Hà Văn Lâu: Người đi tiền trạm

Tuy đã vào tuổi 95 nhưng ông Hà Văn Lâu, nguyên Phó đoàn đàm phán Chính phủ VNDCCH từ 1968 đến 1970 vẫn nhớ đến từng chi tiết nhỏ về cuộc thương lượng căng thẳng tại Paris. Ông đã dành cho Báo Thế giới & Việt Nam một cuộc phỏng vấn:
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Hà Văn Lâu chào các nhà báo tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber.

Xin Ông cho biết những chi tiết về chuyến đi tiền trạm và lễ đón đoàn chính thức tại sân bay Bourget ngày 9/5/1968.

Ông Hà Văn Lâu: Sau khi thành lập Đoàn đại biểu Chính phủ VNDCCH đi dự cuộc nói chuyện với đại biểu Chính phủ Mỹ tại Paris, do Bộ trưởng Xuân Thủy làm Trưởng đoàn, với danh nghĩa Phó đoàn, tôi được cử đi Paris trước để chuẩn bị cho Đoàn ta chỗ ở và gặp đại diện Chính phủ Mỹ. Cùng đi với tôi có đồng chí Nguyễn Minh Vỹ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thông tin, cố vấn của đoàn ta. Ngày 7/5/1968, chúng tôi đến sân bay Orly của Thủ đô Pháp, đúng vào ngày ta chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Đón chúng tôi tại sân bay, có đồng chí Mai Văn Bộ, Tổng đại diện Chính phủ ta tại Pháp, đại diện Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Pháp, gần 100 kiều bào và báo giới quốc tế và Pháp tại Paris. Cuộc gặp chính thức giữa người trong nước và kiều bào tại Paris lúc đó, sau cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 diễn ra rất cảm động, kiều bào cầm cờ đỏ sao vàng và hoa, ai cũng muốn bắt tay chúng tôi chào mừng. Có Phóng viên quốc tế đã hỏi tôi có lạc quan hay không tại cuộc họp này, tôi chỉ trả lời chung chung rằng người cách mạng lúc nào cũng thấy lạc quan. Ngày hôm sau, báo ở Paris đưa tin tôi tỏ ra lạc quan tại cuộc họp này với Mỹ. Và tôi cũng được điện của Bộ Ngoại giao nhắc nhở cần thận trọng trong lúc trả lời báo chí. Với giấy giới thiệu của đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta, tôi được đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp tiếp ngay sau ngày đến Paris. Đồng chí Tổng Bí thư hỏi tôi cuộc họp sẽ kéo dài bao lâu, tôi trả lời là Đảng chúng tôi chưa dự kiến thời gian, nhưng theo tôi cũng phải kéo dài tư 5 đến 7 tháng. Đảng Cộng sản Pháp đồng ý cho đoàn chúng tôi ăn ở tại Trường Cao cấp của Đảng ở Choisy le Roi, một thị trấn ở miền Tây Paris, cách Paris độ 10 km, cùng tất cả bộ máy phục vụ tại Trường ở lại giúp đỡ cho Đoàn ta, gồm cả người phụ trách, cán bộ nhân viên, lái xe, bảo vệ, nấu ăn… Các cán bộ đang học tại trường được phân tán vào các cơ sở của Đảng Cộng sản Pháp để tiếp tục học tập.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Đại sứ Hà Văn Lâu, tháng 4/1974.


Ông Hà Văn Lâu sinh năm 1918 tại Huế, sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông là nguyên thành viên đoàn đàm phán Chính phủ VNDCCH tại Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương và tại Hội nghị Genève 1961-1962 về Lào, Trưởng Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân VN bên cạnh Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát thi hành Hiệp định Genève, nguyên đại tá Cục trưởng Cục tác chiến, Phó đoàn đàm phán Chính phủ VNDCCH tại Hội nghị Paris từ 1968 đến 1970, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ tại Cuba, Pháp, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn VN tại Liên hợp quốc (New York). Cuốn sách "Hà Văn Lâu-người đi từ bến Làng Sình" của tác giả Trần Công Tấn, Nxb Phụ Nữ -2004 kể lại khá chi tiết cuộc đời hoạt động của ông.       

