GS. Nguyễn Lân Dũng: Cần có những “đặc cách” ngoài Luật để thu hút người tài

Từ câu chuyện GS. Trương Nguyện Thành không được công nhận hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen do chưa đủ 5 năm quản lý ở cấp khoa/phòng, TG&VN xin trân trọng giới thiệu bài viết thể hiện quan điểm của GS. NGND Nguyễn Lân Dũng về chính sách của Nhà nước trong việc trọng dụng nhân tài, đặc biệt là của kiều bào ta ở nước ngoài.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
gs nguyen lan dung can co nhung dac cach ngoai luat de thu hut nguoi tai Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Cần cân nhắc đến quyền lợi của trẻ trước
gs nguyen lan dung can co nhung dac cach ngoai luat de thu hut nguoi tai PGS.TS. Hoàng Minh Sơn: "Làm sao để du học sinh ra đi rồi sẽ... trở về?"

Những ngày qua, theo dõi thông tin GS. Trương Nguyện Thành rời bỏ cương vị và về lại Mỹ do không đáp ứng được những quy định trong luật Giáo dục Đại học của Việt Nam, tôi đã suy nghĩ rất nhiều.

Tuy được Hội đồng quản trị của Trường Đại học Hoa Sen tín nhiệm với 16/18 phiếu trong cuộc họp của HĐQT bầu Hiệu trưởng cho nhiệm kỳ 2017 – 2022, nhưng Luật Giáo dục Đại học quy định hiệu trưởng phải đạt đủ tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý khoa/phòng của một cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam. Do đó, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT TP. HCM không đủ cơ sở để đề xuất UBND TP. HCM công nhận vị trí Hiệu trưởng của GS. Trương Nguyện Thành.

Điều đáng suy nghĩ là GS. Thành đã vui vẻ về nước và nhiệt tình xây dựng trường Đại học Hoa Sen như ông nói: “Hơn một năm qua, tôi có cơ hội đồng hành cùng anh/chị/em vượt qua nhiều thử thách trong thời gian đầu khi Ban Giám hiệu mới tiếp quản trường cũng như cùng nhau xây dựng nhiều dự án sau đó…”.

gs nguyen lan dung can co nhung dac cach ngoai luat de thu hut nguoi tai
GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng. (Ảnh: NVCC)

Những thông tin cho thấy, bản thân thầy Thành đã tâm huyết, rời bỏ điều kiện sống - làm việc tốt hơn ở Mỹ để về Việt Nam góp phần xây dựng nền giáo dục Đại học trong nước và các đồng nghiệp tỏ ra tín nhiệm ông (qua số phiếu 16/18). Vấn đề là, để ưu đãi trí thức Việt kiều lẽ ra cần có những “đặc cách” ngoài Luật.

Với tư cách là Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực, Phó Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, tôi xin kiến nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học & Công nghệ cần đưa ra những chính sách đặc cách với các trí thức kiều bào có năng lực chuyên môn cao và nhiệt tình với đất nước.

Sáng 4/5 vừa qua, Giáo sư Trương Nguyện Thành (Phó Hiệu trưởng điều hành Trường Đại học Hoa Sen) đã gửi email nói lời tạm biệt với trường này với lý do không được công nhận Hiệu trưởng. Tuy được tín nhiệm bởi Hội đồng quản trị của Đại học Hoa Sen với 16/18 phiếu, nhưng theo Luật Giáo dục Đại học Việt Nam, ông chưa đạt đủ 5 năm kinh nghiệm quản lý Khoa/Phòng của một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam - tiêu chuẩn để xét vào vị trí hiệu trưởng.

Hiện nay, có gần nửa triệu trí thức Việt kiều ở những lứa tuổi khác nhau đang hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại các trung tâm khoa học lớn (trường Đại học, Viện nghiên cứu) ở hầu hết các nước phát triển. Đây là nguồn lực quý báu với dân tộc, hơn nữa lại là những đồng bào ruột thịt của nhân dân ta. Bởi vậy, việc cần làm là phải có các chính sách mang tính đặc cách với những người có mong muốn góp phần xây dựng quê hương.

Nhìn xa hơn, thành tích của các đội tuyển Toán, Lý, Hóa thi quốc tế năm ngoái của Việt Nam ở trong top ba là sự tiến bộ vượt bậc. Nếu xét theo chiều dài của thời gian, có thể nói trình độ học sinh Việt Nam ở vào khoảng top 12 trên thế giới (phù hợp với kết quả đánh giá năng lực học sinh Việt Nam của tổ chức PISA). Điều này minh chứng học sinh Việt có tố chất thông minh, giáo viên có đẳng cấp cao trên thế giới và cải cách quy chế thi chọn đội tuyển khiến thành tích tốt hơn.

