TIN LIÊN QUAN | |
UNESCO đề xuất Hà Nội tham gia mạng lưới “Thành phố sáng tạo” | |
150 đại biểu tham gia Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN tại Hà Nội |
Thủ đô Hà Nội là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế và là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam.
Nơi kinh doanh thành công của các nhà đầu tư, doanh nghiệp
Qua hơn 30 năm đổi mới, Hà Nội đang dần trở thành một siêu đô thị, phát triển nhanh, năng động của khu vực và thế giới, là điểm đến thân thiện, là nơi kinh doanh thành công của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước bởi những tiềm năng và lợi thế riêng có.
Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung dẫn đầu thăm Hoa Kỳ và có buổi làm việc với Thị trưởng thành phố San Francisco. |
Trong những năm qua, Hà Nội luôn là địa điểm đầu tư an toàn và hấp dẫn với môi trường chính trị ổn định và luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương. Một thành phố đang phát triển nhanh, đồng thời nằm trong một khu vực đang phát triển sôi động nhất thế giới, là thị trường đầy tiềm năng với rất nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư. Kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh, bền vững, GRDP năm sau cao hơn năm trước: Năm 2016 tăng 7,15%, năm 2017 tăng 7,31%, 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng 7,78%. Lũy kế đến hết tháng 6/2018, Hà Nội có trên 4.300 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký đạt 33 tỷ 380 triệu USD, trong đó, riêng 2 năm 2016 - 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 thu hút được 12 tỷ 460 triệu USD, bằng 59% tổng số vốn đầu tư đã thu hút từ 1986 - 2015.
Bên cạnh đó, Hà Nội đóng vai trò là đầu mối giao thông khu vực phía Bắc Việt Nam, nằm trong hành lang kinh tế các thành phố tiểu vùng sông Mekong mở rộng, đồng thời cũng là trung tâm của nguồn nhân lực đã qua đào tạo, nơi hội tụ nhiều nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành của cả nước.
Hiểu được giá trị lợi thế của Thủ đô, Hà Nội đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, xác định công tác đối ngoại vừa để quảng bá văn hóa, giao lưu hữu nghị vừa góp phần thúc đẩy hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 Thành phố, Thủ đô của các nước; là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới. Các cơ quan Chính phủ Việt Nam, các phái đoàn Ngoại giao, các Đại sứ quán và các tổ chức quốc tế đều đặt trụ sở tại Hà Nội. Do đó, công tác đối ngoại của Thủ đô Hà Nội không chỉ là đối ngoại với tư cách một thành phố mà còn là đối ngoại mang tầm vóc quốc gia, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ đối ngoại chung của cả nước. Đối ngoại kinh tế được xác định là một trụ cột quan trọng trong công tác đối ngoại chung của Thành phố. Nhận thức rõ điều này, thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương và cơ chế chính sách cụ thể để phát triển đối ngoại kinh tế, trên cơ sở quán triệt nguyên tắc “giữ vững độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa”. Đối ngoại kinh tế đã giúp phát huy nội lực và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững.
Năm 2017 ghi nhận những kết quả đột phá của thành phố Hà Nội trong công tác đối ngoại kinh tế. Thành phố đã tổ chức thành công nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư, ví dụ như: Tọa đàm “Gặp gỡ Canada”; “Tọa đàm về phát triển thành phố thông minh” với Bộ Thương mại Hoa Kỳ và 18 Tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thành phố thông minh và chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, trong các chuyến công tác, lãnh đạo Thành phố đã tăng cường các hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ và kết nối hợp tác đầu tư thương mại với nhiều đối tác, Tập đoàn lớn trên thế giới. Tháng 7/2017, thực hiện chương trình công tác của Bộ Ngoại giao tổ chức hoạt động quảng bá địa phương tại Hoa Kỳ và nhận lời mời của chính quyền/đối tác của một số bang và thành phố của Hoa Kỳ, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Hoa Kỳ. Chuyến thăm làm việc đã góp phần tăng cường hiểu biết, mở rộng quan hệ giữa thành phố Hà Nội với các đối tác Chính phủ như Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Phòng Công nghiệp Thương mại Hoa Kỳ và Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ - Asean, các cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền các bang Virginia, Massachusett, Utah và thành phố San Francisco, tăng cường hợp tác thiết thực và đầu tư cho Thành phố.