Đoàn chính thức của ta do Bộ trưởng Xuân Thủy dẫn đầu đến sân bay Bourget, Paris chiều ngày 9/5/1968 sau khi qua Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai và gặp Thủ tướng Kossygin tại Moscow. Đồng chí Mai Văn Bộ, Tổng đại diện chính phủ ta, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Pháp, nhiều đại sứ, đại biện các nước bạn ta ở Paris và hàng trăm kiều bào ta ở Pháp đón đoàn tại sân bay. Bộ trưởng Xuân Thủy đọc lời tuyên bố ngắn, trong tiếng hô vang của kiều bào "Hoan nghênh Bộ trưởng Xuân Thủy", "Hoan nghênh Phái đoàn", "Hồ Chủ tịch muôn năm".

Cuộc tiếp xúc lần đầu tiên giữa ông và đại diện đoàn Mỹ diễn ra như thế nào?

Ông Hà Văn Lâu: Thông qua trung gian của Bộ Ngoại giao Pháp, cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa ta và Mỹ đã diễn ra ngày 10/5/1968. Bên ta có tôi và cố vấn Nguyễn Minh Vỹ, phía Mỹ có Cyrus Vance và Philip Habib. Hai bên chỉ trao đổi danh sách đoàn mình và thống nhất ngày họp là 13/5/1968 tại Hội trường Kléber, Paris.

Các cuộc gặp giữa Ông và Phó đoàn Cyrus Vance thường diễn ra như thế nào? Xin ông cho biết chi tiết hơn về các cuộc gặp bí mật. Trước và sau mỗi cuộc gặp riêng cấp Phó Đoàn, ông thường làm gì để chuẩn bị, báo cáo lại Trưởng đoàn và Cố vấn đặc biệt ?

Ông Hà Văn Lâu: Các cuộc gặp riêng giữa tôi và Cyrus Vance, Phó đoàn Mỹ đã được kể khá chi tiết trong cuốn sách "Hà Văn Lâu - người đi từ bến Làng Sình" của nhà văn Trần Công Tấn. Mục đích gặp riêng giữa hai Phó đoàn là để ta thăm dò ý định của Mỹ chứ không mặc cả, theo như chỉ thị cho đoàn ta của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thừa lệnh Bộ Chính trị. Cả 5 cuộc gặp riêng diễn ra luân phiên tại nhà riêng của mỗi đoàn, ở cấp Phó đoàn từ 26/5 - 19/8/1968. Nhà riêng của đoàn ta ở tại Vitry-sur-Seine, nhà riêng của Mỹ ở Choisy-le-Roi.

Sau này, cũng có cuộc họp riêng của hai trưởng đoàn, phía ta có Bộ trưởng Xuân Thủy và cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, phía Mỹ là Harriman và về sau là Kissinger. Cuộc gặp riêng ngày 11/10 diễn ra tại nhà riêng của đoàn Mỹ ở phố Sceaux. Cuộc gặp riêng ngày 21/10/1968 tại một địa điểm của đoàn ta ở thị trấn le Vésinet, ngoại ô Paris giữa Bộ trưởng Xuân Thủy và Harriman. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ được Bộ Chính trị gọi về Hà Nội ngày 14/10/1968 để báo cáo.

Tôi đã tham gia tất cả các cuộc họp riêng của Trưởng đoàn 2 bên, bên ta còn có Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. Cuộc gặp thứ nhất diễn ra vào ngày 8/9/1968. Các cuộc gặp sau diễn ra vào ngày 12/9, ngày 15/9, 20/9, 11/10, đến ngày 26/10 thì 2 bên thỏa thuận được Biên bản chung về việc Mỹ chấm dứt ném bom vô điều kiện và một cuộc họp 4 bên gồm VNDCCH, MTDTGPMNVN, Hoa Kỳ và VNCH được tiến hành ở Paris ngày 25/1/1969. Harriman hứa sẽ báo cho ta rất sớm, ngày Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc.

