📞

Hà Nội có nhiều làng nghề "trăm tỷ"

14:27 | 24/02/2010
Hà Nội hiện có 1.270 làng nghề được phân bố trên cả 19 huyện, thị xã, chiếm gần 56% tổng số làng. Trong đó có nhiều làng nghề "trăm tỷ".

Năm 2009, giá  trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội đã đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp  – tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố.

Trong đó, riêng 256 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống (tính đến hết năm 2008) đã đạt giá trị sản xuất 4.791 tỷ đồng.Nhiều làng nghề "trăm tỷ"Ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: trong số hơn 1.200 làng nghề của Hà Nội kể trên, có gần 100 làng nghề đạt doanh số 10 – 20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20–50 tỷ đồng/năm, 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, một số làng nghề đạt doanh số rất cao như làng gốm sứ Bát Tràng đạt 283 tỷ đồng/năm; làng nghề La Phù (huyện Hoài Đức) chuyên dệt kim và làm bánh kẹo đạt 587 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt 105 tỷ đồng...Theo ông Lưu Tiến Long, Giám  đốc Sở Công Thương Hà Nội, với hàng chục nhóm ngành nghề đang có hướng phát triển mạnh như  gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, các làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, chiếm hơn 64% tổng số lao động trong độ tuổi của làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn thành phố với thu nhập bình quân tăng thêm khoảng 700.000 đ/người/tháng.Nhiều làng nghề đang trở  thành trung tâm thu hút lao động như gốm sứ Bát Tràng, chẻ tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện ứng Hòa)...Giữ vững danh hiệu "đất trăm nghề"Thành phố Hà Nội đã trở  thành “đất trăm nghề” và vẫn đang trong xu thế phát triển mạnh làng nghề với những chủ  trương, chính sách đổi mới, mở cửa theo cơ chế thị trường. Theo đó, UBND thành phố đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Để tôn vinh, bảo tồn, phát triển, nuôi dưỡng người tài và làng nghề, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống Hà Nội và phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội. Như vậy, những người thợ thủ công truyền thống, nhất là nghệ nhân, thợ giỏi và các nhà doanh nghiệp trong ngành hàng này đã có môi trường pháp lý phù hợp để sáng tạo, phát huy tài năng và sở trường tối đa trong sản xuất kinh doanh, góp phần làm giàu cho thành phố. Đồng thời, các nghề và làng nghề Hà Nội đã có điều kiện thuận lợi để bảo tồn và phát triển. Theo tiêu chuẩn mới của Hà Nội, làng nghề truyền thống phải có số năm hoạt động nghề từ 50 năm trở lên, giá trị kinh tế phải đạt trên 50% và trên 30% số lao động tham gia làm nghề. Đối với nghệ nhân phải có số năm hoạt động nghề từ 10 năm trở lên, sáng tác thiết kế được 5 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, trực tiếp làm ra 10 tác phẩm có giá trị kinh tế, mỹ thuật và tham gia đào tạo truyền nghề tối thiểu cho 50 người. Ông Nguyễn Huy Tưởng khẳng định: “Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội là yêu cầu, nguyện vọng và nhiệm vụ tất yếu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho người dân”.Ngày 3/2 vừa qua, UBND thành phố Hà  Nội đã trao tặng danh hiệu “Làng nghề truyền thống” cho 16 làng nghề mới của năm 2009, nâng số làng nghề được công nhận lên thành 272 làng, hàng năm sẽ tạo ra thêm gần 1.300 tỷ đồng, đảm bảo việc làm cho gần 21.000 lao động. Cùng với đó là 17 nghệ nhân mới được phong tặng, nâng tổng số nghệ nhân đã được phong tặng của thành phố đến hết năm 2009 lên 116 nghệ nhân. Đây sẽ là điểm sáng để sáng tác, thiết kế và trực tiếp làm ra các sản phẩm độc đáo có tính mỹ thuật và kinh tế cao. Bên cạnh đó, đội ngũ nghệ nhân này cũng luôn sẵn sàng truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ - nguồn nhân lực dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh, cần cù, sáng tạo để các làng nghề truyền thống được bảo tồn, khôi phục và phát triển.Bình luận về tay nghề  của các nghệ nhân Hà Nội, ông Lưu Tiến Long tự  hào: “Thông qua các sản phẩm thủ công truyền thống do đội ngũ thợ giỏi của Hà Nội, nhất là  ở các làng nghề truyền thống làm ra trong đó có sự đóng góp quan trọng nhất của đội ngũ nghệ nhân đã được rèn giũa tay nghề từ đời này sang đời khác và là những người có công gìn giữ những công nghệ truyền thống, biết cách cải tiến mẫu mã mà không làm mất đi phong cách truyền thống, vẫn đảm bảo về giá trị thẩm mỹ, về chất lượng và duy trì được các yếu tố văn hóa kết tinh trong sản phẩm”.Theo TBKTVN