Grab thích nghi với một thế giới hậu Covid-19

Lim Yew Heng
Giám đốc Đối ngoại, Grab
TGVN. Covid-19 đã gây nên những gián đoạn nhất định. Cũng như các doanh nghiệp khác, Grab cũng bị ảnh hưởng. Đại dịch Covid-19 đã thay đổi lối sống cũng như mô hình kinh doanh và hành vi người tiêu dùng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam sau chiến thắng trước Covid-19?
Chẳng phải một mình một chợ, ‘bánh đà’ thu hút FDI cần tăng tốc hậu Covid-19
grap thich nghi voi mot the gioi hau covid 19

Grab bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014 như một phần của sứ mệnh đưa Đông Nam Á tiến về phía trước thông qua công nghệ. Kể từ đó, nhờ vào sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam, chúng tôi có cơ hội đóng góp, thể hiện vai trò tích cực của mình trong việc góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam theo Cách mạng Công nghiệp 4.0 và phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Là nền tảng công nghệ tích hợp, chúng tôi hiện cung cấp đa dịch vụ tại Việt Nam, bao gồm gọi xe công nghệ - GrabTaxi, GrabCar, GrabBike; giao nhận hàng hóa - GrabExpress; giao nhận thức ăn - GrabFood; mô hình căn bếp trung tâm - GrabKitchen; đi “siêu thị” hộ - GrabMart; cũng như các dịch vụ tài chính và thanh toán không tiền mặt thông qua Moca - đối tác chiến lược của chúng tôi.

Covid-19 đã gây nên những gián đoạn nhất định. Cũng như các doanh nghiệp khác, Grab cũng bị ảnh hưởng. Đại dịch Covid-19 đã thay đổi lối sống cũng như mô hình kinh doanh và hành vi người tiêu dùng.

Thế giới đang bắt đầu trở lại với nhiều hy vọng thời hậu dịch. Nếu những tháng vừa qua cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ để ngăn chặn virus, giai đoạn tới sẽ là cơ hội để xây dựng lại và định hình lại xã hội tốt hơn. Một khi quay trở lại với nhịp sống “bình thường mới”, thế giới dường như vẫn phải đối mặt với một số vấn đề như thu nhập chênh lệch và sự phân chia kỹ thuật số ngày càng tăng. Vì vậy, đây là một cơ hội hiếm có để tìm ra những phương pháp bền vững hơn nhằm đối phó với các đại dịch trong tương lai, cũng như củng cố các mô hình kinh tế và xã hội trên khắp Đông Nam Á.

Chất xúc tác cho sự đổi mới

Covid-19 có thể là động lực để các Chính phủ cần thúc đẩy sâu sắc sự đổi mới. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong thời gian dài đã không muốn chuyển ứng dụng kỹ thuật số, nay buộc phải số hóa để tồn tại. Chính phủ và doanh nghiệp hiện đang cởi mở hơn để thử nghiệm và nắm bắt công nghệ để giải quyết các khó khăn, thách thức.

Ưu tiên hiện tại là tiếp tục xây dựng dựa trên đà phát triển này. Nhiều nỗ lực số hóa hiện nay đã giải quyết được phần nào các khó khăn, như sử dụng hệ thống thanh toán điện tử và thiết lập sự hiện diện trực tuyến thay cho các cửa hàng thực tế. Nhưng số hóa cần phải phổ biến nhiều hơn nữa. Các doanh nghiệp cần xem xét lại các mô hình kinh doanh cơ bản của họ từ tự động hóa quy trình kinh doanh back-end đến sử dụng những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu để cải thiện đề xuất sản phẩm của họ.

Đây là thời điểm mà Chính phủ và các công ty công nghệ đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện bước nhảy trong quá trình số hóa, điều quan trọng là mở ra cho họ toàn bộ tiềm năng của chuyển đổi kỹ thuật số. Tại Việt Nam, chính phủ đang thực hiện chính xác điều này. Với sự tập trung cao độ vào Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số một cách sâu rộng hơn và giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh trong một thế giới kỹ thuật số. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, các nền tảng công nghệ như Grab đang nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ. Ví dụ, chúng ta đã hỗ trợ thúc đẩy số hóa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp truyền thống, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển, qua đó tăng mức sống của hàng triệu người Việt Nam.