Trong các cuộc gặp riêng giữa hai trưởng đoàn, bên ta có Bộ trưởng Xuân Thủy, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, tôi, đồng chí Nguyễn Đình Phương, phiên dịch, đồng chí Trần Quang Cơ, thư ký. Phía Mỹ có Harriman, Vance, Habib, Negroponte (phiên dịch). Hai đoàn ngồi đối diện nhau quanh một bàn hình chữ nhật, không có micro.

Cuộc họp riêng cấp Trưởng đoàn cuối cùng trước ngày Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc xảy ra vào đêm 30/10/1968 từ 1h 30 ngày 30/10. Trong đó Harriman thông báo ngày giờ Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc đầu buổi tối 31/10/1968 lúc 7 hoặc 8 giờ tối, tức 1 giờ GMT ngày 01/11/1968 và dự kiến cuộc họp 4 bên sẽ không tiến hành trước ngày 6/11/1968. Bộ trưởng Xuân Thủy đề nghị để đoàn Việt Nam lên gác hội ý, sau khi xem xét lại biên bản, đoàn ta trở lại cuộc họp và tuyên bố chấp nhận. Cuộc họp này kết thúc lúc 3 giờ sáng ngày 31/10/1968.

Thông thường các cuộc họp không nghỉ giữa chừng, hai đoàn chỉ dùng trà hoặc cà phê nhưng trong cuộc họp ngày 11/10 diễn ra tại nhà đoàn Mỹ ở phố Touraine, sau ngày tổng thống Johnson đọc bài diễn văn tranh cử và đoàn ta phát biểu để ngỏ khả năng Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện, Harriman tuyên bố "lời phát biểu của ông Thọ là rất bổ ích" và đưa món trứng cá ra mời khách, nói rằng món này là của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin tặng ông ta.

Trong các cuộc gặp riêng này, bên ta phát biểu tiếng Việt, có phiên dịch ra tiếng Anh, bên Mỹ phát biểu bằng tiếng Anh, có phiên dịch của Mỹ dịch ra tiếng Việt.

Các cuộc gặp cấp Phó đoàn đều có ghi biên bản. Sau khi ra về, tôi báo cáo lại với Bộ trưởng Xuân Thủy và cố vấn Lê Đức Thọ để theo dõi và nhận sự chỉ đạo của hai đồng chí Lãnh đạo đoàn.

Ông có thể cho biết thêm chi tiết về quan hệ giữa đoàn với Đại sứ quán Liên Xô và Trung Quốc tại Paris. Ai là đầu mối phụ trách quan hệ với đoàn VN. Cách thức phối hợp thông tin?

Ông Hà Văn Lâu: Đối với cuộc Hội nghị Paris về Việt Nam, lúc đầu thái độ của hai nước bạn Liên Xô và Trung Quốc có khác nhau. Trung Quốc không ủng hộ ta đàm phán với Mỹ lúc này, nên không công khai liên hệ với đoàn ta. Ngược lại, Liên Xô tích cực ủng hộ. Bộ trưởng Xuân Thủy khi qua Moscow để đi Paris được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô tiếp. Đ/c Kosygin thân chinh đến biệt thự gặp đ/c Bộ trưởng Xuân Thủy và sau khi nghe đ/c Xuân Thủy trình bày ý kiến của Bộ chính trị Đảng ta, đ/c Kossygin nói "Liên Xô hết lòng cộng tác trong vấn đề này". Tại Paris, phía Liên Xô cử Đại sứ Obôsenko tại Pháp theo dõi Hội nghị. Cứ sau mỗi cuộc gặp riêng giữa hai đoàn, đ/c Đại sứ Liên Xô trực tiếp đến trụ sở đoàn ta để nghe tôi thông báo nội dung và kết quả từng cuộc họp để đ/c báo cáo về Moscow.

