Hà Nội có nhiều làng nghề "trăm tỷ"

Hà Nội hiện có 1.270 làng nghề được phân bố trên cả 19 huyện, thị xã, chiếm gần 56% tổng số làng. Trong đó có nhiều làng nghề "trăm tỷ".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm 2009, giá  trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội đã đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp  – tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố.

Trong đó, riêng 256 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống (tính đến hết năm 2008) đã đạt giá trị sản xuất 4.791 tỷ đồng.

Nhiều làng nghề "trăm tỷ"

Ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: trong số hơn 1.200 làng nghề của Hà Nội kể trên, có gần 100 làng nghề đạt doanh số 10 – 20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20–50 tỷ đồng/năm, 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm.

Đặc biệt, một số làng nghề đạt doanh số rất cao như làng gốm sứ Bát Tràng đạt 283 tỷ đồng/năm; làng nghề La Phù (huyện Hoài Đức) chuyên dệt kim và làm bánh kẹo đạt 587 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt 105 tỷ đồng...

Theo ông Lưu Tiến Long, Giám  đốc Sở Công Thương Hà Nội, với hàng chục nhóm ngành nghề đang có hướng phát triển mạnh như  gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, các làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, chiếm hơn 64% tổng số lao động trong độ tuổi của làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn thành phố với thu nhập bình quân tăng thêm khoảng 700.000 đ/người/tháng.

Nhiều làng nghề đang trở  thành trung tâm thu hút lao động như gốm sứ Bát Tràng, chẻ tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện ứng Hòa)...

Giữ vững danh hiệu "đất trăm nghề"

Thành phố Hà Nội đã trở  thành “đất trăm nghề” và vẫn đang trong xu thế phát triển mạnh làng nghề với những chủ  trương, chính sách đổi mới, mở cửa theo cơ chế thị trường. Theo đó, UBND thành phố đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Để tôn vinh, bảo tồn, phát triển, nuôi dưỡng người tài và làng nghề, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống Hà Nội và phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội. Như vậy, những người thợ thủ công truyền thống, nhất là nghệ nhân, thợ giỏi và các nhà doanh nghiệp trong ngành hàng này đã có môi trường pháp lý phù hợp để sáng tạo, phát huy tài năng và sở trường tối đa trong sản xuất kinh doanh, góp phần làm giàu cho thành phố. Đồng thời, các nghề và làng nghề Hà Nội đã có điều kiện thuận lợi để bảo tồn và phát triển.

Theo tiêu chuẩn mới của Hà Nội, làng nghề truyền thống phải có số năm hoạt động nghề từ 50 năm trở lên, giá trị kinh tế phải đạt trên 50% và trên 30% số lao động tham gia làm nghề. Đối với nghệ nhân phải có số năm hoạt động nghề từ 10 năm trở lên, sáng tác thiết kế được 5 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, trực tiếp làm ra 10 tác phẩm có giá trị kinh tế, mỹ thuật và tham gia đào tạo truyền nghề tối thiểu cho 50 người.

Ông Nguyễn Huy Tưởng khẳng định: “Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội là yêu cầu, nguyện vọng và nhiệm vụ tất yếu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho người dân”.

Ngày 3/2 vừa qua, UBND thành phố Hà  Nội đã trao tặng danh hiệu “Làng nghề truyền thống” cho 16 làng nghề mới của năm 2009, nâng số làng nghề được công nhận lên thành 272 làng, hàng năm sẽ tạo ra thêm gần 1.300 tỷ đồng, đảm bảo việc làm cho gần 21.000 lao động.

Cùng với đó là 17 nghệ nhân mới được phong tặng, nâng tổng số nghệ nhân đã được phong tặng của thành phố đến hết năm 2009 lên 116 nghệ nhân. Đây sẽ là điểm sáng để sáng tác, thiết kế và trực tiếp làm ra các sản phẩm độc đáo có tính mỹ thuật và kinh tế cao. Bên cạnh đó, đội ngũ nghệ nhân này cũng luôn sẵn sàng truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ - nguồn nhân lực dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh, cần cù, sáng tạo để các làng nghề truyền thống được bảo tồn, khôi phục và phát triển.

Bình luận về tay nghề  của các nghệ nhân Hà Nội, ông Lưu Tiến Long tự  hào: “Thông qua các sản phẩm thủ công truyền thống do đội ngũ thợ giỏi của Hà Nội, nhất là  ở các làng nghề truyền thống làm ra trong đó có sự đóng góp quan trọng nhất của đội ngũ nghệ nhân đã được rèn giũa tay nghề từ đời này sang đời khác và là những người có công gìn giữ những công nghệ truyền thống, biết cách cải tiến mẫu mã mà không làm mất đi phong cách truyền thống, vẫn đảm bảo về giá trị thẩm mỹ, về chất lượng và duy trì được các yếu tố văn hóa kết tinh trong sản phẩm”.

Theo TBKTVN

Đọc thêm

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Một nhóm nhà khoa học phát hiện tại Trung Quốc những dấu chân của loài deinonychosaur (chim khủng long) lớn nhất được biết đến nay.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Xin cho tôi hỏi theo quy định mới xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ đúng không? - Độc giả Bích Ngọc
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải ...
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Trên toàn thế giới, hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Lưu lượng hành khách hàng không năm 2023 đã chạm mức gần 95% so với thời kỳ trước đại dịch.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Phiên bản di động