Nhỏ Bình thường Lớn

Hà Nội tập trung ứng phó với lũ lớn trên các sông

Baoquocte.vn. Đêm 9/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.
Hà Nội tập trung ứng phó với lũ lớn trên các sông
Phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội bị ngập sáng 10/9. (Ảnh: Anh Phú)

Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông

Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các cấp, các ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh bảo đảm an toàn.

Tin liên quan
Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân; tăng cường tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình.

Tổ chức trực ban, ứng trực 24/24h: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; bố trí cán bộ trực ban 24/24h, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; kịp thời báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố khi có sự cố, tình huống bất thường; duy trì liên lạc thường xuyên với các địa phương, đơn vị để nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

Trong Công điện, thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về việc xả lũ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn, lũ lớn trên các tuyến sông; kịp thời thông báo cho người dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ bị sạt lở biết để chủ động phòng tránh; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở.

Chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán; chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, bảo đảm đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, bảo đảm an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, bảo đảm không bỏ sót người dân.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông...; chủ động thu hoạch hoa màu ở những vùng bãi thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lũ.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các đò ngang, đò dọc, các phương tiện nổi trên sông để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện; cần thiết tạm ngừng hoạt động để bảo đảm an toàn.

Cùng với đó, có phương án bảo vệ tài sản, kho tàng, hàng hóa của Nhà nước và nhân dân ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng của lũ; di chuyển chất dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông; bảo đảm an toàn về điện.

Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 6/1/2009.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan sẵn sàng phương án hiệp đồng với các lực lượng chức năng của Thành phố để triển khai các biện pháp phòng, chống lũ và ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động, hỗ trợ công tác di dời, cứu hộ, cứu nạn người dân tại các khu vực nguy hiểm; tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho người dân và tài sản, hướng dẫn, điều tiết bảo đảm an toàn giao thông đường thủy.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan phối hợp với Công an TP. Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phân luồng tổ chức giao thông, bố trí lực lượng hướng dẫn và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, cầu qua sông; kịp thời xử lý sự cố, kiên quyết ngăn chặn hoạt động của những phương tiện giao thông thủy không bảo đảm an toàn.

Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền và hoạt động tại các bến cảng, khu neo đậu để bảo đảm an toàn về người và phương tiện.

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, kè, cống, trạm bơm, các công trình phòng chống lũ khác, bảo đảm vận hành an toàn, hiệu quả; kiểm tra kỹ thuật, đánh giá hiện trạng, khả năng chịu lực của hệ thống đê điều, kè; sửa chữa, gia cố ngay các vị trí xung yếu, hư hỏng; kiểm tra, bảo dưỡng các trạm bơm, cống, bảo đảm vận hành tốt khi cần thiết; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị, nhân lực để xử lý sự cố đê điều, kè; kiện toàn các đội xung kích kiểm tra đê điều, sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra, bảo đảm an toàn đê điều, hồ, đập, các công trình thủy lợi

Tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Công điện này và công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tài thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo những vấn đề đột xuất, phát sinh, vượt thẩm quyền.

Giám đốc Sở Công Thương rà soát phương án bảo đảm cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân, đặc biệt là tại các khu vực bị ảnh hưởng/chia cắt bởi mưa lũ. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; sẵn sàng phương án hỗ trợ các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do mưa lũ; phối hợp với các đơn vị liên quan để vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến các vùng bị cô lập, khó khăn...

Giám đốc Sở LĐTB&XH rà soát, thống kê các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn tại các khu vực có nguy cơ cao; sẵn sàng phương án hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ các đối tượng này trong và sau mưa lũ; kịp thời tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tinh thần cho người dân khi có tình huống xảy ra.

Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các khu vực có nguy cơ cao và các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, vật tư y tế, hóa chất xử lý môi trường để ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Đồng thời, tổ chức các đội y tế lưu động, sẵn sàng khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng; phối hợp với các đơn vị liên quan để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân trong và sau mưa lũ.

Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị khẩn trương triển khai ngay giải tỏa cây đổ, cành gãy, xử lý thu dọn cây đổ, cành gãy, dựng lại cây, trồng thay thế và dọn vệ sinh.

Kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt tại các khu nhà tập thể cũ ở khu vực có nguy cơ cao. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ di dời người dân, tài sản tại các khu vực nguy hiểm. Bảo đảm nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ người dân

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình mưa lũ; chỉ đạo các nhà mạng bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và ứng phó với mưa lũ; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình mưa lũ, các biện pháp phòng tránh, ứng phó đến người dân thông qua các kênh truyền thông đại chúng và mạng xã hội; xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội rà soát, kiểm tra, bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng phương án cắt điện khẩn cấp khi cần thiết để bảo đảm an toàn cho người dân, sau đó khôi phục trong thời gian nhanh nhất.

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng trực để khắc phục sự cố điện do mưa lũ gây ra, trong đó ưu tiên không để ảnh hưởng đến các trạm bơm tiêu thoát.

Hà Nội tập trung ứng phó với lũ lớn trên các sông
Nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt khiến người dân phải di chuyển bằng thuyền. (Nguồn: TTXVN)

Ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) TP. Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.

Cụ thể: Căn cứ vào mực nước sông Hồng tại An Cảnh hồi 9h ngày 10/9 là 7,23m (mực nước báo động I là 7,0m), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP. Hà Nội lệnh: Báo động I trên sông Hồng vào hồi 9h ngày 10/9, tại địa phận các xã ven đê thuộc các huyện Thường Tín, Phú Xuyên.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh báo động I.