Cũng có vấn đề đồng chí đại sứ Liên Xô trực tiếp góp ý như vấn đề cái bàn họp của hội nghị 4 bên. Cuộc thảo luận giữa ta và Mỹ ở cấp phó đoàn kéo dài hơn 2 tháng cuối năm 1968 (sau khi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc) vẫn chưa thống nhất - ngày 15/11969, hai bên chấp nhận gợi ý của Liên Xô về cái bàn tròn mặt phẳng lỳ, có hai bàn nhỏ chữ nhật đặt ngoài bàn tròn đối diện nhau dành cho thư ký. Bốn đoàn ngồi quanh bàn tròn, VNDCCH, MTDTGPMNVN, Mỹ, VNCH, không có cờ và biển, thứ tự phát biểu theo ý kiến của Liên Xô thì nhờ Pháp rút thăm cầu may, phía nào thắng sẽ phát biểu trước, nếu ta thắng có thể Bộ trưởng Xuân Thủy hay bà Nguyễn Thị Bình phát biểu trước, phía Mỹ cũng vậy.

Hôm sau, đại diện ta muốn giải quyết xong vấn đề thủ tục, ta không câu chấp gì về thứ tự phát biểu và nhường cho Mỹ phát biểu trước nhưng nói rõ đó không phải là ta chấp nhận quan điểm "hai phía" của Mỹ. Đồng thời ta cũng chấp nhận phiên họp đầu tiên 4 đoàn là vào ngày 18/1/1969, những thực tế là đến ngày 25/1/1969 hội nghị 4 bên mới họp được, do phía Chính quyền Sài Gòn không chấp nhận ngày 18/1/1969 chờ cho Tổng thống Jonhson rời Nhà Trắng để Nixon lên làm Tổng thống được 5 ngày, họ mới cử người đi họp.

Ông có nhận xét gì về sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp và những người Pháp tiến bộ như ông Aubrac đối với đoàn Việt Nam? Bộ Ngoại giao Pháp có thường xuyên tiếp xúc với đoàn không? Nhận xét của ông về thái độ của nước chủ nhà Pháp với đoàn?

Ông Hà Văn Lâu: Đảng Cộng sản Pháp có vai trò nổi bật trong rất nhiều hoạt động ủng hộ và cổ vũ Việt Nam chống Mỹ cứu nước như ra Tuyên bố, Nghị quyết, Thông cáo và lập các tổ chức quần chúng Pháp ủng hộ ta từ đầu đến cuối.

Đối với Hội nghị Paris về Việt Nam, Đảng Cộng sản Pháp cũng đã có sự giúp đỡ to lớn trong việc nhường cho đoàn ta ăn ở tại nhà trường cao cấp của Đảng với toàn bộ nhân viên phục vụ. Đảng Cộng sản Pháp không can thiệp gì vào nội dung cuộc nói chuyện giữa ta và Mỹ.

Với Chính phủ Pháp đứng đầu là tướng De Gaulle, sau là Pompidou. Pháp là nước Phương Tây ủng hộ ta mạnh nhất, công khai lên án Mỹ xâm lược Việt Nam, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta, cho phép phong trào phản chiến của nhân dân Pháp hoạt động chống Mỹ ủng hộ ta.

Ngoài việc chấp nhận đề nghị của ta lấy Paris làm địa điểm họp giữa ta và Mỹ, Pháp còn cho mượn Trung tâm Hội nghị quốc tế đường Kléber trong gần 5 năm, bảo đảm an ninh tuyệt đối. Bộ Ngoại giao Pháp còn giúp đóng cả bàn tròn cho cuộc họp 4 bên chỉ trong 1 đêm.

Một tuần lễ sau phiên họp đầu tiên giữa hai bên (13/5/1968), ngày 21/5/1968, Bộ trưởng Xuân Thủy đến thăm xã giao Tổng thống De Gaulle. Cùng đi có đ/c Mai Văn Bộ, Tổng đại diện Chính phủ ta tại Pháp hồi đó. Hai vị ngồi xe hơi có cờ đỏ sao vàng, tướng De Gaulle ra gần cửa phòng bắt tay từng người.

Bộ trưởng Xuân Thủy nói: "Chúng tôi vui mừng đến chào Tổng thống, và chuyển lời Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm sức khỏe Ngài. Chính phủ chúng tôi cảm ơn Tổng thống và Chính phủ Pháp đã vui lòng tạo điều kiện cho chúng tôi và chính phủ Mỹ nói chuyện ở Paris. Chúng tôi đòi Mỹ chấm dứt vô điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH. Sau đó sẽ đề cập những vấn đề khác liên quan đến hai bên, nhưng Mỹ đòi có đi có lại".

