Hai điểm nhấn tại Đối thoại Shangri-La

Phan Quân
Sự xuất hiện của Thủ tướng Nhật Bản và khả năng về cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Trung là điểm nhấn nổi bật tại Đối thoại Shangri-La năm 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khách sạn Shangri-La (Singapore), nơi dự kiến diễn ra Đối thoại cùng tên ngày 10 – 12/6. (Nguồn: CNA)
Khách sạn Shangri-La (Singapore), nơi diễn ra Đối thoại cùng tên ngày 10-12/6. (Nguồn: CNA)

Ngày 10/6, Đối thoại Shangri-La chính thức diễn ra tại Khách sạn Shangri-La (Singapore) sau hai năm gián đoạn, với sự góp mặt của 500 đại biểu.

Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều biến chuyển nhanh, phức tạp và khó lường chưa từng có.

Đặc biệt, từ năm 2019 tới nay, nhiều nước dự Đối thoại Shangri-La đã có thay đổi ở cấp lãnh đạo cao nhất như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia…

Với nghị trình hiện tại, có thể thấy sự kiện này có hai điểm nhấn đang được dư luận chú ý.

Phát biểu quan trọng

Trước hết, đó là bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Chánh Văn phòng Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, ông Kishida sẽ trở thành lãnh đạo đầu tiên của đất nước mặt trời mọc dự Đối thoại Shangri-La sau 8 năm.

Theo Jiji Press, nhà lãnh đạo Nhật Bản nhiều khả năng sẽ bày tỏ thái độ với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine và phản đối mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đồng thời, ông sẽ cam kết đẩy mạnh nỗ lực nâng cao năng lực phòng thủ của liên minh Mỹ-Nhật trước các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên và sự trỗi dậy của Trung Quốc, kể cả việc tăng ngân sách quốc phòng.

Nhận định về bài phát biểu này, ông James Crabtree, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại Singapore, đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La cho rằng, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay, Nhật Bản đang là một nhân tố an ninh ngày càng quan trọng.

Do đó, bài phát biểu của ông Kishida có thể cung cấp góc nhìn chiến lược của Nhật Bản về hệ quả từ xung đột Nga-Ukraine tới khu vực, cũng như hàng loạt vấn đề an ninh cấp thiết khác mà khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt.

Cuộc gặp được mong chờ

Bên cạnh đó, không thể không kể tới hai bài phát biểu khác của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.

Theo Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ Derek Chollet, quan chức hàng đầu Lầu Năm Góc sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về tầm nhìn hợp tác quốc phòng của Mỹ với khu vực, nhất là trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa dự kiến sẽ phát biểu về “Tầm nhìn của Trung Quốc với trật tự khu vực” để “giới thiệu chính sách, khái niệm và hành động của Bắc Kinh nhằm theo đuổi chủ nghĩa đa phương, bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực, thúc đẩy xây dựng cộng đồng vì tương lai chung cho toàn nhân loại”.

Tuy nhiên, điểm nhấn được đặc biệt lưu tâm lại đến từ khả năng diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa hai quan chức này kể từ khi ông Joe Biden lên nắm quyền tại Mỹ.

Ông Ngụy và ông Austin từng điện đàm về vấn đề Ukraine hồi tháng 4/2022, song chưa từng gặp gỡ trực tiếp. Ngược lại, quan chức cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ, cụ thể là Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và Ngoại trưởng Antony Blinken đã nhiều lần trao đổi, đối thoại với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Khi đó, cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa ông Austin và ông Ngụy sẽ giúp hai bên hiểu rõ hơn về lập trường của nhau, duy trì liên lạc về quân sự thường xuyên và thông suốt, tránh đối đầu dẫn tới xung đột, nhất là trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.

Ngoài ra, hội đàm ba bên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Nhật - Hàn, với chủ đề dự kiến về Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên, hay hoạt động song phương của ông Ngụy với người đồng cấp nước chủ nhà cũng là những diễn biến đáng chú ý.

Trong lịch sử hình thành 20 năm của mình, Đối thoại Shangri-La hiếm khi được biết đến như là nơi chứng kiến thay đổi lớn về mặt chiến lược hay chính sách quốc phòng của các nước. Lần này nhiều khả năng cũng không phải ngoại lệ.

Tuy nhiên, điều diễn đàn này đã, đang và sẽ làm được là cung cấp một cơ hội để quan chức quốc hàng đầu của các nước trong, ngoài khu vực có thể trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp cho nhiều vấn đề cấp bách, từ đó cùng nhau xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển hơn.

Đây chắc chắn sẽ là mục tiêu cao nhất mà Đối thoại Shangri-La năm 2022 hướng tới.

Thông điệp của Thủ tướng Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La 2022

Thông điệp của Thủ tướng Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La 2022

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio là nhà lãnh đạo đầu tiên của xứ Phù Tang tham dự Đối thoại Shangri-La kể từ khi ông ...

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung sẽ sớm gặp tại Đối thoại Shangri-La?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung sẽ sớm gặp tại Đối thoại Shangri-La?