Đây chính là lúc để các chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình này, cho dù đó là hướng các doanh nghiệp đến việc áp dụng kỹ thuật số rộng hơn hay xây dựng một hệ sinh thái công nghệ thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp số hóa lâu dài.

Nhìn về phía trước, các lĩnh vực đã chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19 sẽ phù hợp nhất cho đổi mới và sáng tạo. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vẫn còn đó nhiều phạm vi cho sự tự động hóa và sử dụng robot trong lĩnh vực y tế. Các giải pháp kỹ thuật số như điều trị từ xa sẽ hữu ích trong các tình huống bệnh nhân phải tuân thủ giãn cách vật lý hoặc không thể trực tiếp đến cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Trong ngành công nghiệp hậu cần, số hóa và phân tích nâng cao có thể tối ưu hóa các hoạt động và giúp khởi động lại chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Lĩnh vực công cũng cần theo kịp xu hướng số hóa. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia, nỗ lực làm mới hoàn toàn các hoạt động của Chính phủ và kích thích nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030. Nhiều phản ứng y tế công cộng nhanh chóng và hiệu quả của Việt Nam đã được công nghệ thông tin kích hoạt. Việt Nam đã tận dụng hiệu quả sự gia tăng lượng người dùng điện thoại di động (150%) và Internet (70%) trong dân số. Các thông báo và nhắc nhở đã không ngừng được gửi ra từ các cơ quan y tế để nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa qua hình thức tin nhắn văn bản, website và mạng xã hội. Với việc số hóa các dịch vụ công cộng lớn hơn, Việt Nam có thể chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai.

Xây dựng tương lai cho công việc

Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của lao động theo yêu cầu. Ở Đông Nam Á, nhiều chính phủ đã phân loại giao hàng trực tuyến là một dịch vụ thiết yếu. Trong thời gian phong tỏa, nhiều người không thể tự do đi lại, và gần như phải dựa vào các dịch vụ giao nhận để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của họ. Với sự nhấn mạnh hơn về sức khoẻ và an toàn, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của các sáng kiến như giao hàng không tiếp xúc. Chúng ta cũng chứng kiến sự thay đổi trong hành vi xã hội với việc khách hàng thể hiện sự đánh giá cao đối với những công việc theo yêu cầu qua việc tăng tiền tip và quy mô tiền tip trong khu vực.

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng nhấn mạnh những người làm việc theo yêu cầu có thể bị ảnh hưởng. Do nhu cầu đặt xe công nghệ giảm, nhiều đối tác tài xế của chúng tôi sợ mất kế sinh nhai hơn sợ virus. Nhưng con đường phía trước không phải là buộc các mô hình việc làm truyền thống chuyển mình thành nền kinh tế theo yêu cầu. Vì điều này sẽ chỉ phủ nhận những lợi ích về tính linh hoạt mà những công việc theo yêu cầu mang lại.

Điều quan trọng đối với các chính phủ, các nền tảng và các công ty công nghệ là cùng nhau theo dõi, để làm thế nào đảm bảo những người làm việc theo yêu cầu có thể được hỗ trợ tốt hơn trong trạng thái bình thường mới. Trước mắt, những nền tảng như Grab đang nỗ lực để có thể hỗ trợ các đối tác trong giai đoạn khó khăn như cung cấp các gói hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ chi phí cho các đối tác tài xế phải cách ly vì Covid-19.

Nhưng các giải pháp dài hạn là cần thiết để đảm bảo những khó khăn của những người làm việc theo yêu cầu được giải quyết. Bước đầu tiên là để hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ vì những người làm việc theo yêu cầu không phải là một nhóm đồng nhất - một số người chỉ làm việc đó tạm thời, trong khi những người khác phụ thuộc vào công việc này để kiếm thu nhập.

Sau đó chúng ta có thể hướng tới các giải pháp thực tế giải quyết các vấn đề như bảo trợ xã hội và tiếp cận tài chính cho những người làm việc theo nhu cầu khác nhau. Tất cả điều này đồng thời cũng cân bằng giữa nhu cầu của người tiêu dùng và sự bền vững của các doanh nghiệp nền tảng cho phép nền kinh tế theo yêu cầu. Điều này sẽ đòi hỏi sự đổi mới, điều chỉnh chính sách và hợp tác chặt chẽ giữa các lĩnh vực công cộng và tư nhân.