Tổng thống De Gaulle nói: "Tôi cũng vui mừng được gặp ông Bộ trưởng. Tôi nhờ ông Bộ trưởng chuyển lời cảm ơn của tôi đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và chúc Người mạnh khỏe - Hồ Chí Minh đồng niên với tôi, nay 78 tuổi. Chúng tôi chỉ là người tổ chức, còn nói chuyện ra sao thì tùy hai bên. Chắc cuộc nói chuyện còn dài phải không? Theo tôi biết thì ông Johnson mấy năm trước khác, bây giờ khác. Hiện tại ông Johnson thấy rõ vấn đề, phải giải quyết vần đề Việt Nam bằng chính trị".

Phát biểu trên của tướng De Gaulle chính là thái độ của Chính phủ Pháp đối với cuộc nói chuyện giữa ta và Mỹ. Ngày 02/11/1968, Bộ trưởng Xuân Thủy đến thăm Ngoại trưởng Pháp Michel Debré. Ông ta tỏ ý vui mừng trước thắng lợi của nhân dân ta và ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ ta khi ta cần. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Pháp cũng thường xuyên theo dõi cuộc nói chuyện và cuộc họp 4 bên sau đó bằng sự tham gia của Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Pháp Etienne Manach thông qua các cuộc gặp riêng với đồng chí Mai Văn Bộ. Ngoài các cuộc tiếp xúc riêng giữa ta và Mỹ và các cuộc họp 4 bên ở hội trường Kleber, Mỹ đã thông qua con đường không chính thức nhưng quan trọng để chuyển cho ta lập trường quan điểm của Mỹ, thông qua hai người Pháp là Raymond Aubrac và Jean Sainteny và một số người khác.

Từ cuối năm 1968, Kissinger đã gặp Aubrac, người bạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhờ Aubrac nói lại với đ/c Mai Văn Bộ quan điểm của ông ta về vấn đề Việt Nam. Sau đó ngày 30/12, đ/c Mai Văn Bộ đọc cho Aubrac trả lời của Hà Nội. Bốn hôm sau, Aubrac lại đọc cho Mai Văn Bộ ý kiến của Mỹ. Con đường Aubrac vẫn được sử dụng cho đến sau khi Nixon đưa ra đề nghị 8 điểm ngày 14/5/1969.

Về Jean Sainteny, nguyên Tổng đại diện Pháp tại Hà Nội từ năm 1966 và tham gia đàm phán với ta năm 1946, đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Dưới thời Jonhson, Mỹ đã dùng con đường Pháp để tiếp xúc với ta qua ông này. Đến thời Nixon, ngày 16/7/1969, Tổng thống Mỹ gặp Sainteny nhờ trao thư cho Hồ Chủ tịch và ông ta nói thêm rằng nếu từ nay đến 1/11/1969 là hạn cuối cùng để khai thông cuộc thương lượng. Ngày 19/7, Sainteny gặp Bộ trưởng Xuân Thủy chuyển thư ấy cho Hồ Chủ Tịch. Ngày 25/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời nói Kế hoạch 10 điểm của Mặt trận là cơ sở logic và hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam "Muốn có hòa bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đó là con đường để Mỹ rút khỏ cuộc chiến tranh trong danh dự". Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: "Với thiện chí của phía Ngài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam". Đây cũng là lá thư đối ngoại cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong thời gian Hội nghị, kiều bào ta có thường xuyên tiếp xúc với đoàn không? Kiều bào thường giúp đoàn những công việc cụ thể gì? Ông có thể cho biết những ấn tượng, kỷ niệm về tấm lòng của kiều bào với đoàn và đất nước.