Tờ Wall Street Journal ngày 30/5 cho biết, các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc có thể gặp trực tiếp bên lề Đối ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Mazda mới nhất tháng 9/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mazda mới nhất tháng 9/2024

Bảng giá xe hãng Mazda của các dòng CX-3 2021, CX-5 2021, CX-8 2021, CX-30 2021, BT-50 2021, Mazda 2 2021, Mazda 3 2021, Mazda 6 2021, CX-8 2022, CX-3 ...
Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Anh: Chẳng có quyết định 'cởi trói' cho Ukraine, ông Biden nói 'không nghĩ nhiều về Tổng thống Nga'

Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Anh: Chẳng có quyết định 'cởi trói' cho Ukraine, ông Biden nói 'không nghĩ nhiều về Tổng thống Nga'

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã hội đàm thảo luận nhiều vấn đề như xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông, quan hệ song phương.
Bão Bebinca: Trung Quốc cảnh báo 'cuồng phong dữ dội', Nhật Bản dự báo sức gió ở tâm bão lên tới 126km/h

Bão Bebinca: Trung Quốc cảnh báo 'cuồng phong dữ dội', Nhật Bản dự báo sức gió ở tâm bão lên tới 126km/h

Bão Bebinca: Trung Quốc cảnh báo 'cuồng phong dữ dội', Nhật Bản dự báo sức gió ở tâm bão lên tới 126km/h, gây gió mạnh, lở đất, lũ lụt và ...
Nhận định, soi kèo Brighton vs Ipswich Town, 21h00 ngày 14/9 - Vòng 4 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Brighton vs Ipswich Town, 21h00 ngày 14/9 - Vòng 4 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Brighton vs Ipswich Town tại vòng 4 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 14/9.
Đại lý nhận cọc Hyundai Tucson 2024, ra mắt khách hàng Việt vào tháng 10/2024?

Đại lý nhận cọc Hyundai Tucson 2024, ra mắt khách hàng Việt vào tháng 10/2024?

Các đại lý đã bắt đầu nhận cọc Hyundai Tucson 2024, báo giá có thể tăng ít nhất 20 triệu đồng và xe sẽ ra mắt khách hàng Việt trong ...
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất tháng 8/2024: Honda Accord tiếp tục đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất tháng 8/2024: Honda Accord tiếp tục đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất tháng 8/2024, Honda Accord tiếp tục đội sổ với 3 chiếc được bán ra, xếp thứ 2 là Honda Civic Type R.
Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Anh: Chẳng có quyết định 'cởi trói' cho Ukraine, ông Biden nói 'không nghĩ nhiều về Tổng thống Nga'

Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Anh: Chẳng có quyết định 'cởi trói' cho Ukraine, ông Biden nói 'không nghĩ nhiều về Tổng thống Nga'

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã hội đàm thảo luận nhiều vấn đề như xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông, quan hệ song phương.
Mỹ phê duyệt 2 thương vụ bán máy bay tiếp nhiên liệu và F-35 cho các đồng minh

Mỹ phê duyệt 2 thương vụ bán máy bay tiếp nhiên liệu và F-35 cho các đồng minh

Mỹ đã phê duyệt các hợp đồng tiềm năng trị giá 4,1 tỷ USD bán máy bay tiếp nhiên liệu cho Nhật Bản và trị giá 7,2 tỷ USD bán F-35 cho Romania.
Tấn công khủng bố ở Iran

Tấn công khủng bố ở Iran

Vụ tấn công khiến 4 người thương vong, Iran ngay sau đó đã khởi tố vụ án và khởi động điều tra để xác định danh tính các tay súng.
Có gì trong cuộc gặp của Chủ tịch Triều Tiên với quan chức an ninh cấp cao Nga?

Có gì trong cuộc gặp của Chủ tịch Triều Tiên với quan chức an ninh cấp cao Nga?

Triều Tiên khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với Nga trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Ngoại trưởng Tây Ban Nha: Ủng hộ Palestine, cần chấm dứt ngay lập tức xung đột ở Dải Gaza

Ngoại trưởng Tây Ban Nha: Ủng hộ Palestine, cần chấm dứt ngay lập tức xung đột ở Dải Gaza

Ngoại trưởng Tây Ban Nha cho rằng, mục tiêu đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza một cách 'tức thì và không bị cản trở' là rất cấp bách
So bì với Trung Đông, Tổng thống Ukraine gay gắt cáo buộc phương Tây quá 'sợ' Nga, sẽ đến Mỹ trình bày 'kế hoạch chiến thắng'

So bì với Trung Đông, Tổng thống Ukraine gay gắt cáo buộc phương Tây quá 'sợ' Nga, sẽ đến Mỹ trình bày 'kế hoạch chiến thắng'

Tổng thống Ukraine cho rằng, phương Tây không dám nêu khả năng bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga nhắm vào nước Đông Âu này.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc gửi Thư chúc mừng Diễn đàn.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

10 năm cầm quyền của Tổng thống Indonesia Joko Widodo để lại nhiều dấu ấn với các chính sách thiết thực cho người dân và nâng cao vị thế quốc tế.
Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Một số xu hướng ở Đông Nam Á đang mang đến cái nhìn tích cực về chủ nghĩa đa phương.
Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.
Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Nhà báo Pavel Vinodurov nêu bật quan điểm Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Phiên bản di động