (như Trung Quốc, nhiều nước ASEAN, Nga, Nhật Bản, EU, Mỹ…) tập trung 2 chức năng chính là i)- Thực hiện chính sách tiền tệ, chống lạm phát, và ii)- Giám sát Ngân hàng thương mại (như Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có đề nghị khi Quốc hội bàn về tái cơ cấu nền kinh tế), (2) Ủy ban thống kê quốc gia (National Board of Statistics – NBS) để cung cấp không chỉ cho Quốc hội hay Chính phủ mà cả nước về thực trạng nền kinh tế một cách khách quan, mang tính chuyên nghiệp cao, (3) Ủy ban Quốc gia về quyền con người để theo dõi và giám sát việc tôn trọng và thực thi quyền con người là một trong những thành tố quan trọng nhất của mọi Hiến pháp.

Tổ chức Liên Nghị viện Thế giới (IPU) coi những thiết chế này là “những thực tiễn tốt” (good practices) cần xem xét.

Tuy nhiên, khi thành lập các cơ quan hiến định độc lập, có 2 khía cạnh Hiến pháp có thể nêu : (i) Để đảm bảo tính độc lập, Quốc hội quyết định riêng về ngân sách của các cơ quan này và nhiệm kỳ của lãnh đạo các thiết chế này không nên trùng với nhiệm kỳ của các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế; (ii) Bản thân các cơ quan này cũng phải chịu sự giám sát và giải trình trước Quốc hội.

Thứ năm, trong khi tập trung nội dung thực chất của Hiến pháp, hình thức và độ dài của Hiến pháp có tầm quan trọng nhất định. Theo những tài liệu tham khảo cung cấp cho các Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, Hiến pháp của ta năm 1946 chỉ có 3.385 từ, Hiến pháp 1959 có 9.573 từ, Hiến pháp 1980 tăng lên 14.482 từ, Hiến pháp 1992 có 16.091 từ. Tôi rất hoan nghênh dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này rút ngắn hơn so với Hiến pháp 1992 (còn hơn 14.300 từ, tương đương mức trung bình Hiến pháp các nước là 14.565), nhưng vẫn đảm bảo những định hướng và thành tố quan trọng nhất.

Không có một mô hình hay độ dài Hiến pháp lý tưởng, mà tùy vào thể chế chính trị và yêu cầu của mỗi nước. Nhưng có một thực tế phổ biến là Hiến pháp càng ngắn (ngắn nhất là của Bhutan chỉ có 165 từ), thì càng dễ phổ biến, dễ nhớ, đỡ lạc hậu, dễ ổn định, thích nghi. Hiến pháp dài (đến nay dài nhất thế giới là của Ấn Độ gồm hơn 117.000 từ tiếng Anh), chi tiết thì sẽ cụ thể hóa hơn các điều khoản, nhưng có nguy cơ chóng lạc hậu, tuổi thọ không dài, phải thường xuyên sửa đổi hơn. Hiến pháp nên ngắn gọn, súc tích, rõ ràng gồm những thành tố căn bản nhất, trình bày rõ ràng và khoa học, để dễ hiểu, dễ phổ biến và dễ thực hiện. Những tài liệu dài nhất trên thế giới thường ít được đọc nhất. Các vấn đề cụ thể khác sẽ được đưa vào các luật chuyên ngành sau theo chương trình lập pháp của Quốc hội.

Cuối cùng, tôi hoàn toàn nhất trí việc Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, thể hiện tính chủ thể của Hiến pháp, để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân bầu, dân kiểm tra”, biến đợt sửa đổi Hiến pháp lần này thành đợt sinh hoạt chính trị lớn của toàn dân như tinh thần Thông báo của Chính phủ Hồ Chí Minh (đăng trên báo Cứu quốc ngày 10/11/1945 khi công bố bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên) là “Muốn cho tất cả nhân dân Việt Nam dự vào việc lập hiến của nước nhà, nên Chính phủ công bố bản dự án Hiến pháp này để mọi người được đọc kỹ càng và được tự do bàn bạc phê bình…”, và thể hiện chủ trương của Đảng là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

Hà Huy Thông
ĐBQH Thừa Thiên Huế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội

(Trích tham luận tại kỳ họp thứ 4, QH khóa 13 ngày 16/11/2012)

Đọc thêm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa vào lớp 10, nhiều ý kiến cho rằng, đề thi không có sự đổi mới so với ...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Chương trình đào tạo lái xe ô tô gồm những môn học nào? Nội dung chương trình đào tạo lái xe ô tô như thế nào? – Độc giả Trí ...
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động