Ông Hà Văn Lâu: Phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp đã có từ năm 1946 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước Pháp. Đây là một phong trào lớn mạnh nhất trên thế giới hồi bấy giờ. Hội Việt kiều tại Pháp tổ chức có quy mô, mấy năm họp Đại hội một lần, ở Paris là đông nhất, các tỉnh khác của Pháp đều có Hội Việt kiều ở mỗi tỉnh. Ban Chấp hành Hội hồi đó có các anh Huỳnh Trung Đồng, Lâm Bá Châu, Huỳnh Tử Nghĩa,… có nhiều trí thức nổi tiếng tích cực tham gia Hội như giáo sư Hoàng Xuân Hãn, giáo sư Bùi Trọng Liễu…

Đến nay, tôi vẫn tiếc là không nhận được toàn bộ tủ sách văn học và khoa học của giáo sư Hoàng Xuân Hãn đồng ý cho ta, với sự chấp nhận của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhưng vì có sự thay đổi Đại sứ nên việc đó không thực hiện được.

Trong lúc đoàn ta dự Hội nghị từ tháng 5/1968 đến tháng 3/1972, phong trào Việt kiều ở Pháp, đặc biệt là ở Paris là một nhân tố thắng lợi của ta về mặt chính trị, về ngoại giao nhân dân. Bà con Việt kiều đã có công lao và đóng góp to lớn giúp đỡ cho hai đoàn ta trong suốt quá trình hội nghị. Ngoài việc đi đón đoàn Bộ trưởng Xuân Thủy đến Paris ngày 9/5/1968, cảm động nhất là ngày 4/11/1968, đoàn của MTDTGPMNVN do bà Nguyễn Thị Bình dẫn đầu đến sân bay Bourget có hàng nghìn Việt kiều cùng hàng trăm nhà báo Pháp và quốc tế cùng đoàn ngoại giao nhiều nước đi đón. Một rừng cờ đỏ sao vàng, cờ giải phóng xanh đỏ ngôi sao vàng của Mặt trận, băng rôn, biểu ngữ rợp trời, với tiếng hô vang "Hồ Chí Minh muôn năm", "MTDTGPMNVN muôn năm". Ngày hôm sau, báo chí Pháp đã đưa lên trang nhất và viết bài về đoàn đại biểu MTDTGP MNVN đến tham dự hội nghị. Nhà báo Pháp Madeleine Riffaud viết: "Việt cộng đã thắng lợi lớn qua việc tiếp bà Bình ở Paris. Bà Bình như Bà Hoàng, được đón như một vị Quốc trưởng!". Về sau, Cộng đồng Việt kiều và vài báo Pháp đã gọi bà Bình là "Bà Hoàng Việt cộng". Cũng cần nói thêm để thấy hết ý nghĩa của việc này là sau đó 4 ngày, đoàn chính quyền Sài Gòn do Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ dẫn đầu đã đến Paris. Người đi đón lèo tèo khoảng 40 người, cả Việt Nam và Pháp, châu Phi, cầm theo cờ vàng ba sọc đỏ. Hôm sau, báo chí Pháp có đưa tin: "những người được VNCH thuê đi đón Kỳ và Lâm (Phạm Đăng Lâm, Trưởng đoàn Sài Gòn) được trả 50 franc cho mỗi người".

Cảm động nữa là ngày họp Hội nghị 4 bên ở Hội trường Kléber, khi hai đoàn Việt Nam đến Trung tâm Hội nghị thì đã sẵn có hàng trăm Việt kiều với cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt trận, hoa tươi niềm nở đón, hô khẩu hiệu chào mừng. Trong khi đó, đoàn của Sài Gòn đến chẳng có một người nào đón cả.

Nói đến Việt kiều ở Pháp, không thể không nhắc đến hoạt động của thanh niên Việt kiều, là nòng cốt của phong trào. Tôi còn nhớ ngày Tết năm 1969 - Kỷ Dậu, Hội Việt kiều tổ chức một đêm liên hoan chào mừng hai đoàn, có một đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam 70 người sang biểu diễn, những thanh niên Việt kiều là người đứng ra tổ chức đêm biểu diễn đó. Các em là học sinh sinh viên nên cũng có vài tiết mục biểu diễn. Nhưng điều đáng nhớ là để biểu diễn được vài tiết mục trong buổi liên hoan này, các em đã khổ công luyện tập trong nhiều tháng. Vào các đêm thứ bảy, chủ nhật, các em tập hợp nhau lại để luyện tập. Tôi đã đến thăm và cổ vũ các em vài lần. Rất cảm động.