Tiếp nối kết quả các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Thành phố, nhiều dự án hợp tác đầu tư quy mô lớn với các doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới đang tích cực được triển khai, xúc tiến trong năm 2017 - 2018. Có thể kể đến dự án hợp tác với các đối tác Úc phát triển các cơ sở thể thao đẳng cấp quốc tế, chuyển giao công nghệ mới, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin; hợp tác với các đối tác Trung Quốc và Singapore về phát triển cây xanh đô thị, cải tạo cảnh quan đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ; hợp tác với Israel trong lĩnh vực khởi nghiệp, thành phố thông minh; hợp tác với đối tác Đức tổ chức hội sách quốc tế; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị với đối tác Nhật Bản.
Công tác đối ngoại của Thủ đô năm 2018 cũng đạt nhiều thành tựu phục vụ xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài. Lãnh đạo Thành phố đã tiếp đón và làm việc với Phó Chủ tịch Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) về tình hình nguồn vốn hỗ trợ của EIB dành cho dự án Metro tuyến số 3 của Hà Nội; làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản và Bộ Kinh tế, Thương mại, Công nghiệp Nhật Bản (METI) về dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 của Hà Nội; triển khai Dự án Nhà Matxcova tại Hà Nội; chương trình hợp tác Hà Nội-Ile-de-France (Pháp); triển khai giai đoạn 3 Dự án các Thành phố Thế giới của Liên minh Châu Âu. Thành phố cũng tích cực kết nối với các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn kêu gọi hợp tác đầu tư tại Hà Nội trên nhiều lĩnh vực quan trọng như Tập đoàn NIDEC (Nhật Bản) đầu tư dự án công nghệ cao; Tập đoàn SUMITOMOR (Nhật Bản) đầu tư xây dựng thành phố thông minh; Công ty OASE Gmhb (Đức) về Tư vấn thiết kế cột nước Hồ Tây; Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan), VMEP (Đài Loan), Giai Nguyên (Hongkong) trong việc triển khai các dự án đầu tư tại Hà Nội; Công ty Keppel Seghers (Singapore) về khả năng hợp tác lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý rác thải; Tập đoàn GAMUDA (Malaysia) và Tập đoàn LOTTE (Hàn Quốc) trong lĩnh vực phát triển đô thị.
Thành phố đã tổ chức và tham gia nhiều Hội nghị, Diễn đàn quan trọng như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc và Hội nghị trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản; Tọa đàm về quy hoạch đô thị và thành phố thông minh với các doanh nghiệp Thụy Điển; Giao lưu xúc tiến với Phái đoàn Doanh nghiệp của Vùng Flanders (Vương quốc Bỉ) nhân chuyến thăm Việt Nam của Ngài Thủ hiến vùng Flanders và tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Châu Âu” nhằm kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa thành phố Hà Nội với các nước Châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định EVFTA sắp được ký kết trong năm 2018.
Tại các Hội nghị, Thành phố đã tổ chức kết nối các cuộc gặp bên lề với các Tập đoàn lớn của Hàn Quốc như: Lotte, Posco, Daewoo, Hansae nhằm kêu gọi làn sóng đầu tư tại Việt Nam theo chính sách hướng Nam của Hàn Quốc hiện nay; tổ chức Tọa đàm kết nối với nhiều Tập đoàn công nghệ lớn của Dell, Microsoft, Winbourn, Navitus (Hoa Kỳ), Siemens (Đức) nhằm triển khai hợp tác đầu tư trong lĩnh vực chính phủ điện tử và thành phố thông minh. Tại các buổi tiếp, làm việc với các tập đoàn, công ty nước ngoài, lãnh đạo Thành phố đã giới thiệu những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cũng như các chính sách thu hút đầu tư đồng thời lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp về dự định đầu tư tại Hà Nội, khẳng định quyết tâm của lãnh đạo Thành phố trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Năm 2018 cũng đánh dấu năm thứ 3 Thành phố tổ chức thành công Hội nghị “Hà Nội - Hợp tác đầu tư và phát triển” với sự tham gia của khoảng 1.500 đại biểu trong nước và quốc tế. Tại Hội nghị, thành phố Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 397.335 tỷ đồng (tương đương với hơn 17 tỷ USD), trong đó: có 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 130.061 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ 428 triệu USD), 60 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 267.274 tỷ đồng.