Rất nhiều trí thức trẻ của chúng ta sau khi bảo vệ luận án Tiến sĩ đều được nước bạn mời ở lại làm cộng tác viên “sau Tiến sĩ” với mức lương có thể lên tới 4.000 USD/tháng. Trong khi đó, nếu các bạn ấy về nước chỉ có thể nhận mức lương khởi điểm là khoảng 3 triệu VND (khoảng 130 USD). Dù mức thu nhập thấp như vậy nhưng cũng đã có nhiều bạn chấp nhận về Việt Nam để sum họp gia đình và được cống hiến trực tiếp cho đất nước.

gs nguyen lan dung can co nhung dac cach ngoai luat de thu hut nguoi tai
Những tiêu chuẩn khắt khe để được công nhận là hiệu trưởng đang ngăn cản bước chân người về? (Nguồn: Tuổi trẻ)

Tình hình ở Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học - nơi tôi công tác, cũng có không ít trường hợp như vậy. Nghĩa là, có nhiều bạn đang có những đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao trình độ khoa học cho Viện, góp phần tìm kiếm các loài vi sinh vật mới, thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước nhưng chưa được trả thu nhập xứng đáng.

Vấn đề là phải nhìn thẳng vào sự thật. Về lâu dài, không thể chỉ động viên nhân tài suông một cách duy ý chí. Chẳng hạn, nhiều bạn có con nhỏ và riêng mức các bạn chi để thuê người giúp việc trông con để mình có thời gian đi làm hiện nay không thể dưới 5 triệu VND. Mặt khác, đòi hỏi Nhà nước trả lương cao, dù chỉ 1.000 USD như có địa phương đã thực hiện, tôi nghĩ cũng không ổn bởi sẽ rất chênh lệch nếu so sánh với nhiều người khác làm thâm niên lâu năm hơn trong cùng cơ quan đã và đang cống hiến hết mình nhưng thực tế cũng chỉ được trả lương vài trăm USD mà thôi.

Cách chúng tôi đang phấn đấu thực hiện là một mặt khuyến khích và tạo điều kiện cho họ thực hiện các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ (đặc biệt quan tâm đến điều kiện để có được nhiều công bố quốc tế). Mặt khác, chúng tôi dồn sức xây dựng một phân xưởng sản xuất các sản phẩm mới để đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất và sử dụng một phần lợi nhuận để cải thiện mức sống cho các bạn ấy. Mô hình phân xưởng sản xuất của chúng tôi tại Hoà Lạc đáng được các cấp lãnh đạo coi như một thí điểm để khuyến khích bằng các chính sách hỗ trợ thiết thực.

Ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Nếu những nhà lãnh đạo chỉ hô hào, động viên suông, sẽ ngày càng có số đông trí thức trẻ tìm chỗ đứng tại các nước phát triển. Từ đó, chất xám mà chúng ta đang đào tạo cho đến hết cấp Đại học sẽ lần lượt chảy hết ra nước ngoài. Dù rất xót xa nhưng đó là sự thật!

Ông Trương Nguyện Thành sinh năm 1962, là tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán do Trường Minnesota (Hoa Kỳ) cấp năm 1990. Ông tham gia giảng dạy tại Đại học Utah (Hoa Kỳ) từ năm 1992-2002, tham gia công tác tuyển sinh và quản lý sinh viên cao học khoa hóa của trường này.

Ông Thành cũng từng là Viện trưởng khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ tính toán (thuộc Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM) từ tháng 11/2007 đến tháng 6/2017. Từ tháng 1/2017 tới nay, ông Thành đảm nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng điều hành của Đại học Hoa Sen.

Ông Trương Nguyện Thành, vị giáo sư từng "gây bão" khi mặc quần đùi giảng bài trước sinh viên Trường ĐH Hoa Sen, hiện đi công tác tại Mỹ.

                                                                                          GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng

gs nguyen lan dung can co nhung dac cach ngoai luat de thu hut nguoi tai

Phó Chủ tịch nước thăm và làm việc tại bang Victoria, Australia

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu 2018 tại Australia từ 26-28/4, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ...

gs nguyen lan dung can co nhung dac cach ngoai luat de thu hut nguoi tai

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Cần cân nhắc đến quyền lợi của trẻ trước

Tiến sĩ Tâm lý học Trần Thành Nam (Trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) ...

gs nguyen lan dung can co nhung dac cach ngoai luat de thu hut nguoi tai

PGS.TS. Hoàng Minh Sơn: "Làm sao để du học sinh ra đi rồi sẽ... trở về?"

Nếu du học sinh được tạo môi trường làm việc phù hợp, sáng tạo cùng những đãi ngộ xứng đáng, thì chắc hẳn việc các bạn ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/11/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/11/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 8/11. Lịch âm hôm nay 8/11/2024? Âm lịch hôm nay 8/11. Lịch vạn niên 8/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/11/2024: Ma Kết có nhân duyên tốt đẹp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/11/2024: Ma Kết có nhân duyên tốt đẹp

Tử vi hôm nay 8/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/11/2024: Tuổi Hợi tài chính nhiều may mắn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/11/2024: Tuổi Hợi tài chính nhiều may mắn

Xem tử vi 8/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 8/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường tham dự APEC 2024, thăm chính thức Chile ...
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng xuống đáy nhiều tuần, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động