Hội trường hôm đó chật kín khách mời, Việt kiều, người Pháp, một số nhà ngoại giao. Bộ trưởng Xuân Thủy đọc thư Bác Hồ gửi riêng cho hai đoàn ta và đọc bốn câu thơ Bác Hồ chúc Tết đồng bào cả nước năm ấy.

Ông Pierre Journoud, nhà nghiên cứu lịch sử của Học viện Quân sự Pháp trong một nhận xét về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn cho rằng sau Hội nghị Geneve, Việt Nam có"hội chứng Hiệp định Geneve" về sự thỏa hiệp giữa các nước lớn, gây bất lợi đối với Việt Nam. Vì vậy, tại Hội nghị Paris, đoàn Việt Nam đã tìm mọi cách tránh không để điều đó lại xảy ra. Là người đã từng tham gia cả hai Hội nghị Geneve và Paris, ông có ý kiến như thế nào về nhận xét trên?

Ông Hà Văn Lâu: Nhận xét của ông Pierre Journoud có phần phù hợp với hoàn cảnh và diễn biến của hai hội nghị Genève 1954 và hội nghị Paris 68-73.

Tại Genève, ta tham dự Hội nghị là do các nước lớn mời, nhất là các nước bạn Liên Xô và Trung Quốc. Tại Paris, ta hoàn toàn chủ động về thời gian và địa điểm họp.

Tại Genève, ta đề nghị có đại biểu Pathet Lào và Khmer Issarac tham dự, nhưng không đoàn nào ủng hộ. Tại Paris, thành phần dự do ta chủ trương, sự tham dự của đoàn MTDTGPMNVN do ta đề cử và chính quyền Sài Gòn do ta chấp nhận.

Về nội dung, đặc biệt là tại hội nghị Genève, ta chủ trương vĩ tuyến 17, nhưng cả Trung Quốc và Liên Xô đều không ủng hộ. Với Trung Quốc, tại cuộc họp ở Liễu Châu từ 3 - 5/7/1954, Bác Hồ đòi vĩ tuyến 16 nhưng Chu Ân Lai đề nghị vĩ tuyến 17, vì họp xa nên xin Bác cho linh hoạt. Với Liên Xô, khi đoàn ta qua Moscow, Trung tướng Liên Xô Federenko khi gặp riêng tôi đã hỏi vĩ tuyến 16 và vĩ tuyến 18 ở đâu trên bản đồ ý đó lộ rõ Liên Xô cũng đã nghĩ đến vĩ tuyến 17 khi nghiên cứu.

Trong cuộc hội nghị, đoàn ta do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn muốn gặp riêng trước Trưởng đoàn Pháp để thương lượng về vĩ tuyến, nhưng không được gặp. Trong khi đó, Trưởng đoàn mới của Pháp là Mendes France mới sang chỉ gặp Trưởng đoàn Trung Quốc và Liên Xô. Cuối cùng, ta phải chấp nhận vĩ tuyến 17 như ý định của Trung Quốc và Liên Xô.

Trong khi đó, tại hội nghị Paris, Trung Quốc ban đầu chưa ủng hộ ta đàm phán với Mỹ lúc đó. Còn Liên Xô tuyên bố ủng hộ ta, muốn làm trung gian giữa ta và Mỹ, nhưng ta hoàn toàn chủ động trong đàm phán riêng với cũng như kết thúc hội nghị về văn bản, thời gian... Tuy vậy, ta vẫn giữ được đoàn kết với cả Liên Xô và Trung Quốc, cả hai nước bạn vẫn giúp đỡ ta về vật chất và vũ khí để ta tiếp tục kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Theo ông, Phó đoàn Vance là người như thế nào?