Thương mại và hợp tác - không phải sự cô lập

Covid-19 đã gây ra sự bế tắc toàn cầu chưa từng có. Chính phủ trên khắp thế giới đã đưa ra các chỉ thị hạn chế di chuyển, ngăn chặn người nước ngoài nhập cảnh và thậm chí ngăn công dân của nước họ đi du lịch nước ngoài. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn, WTO dự đoán rằng thương mại thế giới năm 2020 sẽ giảm từ 13% đến 32%.

Mặc dù các quốc gia đã có những biện pháp kịp thời nhằm kiểm soát đại dịch, điều quan trọng là đảm bảo đây chỉ là biện pháp tạm thời. Giải pháp cho Covid-19 không phải là đóng cửa với phần còn lại của thế giới, nhưng phải duy trì sự hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia. Sự cởi mở với đầu tư nước ngoài, các luồng dữ liệu xuyên biên giới và số hóa đã cho phép người dân và các nền kinh tế duy trì kết nối mặc dù đã đóng cửa biên giới. Khi các nước chuẩn bị mở cửa trở lại, chính phủ và các công ty công nghệ cần tiếp tục tìm cách tăng cường các nỗ lực số hóa xuyên biên giới.

Một thế giới hợp tác mới đầy dũng cảm

Nắm bắt sự tiếp cận kỹ thuật số đầu tiên là rất quan trọng để xác định những bất ổn trong tương lai. Hành trình này sẽ không dễ dàng và ở đó vẫn có những rủi ro, nhưng chúng ta cần lại gần nhau hơn nữa. Nhiều vấn đề không thể được giải quyết nếu không có sự hợp tác và chúng ta sẽ cần thể chế đối thoại chặt chẽ hơn giữa các lĩnh vực công và tư nhân.

Điều cần thiết phải suy nghĩ là về việc các chính phủ và các doanh nghiệp có thể làm việc tốt hơn với nhau để chuẩn bị khi đại dịch tiếp theo xảy ra. Các doanh nghiệp nền tảng như Grab cung cấp công nghệ, sự nhanh chóng và mạng lưới rộng có thể giúp hỗ trợ chính phủ duy trì văn hoá kỹ thuật số mạnh mẽ. Trạng thái bình thường mới sẽ cần tập trung vào các hợp tác công tư thực tiễn để phục vụ cộng đồng lớn hơn khi chúng ta nỗ lực xây dựng lại sau Covid-19.

NNA: Doanh nghiệp Nhật Bản lạc quan về triển vọng phục hồi của kinh tế châu Á

NNA: Doanh nghiệp Nhật Bản lạc quan về triển vọng phục hồi của kinh tế châu Á

TGVN. Theo kết quả khảo sát của NNA Japan Co., một công ty thuộc hãng tin Kyodo News, gần một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản ...

RCEP là động lực phục hồi kinh tế toàn cầu hậu Covid-19

RCEP là động lực phục hồi kinh tế toàn cầu hậu Covid-19

TGVN. Các bộ trưởng từ 15 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại hội nghị trực tuyến ngày 23/6 đã tái khẳng định ...

Covid-19 tấn công, toàn cầu hóa đảo ngược?

Covid-19 tấn công, toàn cầu hóa đảo ngược?

TGVN. Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến sự suy yếu của xu thế toàn cầu hóa do những tác động xuyên biên giới ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Đoàn Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công ty Năng lượng tái tạo TNB Renewables Sdn Bhd, Malaysia.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11, giá dầu 'bỏ túi' thêm khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong 2 tuần.
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Tối 22/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ.
Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Đề án 06 là đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai ...
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến ...
Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025,  giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025, giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Hãng xe Thụy Điển vừa chốt lịch ra mắt của mẫu sedan thuần điện hạng sang Volvo ES90 vào đầu năm 2025 với mức giá quy đổi dự kiến từ ...
Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới điêu đứng?
Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Hungary tuyên bố, EU phải từ bỏ chính sách trừng phạt Nga do xung đột ở Ukraine, hoặc có nguy cơ gây ra sụp đổ về kinh tế.
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ông Trump.
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động