Đồng thời, thành phố Hà Nội, các Tỉnh, Thành phố trong Vùng, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã ký 24 Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực với tổng mức đầu tư dự kiến trong thời gian tới khoảng gần 70.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Hà Nội đã trở thành địa phương đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI và lần đầu tiên trong 30 năm qua: 6 tháng đầu năm 2018, với tổng số vốn FDI thu hút là 5 tỷ 915 triệu USD, Hà Nội đã tạm vượt lên đứng thứ nhất cả nước của năm 2018.
Toàn cảnh Hội nghị “Hà Nội 2018 – Hợp tác Đầu tư & Phát triển”. |
Kế thừa thành tựu đạt được sau 30 năm đổi mới, Hà Nội bước vào giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp với những thuận lợi và thách thức đan xen. Tiếp tục sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đưa Hà Nội trở thành một đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế; có môi trường sống, làm việc tốt, sinh hoạt giải trí chất lượng cao và có môi trường đầu tư thuận lợi, xứng tầm là một trong những trung tâm lớn của khu vực.
6 giải pháp nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hoạt động đối ngoại kinh tế
Để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hoạt động đối ngoại kinh tế phục vụ xúc tiến, thu hút đầu tư, thành phố Hà Nội xác định cần đẩy mạnh một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Thành phố hướng trọng tâm vào việc mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các Thủ đô, thành phố của các nước và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế liên đô thị, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ… thông qua những bản ký kết ghi nhớ, chương trình, dự án hợp tác cụ thể, có ý nghĩa thiết thực về kinh tế-xã hội.
Thứ hai, kết hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, tăng cường mở rộng quan hệ thương mại, du lịch với các nước, thu hút FDI, tranh thủ viện trợ của các nước và các định chế tài chính - tiền tệ quốc tế, gia tăng xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài (tăng số dự án đầu tư, tăng quy mô vốn và hiệu quả kinh tế-xã hội).
Thứ ba, phối kết hợp đối ngoại văn hoá với đối ngoại kinh tế trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia; Tăng cường quảng bá hình ảnh Thành phố Hà Nội đang trên đà phát triển và hội nhập ra thế giới; Tạo dựng “thương hiệu” Hà Nội - Việt Nam, phục vụ cho phát triển kinh tế - thương mại quốc tế.
Thứ tư, Tăng cường và mở rộng đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, hợp tác kinh tế với các nước và các địa phương: Cải thiện môi trường đầu tư, rà soát, bãi bỏ, sửa đổi các chính sách liên quan tới đối ngoại kinh tế phù hợp với các cam kết và nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế; ban hành các chính sách hỗ trợ và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Thủ đô; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch, thành lập và mở rộng các Văn phòng đại diện tại một số nước và các thị trường trọng điểm; tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các Đại sứ quán, Thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực; Phát triển các hình thức thương mại hiện đại: thương mại điện tử, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, các dịch vụ hậu mãi; Phát triển hệ thống thông tin thương mại rộng rãi, thuận lợi, kịp thời và hiệu quả.
Thứ năm, phát triển dịch vụ đối ngoại trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô; xây dựng Hà Nội thành trung tâm giao dịch quốc tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng theo kịp với sự phát triển chung của khu vực và thế giới.
Thứ sáu, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đối ngoại nhằm thực hiện có hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ đối ngoại kinh tế phục vụ phát triển thành phố.
TS. Nguyễn Đức Chung
Ủy viên BCH Trung ương Đảng
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
Hà Nội cũ và mới Khi ta yêu ai, thường yêu cả cái tốt cái xấu, cả các thay đổi tính tình, phong cách người yêu. Bà Rosemary Morrow yêu ... |
100 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm thủy sản tại Hà Nội Tiếp nối thành công của Hội chợ cá Tra và các sản phẩm thủy sản năm 2017, sáng 6/10, Hội chợ các sản phẩm thủy ... |
Hà Nội sẽ xây dựng thành phố thông minh dựa trên CMCN 4.0 Hà Nội mong muốn hướng tới một mô hình thành phố thông minh mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người ... |