Ông Hà Văn Lâu: Cyrus Vance nguyên là một luật sư. Khi cuộc nói chuyện giữa ta và Mỹ bắt đầu ở Paris, Vance là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được cử làm Phó đoàn Mỹ do Harriman làm Trưởng đoàn. Cho đến khi giai đoạn 1 của cuộc nói chuyện kết thúc, Vance đã họp với tôi trong gần 2 tháng để bàn về hình thù cái bàn họp, sau đó hội nghị 4 bên bắt đầu thì Harriman và Vance cũng về Mỹ.

Vance là một người cẩn thận, thường tuyên bố lập trường và đòi hỏi của Mỹ bằng văn bản viết sẵn; khi trao đổi với tôi thì thường hỏi ý kiến Philip Habib là người cố vấn cho Vance, rất am hiểu tình hình.

Kỷ niệm của tôi về Vance còn có chuyện ông ta đã tiếp tôi ở New York vào năm 1983 khi ông ta làm Ngoại trưởng của chính phủ Carter và tôi làm Đại sứ, Trưởng đoàn đại diện của Chính phủ ta tại Liên Hợp Quốc. Ông ta đã mời tôi đến nhà riêng ở New York cùng ăn sáng, giới thiệu bà vợ ông với tôi. Hai bên nhắc lại những kỷ niệm về Hội nghị Paris với sự tôn trọng nhau.

Trong các cuộc gặp riêng giữa tôi và ông ta, khoảng 5, 6 lần trước kia hai trưởng đoàn họp, tôi có lúc cũng chuẩn bị bài phát biểu bằng văn bản, nhưng phần lớn trao đổi ý kiến qua phiên dịch.

Đánh giá của cá nhân ông về Hiệp định và tổng thể quá trình đàm phán?

Ông Hà Văn Lâu: Vấn đề này đã được đề cập bởi nhiều tác giả có liên quan trong dịp kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Paris. Ở đây, tôi chỉ nêu tóm tắt ý kiến của tôi như sau:

Hội nghị Paris về Việt Nam đã diễn ra trong 4 năm 8 tháng 20 ngày qua 2 giai đoạn, sau giai đoạn 1 về nói chuyện giữa 2 bên đi đến việc Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc Việt Nam, giai đoạn hai đã diễn ra trong 174 phiên họp công khai 4 bên và 24 phiên họp bí mật giữa ta và Mỹ kết thúc bằng việc Mỹ rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam nước ta, đưa đến thời kỳ đánh cho "ngụy nhào" như Bác Hồ đã tiên tri.

Cho nên, Hiệp định Paris là một thắng lợi to lớn của sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, đấu tranh cho độc lập thống nhất nước nhà, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và được sự ủng hộ của nhân dân thế giới kể cả nhân dân Mỹ.

Thắng lợi to lớn này, có tính chất thời đại, là sự thực hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc gia với sức mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao Nhà nước với ngoại giao nhân dân, kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao, giữa chiến lược và sách lược, thắng lợi trên chiến trường quyết định thắng lợi trên mặt trận đàm phán, ngoại giao hỗ trợ trực tiếp và đắc lực cho đấu tranh quân sự.

Nguyên nhân thắng lợi tổng quát là sự lãnh đạo và chỉ đạo sáng suốt của Bác Hồ và Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và sự lãnh đạo trực tiếp, linh hoạt của 2 đồng chí Lê Đức Thọ và Xuân Thủy.

Những bài học của Hội nghị Paris về Việt Nam luôn có giá trị cho ngày nay và mai sau.

Trong thời gian ở Paris, ông có thường xuyên nhận được thư của gia đình không?

Ông Hà Văn Lâu: Trong thời gian họp ở Paris từ 7/5/1968 đến đầu năm 1970, tôi chỉ nhận thư nhà một lần do Bộ trưởng Xuân Thủy về nước 1 tháng và trở lại Paris vào đầu tháng 7/1969. Trong thư có ảnh của Bộ trưởng Xuân Thủy chụp chung với gia đình tôi ở Hà Nội. Thư chỉ nói qua hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó, các cháu sơ tán lên Phú Thọ để tránh máy bay Mỹ ném bom Hà Nội. Còn tôi cũng chỉ một lần gửi thư cho gia đình nhờ bộ trưởng Xuân Thủy mang về.

Xin Cảm ơn ông!

Hải Bằng (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động