Phương án bảo vệ cầu yếu từ trước mùa mưa bão

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT), ngay từ tháng 7, đơn vị đã phối hợp với các địa phương tổ chức tổng rà soát hệ thống công trình cầu yếu, cầu tạm trên địa bàn Thành phố.

Kết quả cho thấy, còn tồn tại khoảng 89 cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nhiều công trình cầu hiện hữu không có hồ sơ quản lý, hồ sơ hoàn công, không có hồ sơ kiểm định dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, theo dõi chung.

Giám đốc Sở GTVT TP. Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết: “Để khắc phục các tồn tại, hạn chế và tổ chức triển khai kịp thời các phương án bảo vệ cầu yếu từ trước mùa mưa bão, Sở GTVT đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác duy tu, duy trì bảo đảm an toàn giao thông và tiến hành ngay các biện pháp xử lý đối với các công trình cầu yếu, cầu tạm có nguy cơ mất an toàn khi khai thác sử dụng.

Trong đó có việc bổ sung biển cảnh báo, hạn chế tải trọng, trong trường hợp cần thiết tiến hành ngay việc tạm dừng khai thác để sửa chữa khắc phục”.

Sở GTVT Hà Nội đồng thời yêu cầu các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm việc tổ chức kiểm định, kiểm tra đối với tất cả công trình cầu đang khai thác, quản lý bảo đảm chu kỳ kiểm định cầu đường bộ; quy trình kiểm định cầu trên đường ôtô; tiêu chuẩn quốc gia về đánh giá tải trọng khai thác cầu đường bộ.

Trên cơ sở kết quả kiểm định đưa ra phương án xử lý kịp thời khi phát hiện sự cố cũng như xây dựng kế hoạch, lộ trình cải tạo, sửa chữa hoặc đầu tư mới.

Bên cạnh đó, Sở GTVT cũng khẩn trương rà soát, củng cố hồ sơ quản lý cho toàn bộ các công trình cầu hiện có thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn. Trong đó có việc bổ sung, thiết lập, phục dựng hồ sơ đối với các công trình chưa có hồ sơ lưu trữ thông tin.

Sở GTVT đề nghị các địa phương ưu tiên bố trí cân đối nguồn lực để đầu tư, cải tạo sửa chữa, thay thế các công trình cầu yếu, cầu tạm theo phân cấp quản lý. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất danh mục, kinh phí Thành phố hỗ trợ cho địa phương thực hiện cải tạo, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới theo thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực.

Sở GTVT đề xuất các địa phương trong quá trình nghiên cứu thực hiện đầu tư, sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới công trình cầu có thể nghiên cứu tham khảo một số mẫu thiết kế điển hình trụ, dầm cho các kích thước khẩu độ cầu khác nhau để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thực hiện.

Các khó khăn, vướng mắc nảy sinh liên quan đến kỹ thuật chuyên ngành trong quá trình tổ chức thực hiện cần tổng hợp, phản ánh kịp thời về Sở GTVT để được hướng dẫn, tháo gỡ.

Do ảnh hưởng của bão Yagi và hoàn lưu sau bão cùng với việc các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Hồng dâng cao, Hà Nội đang đối mặt với tình trạng mưa lớn kéo dài, gây đe dọa đến cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là các cầu vượt sông.

Sáng nay (10/9) Sở GTVT TP. Hà Nội phát đi thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương.

Theo đó, xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ và xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn không đi qua cầu Chương Dương lưu thông theo các cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Do ảnh hưởng bão số 3, mực nước sông Hồng lên cao và chảy xiết, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ không chạy tàu qua cầu Long Biên, để bảo đảm an toàn cho hành khách.

Theo đó, các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng sẽ thay đổi lịch trình với ga Gia Lâm là ga xuất phát và kết thúc hành trình.

Hành khách có vé có ga đi từ ga Hà Nội, ga Long Biên di chuyển tới ga Gia Lâm để đi tàu. Hành khách có vé tàu có ga đến là ga Hà Nội, ga Long Biên sẽ kết thúc hành trình tại ga Gia Lâm.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hành khách không đi tàu sẽ được hoàn lại tiền vé.

Hạ Long phát động chiến dịch cao điểm khắc phục hậu quả bão số 3

Hạ Long phát động chiến dịch cao điểm khắc phục hậu quả bão số 3

Dù đã chủ động hàng loạt các giải pháp ứng phó, TP. Hạ Long vẫn là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng ...

Nghệ sĩ Việt chung tay ủng hộ đồng bào ảnh hưởng thiên tai bởi cơn bão số 3

Nghệ sĩ Việt chung tay ủng hộ đồng bào ảnh hưởng thiên tai bởi cơn bão số 3

Siêu mẫu Thanh Hằng, diễn viên Việt Hương, vợ chồng đạo diễn Lý Hải - Minh Hà... đóng góp hàng trăm triệu đồng để san ...

Cập nhật thông tin vụ sập cầu Phong Châu: Nỗ lực tìm các nạn nhân mất tích; khẩn trương lắp đặt cầu phao

Cập nhật thông tin vụ sập cầu Phong Châu: Nỗ lực tìm các nạn nhân mất tích; khẩn trương lắp đặt cầu phao

Sự cố sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ) vào lúc 10h ngày 9/9 đã khiến ...

Quân khu 2 tổ chức đội công binh lắp cầu ở Phong Châu

Quân khu 2 tổ chức đội công binh lắp cầu ở Phong Châu

Ngay trong đêm qua, mặc dù trời mưa, nhưng điện lực huyện Tam Nông cũng đã triển khai xong hệ thống điện chiếu sáng trong ...

Việt Nam và Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong phòng chống lũ lụt, khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra

Việt Nam và Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong phòng chống lũ lụt, khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã trao đổi với Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội về việc phối hợp ...